Tạo biểu tượng nhân vật Phan Đình Phùng

Một phần của tài liệu tạo biểu tượng nhân vật lịch sử việt nam chương trình lớp 11 (chương trình chuẩn) (Trang 34 - 38)

3. Các hình thức tạo biểu tượng nhân vật lịch sử

2.5 Tạo biểu tượng nhân vật Phan Đình Phùng

2.5.1 Mục đích tạo biểu tượng nhân vật.

Khi nhắc đến các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương thì khởi nghĩa Hương Khê được xem là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất. Vì cuộc khởi này có sự chuẩn bị rất chu đáo, chủ động mở các cuộc tấn công và đặc biệt là diễn ra trong một thời gian khá dài (hơn 10 năm). Phan Đình Phùng chính là người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa đó. Nhằm giúp các em khắc học sâu và hiểu biết nhiều hơn về ông thì tôi sẽ sử dụng tiểu sử, thơ ca hoặc chân dung để nói thêm cho các em nghe.

Qua những phương pháp tạo bểu tượng đó thì sau này khi nhắc đến khỏi nghĩa Hương Khê các em sẽ nhớ ngay đến Phan Đình Phùng.

2.5.2 Sử dụng chân dung để tạo biểu tượng nhân vật.

CHÂN DUNG PHAN ĐÌNH PHÙNG [Hình 1],[10,237]

Nhìn vào hình ta thấy Phan Đình Phùng trong trang phục áo dài, đầu quấn khăn. Từ gương mặt và cặp mắt của ông ta thấy được đây là một con người có tính tình thẳng

thắng, cương trực nhưng trong sâu thẳm của đôi mắt vẫn ẩn chứa một sự nhân hậu của một con người có tấm lòng biết yêu thương.

Phan Đình Phùng người làng Đông Thái. Thuở nhỏ tuy học không thông minh nhưng nhờ có tính kiên trì, thấy anh em mình ai cũng học giỏi thì lấy làm phẫn uất vô cùng, quyết chí học hành để theo kịp anh em. Thành ra ròng rã suốt 4, 5 năm trời trong tay không rời quyển sách, ngọn đèn để lập công danh sự nghiệp. Ông đã thi đậu tiến sĩ và đã từng ra làm quan. Nhưng vì tính tình cương trực và khẳng khái cho nên ông bị Tôn Thất Thuyết đuổi về làng.

Truyện “Trong rừng Vụ Quang” của tác phẩm “Kể chuyện lịch sử nước nhà” dành cho học sinh của Ngô Văn Phú có viết:

“Buổi chiều hôm ấy có gì đó rất khác thường, các đại thần đợi ngoài cửa điện, vẻ mặt đầy lo lắng, chẳng ai nghe một câu nói đùa của viên quan phủ doãn vốn nổi tiếng hài hước nữa.

Quan phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết xuất ban, đứng trước bệ rồng, tuyên đọc lời suy tôn vua mới là Hiệp Hòa thay cho Dục Đức, bởi Dục Đức là người “không ngay thẳng”, lại ham chơi nên không thể làm hoàng đế nước Nam này. Tôn Thất Thuyết đọc xong, các quan răm rắp lạy tung hô vạn tuế. Duy chỉ có một đại thần, người dong dỏng cao, mày thanh, mắt sáng, bước ra cất giọng:

- Tôi Ngự sử Đô sát viện Phan Đình Phùng xin hỏi các vị phụ chính đại thần rằng đức kim thượng trước là do di chiếu của tiên hoàng đế lập nên… Ở ngôi mới được ba ngày thì làm sao mà biết là nhu nhược hay cương nghị, là gian hay là ngay, là tà hay chính? Vua mới ở ngôi được ba ngày, sao biết được tài trị nước, an dân? Từ thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn trải qua cả trăm đời vua, chưa có việc này bao giờ. Việc phế, lập đâu có thể tùy tiện được. Vua mới trị được ba ngày, kiếm đâu lỗi mà phế lập. Tôi cho các phụ thần làm chuyện động trời này e rằng vội vã, không công minh. Việc này coi như sự đã rồi! Mà triều đình ta còn đầy đủ bá quan văn võ chứ đâu chỉ có riêng phụ chính đại thần với nội mật viện?

Khi vua Hàm Nghi xuất bôn, kêu gọi toàn dân kháng chiến, ông đã đứng lên mộ quân khởi nghĩa, trở thành người lãnh đạo tối cao cuộc khởi nghĩa Hương Khê, kéo dài hơn 10 năm trời ở Nghệ - Tĩnh.

Đối với nghĩa quân, ông rất thương yêu. Lúc rảnh rỗi ông thường cùng nghĩa quân ngồi trên bãi cỏ nói chuyện vui. Trong những ngày gian nan. Ông bị đau ốm, nghĩa quân phải cáng ông đi chạy giặc, ông thương anh em khóc không nên lời… Đối với quân giặc, ông cũng có lòng nhân đạo. Mỗi khi ngụy binh chết, giặc không lấy xác đi, Phan Đình Phùng bảo nghĩa quân đem chôn cất tử tế.

Dựa vào địa thế rừng núi hiểm yếu ở hai huyện Hương Sơn và Hương Khê, Phan Đình Phùng cùng với Cao Thắng đã lãnh đạo nghĩa quân bền bỉ chiến đấu, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh, làm cho quân Pháp nhiều phen thua đậm và tổn thất nặng nề.

Giặc Pháp tìm mọi cách bao vây để đè bẹp cuộc khởi nghĩa. Cuối năm 1895, chúng huy động tới 3000 lính khố xanh đến bao vây khu căn cứ. Giữa lúc nghĩa quân đang gặp vô vàn khó khăn thì Phan Đình Phùng bị bệnh nặng và mất trên căn cứ.

 Thông qua bức chân dung của Phan Đình Phùng sẽ giúp cho các em hình thành tư tưởng kính trọng đối với các vị anh hung dân tộc. Đồng thời còn giúp các em hình dung ra hình ảnh của một chí sĩ yêu nước, một con người với nhiều tài cũng như các đức tính tốt đẹp.

2.5.3 Sử dụng thơ để tạo biểu thượng nhân vật.

Sau một thời gian chiến đấu với giặc Pháp, do thiếu thốn về thuốc men nên bệnh của Phan Đình Phùng ngày cảng trở nặng. Biết mình không qua khỏi ông đã căn dặn một số gắn chờ đợi thời cơ mà đánh giặc. Sau đó ông viết bài thơ “Lâm chung thời tác”, chừng ba khắc sau thì ông mất. Tôi sẽ dùng bài thơ này để khắc học cho các em thấy được tấm lòng của ông giành cho dân, cho nước cùng với một quyết tâm chống giặc mạnh mẽ, không ngại gian khổ, hi sinh.

Bài thơ LÂM CHUNG THỜI TÁC [7,29] Nhung trường phụng mệnh thập canh đông Võ lượt do nhiên vị tấn công

Cùng hộ ngao thiên nan trạch nhạn Phỉ đồ biến địa thượng đồn phong Cửu trùng xa giá quan sơn ngoại. Tứ hải nhân dân thủy hỏa trung Trách vọng dũ lang ưu dũ trọng Tướng môn thâm tự quý anh hùng.

Dịch nghĩa

THƠ LÀM PHÚT LÂM CHUNG Mười năm vâng chiếu cầm quân Quân cơ võ lượt đâu phần tấu công? Dân như nhạn đói kêu sương

Quân thù như kiến như ông tụ về. Vua còn lội suối trèo khe

Dân làng chốn chốn đầy khê lửa nồng. Ngày đêm canh cánh bên lòng

Tướng môn luống thẹn, anh hùng thuở xưa.

 Bài thơ “Lâm Chung Thời Tác”, đã cho thấy tấm lòng luôn hướng về đất nước của ông, không bao giờ tắt. Dù đã gây cho địch nhiều tổn thất nhưng ông không hề kêu ngạo. Dù hơi sắp tàn nhưng lòng yêu nước thương dân vẫn không hề suy giảm.

 Bài thơ tuy ngắn nhưng đã nói lên được tâm tư của một người có tấm lòng yêu nước nhưng lại không đủ sức để bảo vệ yên bình cho đất nước đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Đọc bài thơ cho các em nghe để các em hiểu được người xưa không chỉ biết đánh trận mà còn có tâm hồn thơ ca rất phong phú, họ luôn mượn lời thơ, ý nhạc để nói lên tâm sự của mình và Phan Đình Phùng cũng không ngoại lệ trước lúc nhắm mắt ông cũng đã trút cạn bầu tâm sự của mình vào bài thơ “Lâm chung thời tác”.

Qua những bài thơ như vậy các em sẽ hiểu được rằng học sử và hiểu được sử không quá khó và cũng không phải nhớ theo kiểu học vẹt. Cần phải tự mình tìm hiểu và trao dồi thêm rất nhiều, lịch sử không chỉ có những ngày, tháng, năm mà còn có sự bay bổng trong thơ. Khi hiểu được vấn đề này thì tự động các em sẽ yêu thích lịch sử,

muốn tìm hiểu những điều thú vị ẩn chứa trong những trang sử vốn được các em cho là khô khan, khó hiểu, khó học. Làm được như vậy thì môn sử sẽ không còn là nổi ám ảnh đối với các em mà nó sẽ trở thành niềm đam mê, đam mê khám phá và học những cái hay của nó.

2.6 Tạo biểu tượng nhân vật Hoàng Hoa Thám. 2.6.1 Mục đích tạo biểu tượng nhân vật.

Một phần của tài liệu tạo biểu tượng nhân vật lịch sử việt nam chương trình lớp 11 (chương trình chuẩn) (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)