Tạo biểu tượng nhân vật Hoàng Hoa Thám

Một phần của tài liệu tạo biểu tượng nhân vật lịch sử việt nam chương trình lớp 11 (chương trình chuẩn) (Trang 38 - 42)

3. Các hình thức tạo biểu tượng nhân vật lịch sử

2.6 Tạo biểu tượng nhân vật Hoàng Hoa Thám

Do bài này có rất nhiều nhân vật nên không thể lặp lại cách tạo biểu tượng vì như thế sẽ gây nên sự nhàm chán đối với các em nên ở nhân vật này tôi quyết định chọn cách sử dụng chân dung trong sách giáo khoa.

Qua việc phân tích bức tranh sẽ làm nổi bật lên những nét tính cách trong con người ông. Không chỉ có thế mà tôi còn giúp cho các em khắc họa được chân dung của Hoàng Hoa Thám trong lòng không chỉ về ngoại hình, cách ăn mặc, tính tình mà cả những nhận định của người Pháp dành cho ông về tài năng chiến trận.

Nếu mỗi nhân vật ta sử dụng một cách tạo biểu tượng khác nhau sẽ giúp cho các em phân biệt rõ hơn không gây nhầm lẫn khi nhớ tên các nhân vật gắn với một cuộc khởi nghĩa do họ lãnh đạo. Vì có rất nhiều nhân vật lịch sử nên sẽ dễ làm cho các em không nhớ được chính xác. Để tránh tình trạng đó thì tôi đã dùng nhiều cách khác nhau để tạo biểu tượng cho nhiều nhân vật lịch sử trong cùng một bài như vậy sẽ thu được kết quả cao hơn. Đó cũng là lí do vì sao tôi chọn cách phân tích bức chân dung của Hoàng Hoa Thám.

2.6.2 Sử dụng chân dung để tạo biểu tượng nhân vật.

CHÂN DUNG HOÀNG HOA THÁM [Hình 4],[10,244]

Nhìn trong ảnh, chúng ta thấy đây là một con người vạm vỡ, tóc ngắn, mắt một mí. Quan sát ảnh ta có thể thấy ông là người sống kín đáo, giản dị, thuần phác và khó cởi mở hết lòng với ai nhưng trong đó vẫn toát lên một sự can đảm với lòng kiên trì.

Nhân dân coi ông như một nhân vật thần kì. Ngay cả kẻ thù cũng ca ngợi rằng: “Đề Thám rất can đảm, ưa hành động, bản năng chiến trận của ông thật là kì diệu”, và phải thừa nhận: “Ông ta có những tài năng lớn của một chiến binh, sẽ là hèn hạ nếu không công nhận điều đó”.

Hoàng Hoa Thám người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông sinh khoảng năm 1846 trong gia đình nhà nho nghèo họ Trương. Thân sinh của ông là Trương Văn Thân. Ông Thân học giỏi nhưng thi mãi không đậu, bất mãn. Ông đưa cả gia đình lên Sơn Tây rồi nhập vào đảng của ông Nguyễn Văn Nhàn khởi nghĩa chống triều đình. Cuộc khởi nghĩa thất bại, vợ chồng ông Thân cùng người em ruột trốn thoát, đổi sang họ Đoàn để trốn tránh. Năm 1846, bà Thân sinh con trai đặt tên là Nghĩa (tức Đề Thám sau này). Sau gia đình ông bị bọn hào lí tố giác, bà Thân bị giết, ông Thân bị bắt giải về kinh. Em ruột ông Thân đang bế cháu đi chơi, chạy thoát sang Yên Thế, ngụ tại làng Trũng, đổi tên mình là Quát, tên cháu là Thiêm. Khi người chú mất, Thiêm bơ vơ phải đi chăn trâu cho Khán Tích, rồi Cai Nghi, Bá Phúc. Khi phong trào kháng chiến của nhân dân Yên Thế bùng nổ, ông đã tham gia nghĩa quân của Lương Văn Nắm. Khi Đề Thám chết được nghĩa quân mến phục và tin tưởng, ông đứng ra lãnh đạo phong trào.

Dựa vào núi rừng hiểm trở, vận dụng linh hoạt chiến thuật du kích, chỉ với trên dưới 100 nghĩa quân chiến đấu tung hoành với thực dân Pháp. Trong suốt 30 năm, gây cho chúng nhiều phen khốn đốn và bị tổn thất nặng nề.

 Thông qua bức hình và những miêu tả sẽ giúp các em khắc sâu thêm tinh thần yêu nước cũng như lòng kính trọng đối với những người đã ngã xuống vì đất nước. Giúp các em thấy được tài năng chiến trận của ông đến cả người Pháp cũng phải khen ngợi. Đây là một việc hiếm vì ít khi nào mà họ lại chịu ca ngợi người đối đầu với họ cả. Đồng thời tạo nên một hình ảnh sống động của một “thủ lĩnh áo nâu” dưới mắt của các em.

Bên cạnh đó còn giáo dục cho các em lòng yêu nước, sự kiên trì và lòng bao dung đối với những việc xảy ra xung quanh chúng ta. Dạy học không chỉ truyền thụ cho các em kiến thức mà chúng ta những giáo viên dạy sử còn phải biết kết hợp với giáo dục tư tưởng, giúp các em rèn luyện những đức tính để trở thành một công dân có ích cho xã hội.

BÀI 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)

2.7 Tạo biểu tượng nhân vật Phan Bội Châu

2.7.1 Mục đích tạo biểu tượng nhân vật.

Bài này nội dung chính tập trung vào 2 nhân vật là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Đây là 2 nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp sĩ phu yêu nước trong những năm đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên tư tưởng của ông thì hoàn toàn đối lập nhau. Tư tưởng của Phan Bội Châu là tiến hành bạo động vũ trang để cứu dân cứu nước. Năm 1904, ông và một số người cùng chí hướng đã lập ra hội Duy Tân và tổ chức phong trào Đông Du. Năm 1908, phong trào Đông Du tan rã, hội Duy Tân cũng ngừng hoạt động, ông phải bôn ba qua nhiều nước để tìm hướng đi cho cách mạng Việt Nam. Khi cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc giành được thắng lợi thì ông quyết định ở lại Trung Quốc để hoạt động, trong thời gian đó ông đã nhiều lần bị bắt giam nhưng ý chí và quyết tam ông vẫn ngày càng bền bĩ và dâng cao hơn.

Tôi sẽ sử dụng một số phương pháp tạo biểu tượng để các em có thể hình dung được chân dung Phan Bội Châu. Bên cạnh tôi cũng giúp cho các em hiểu thêm về những lần phải vào tù cũng như thái độ của ông lúc đó ra sao? Với những cách tạo biểu tượng như thế tôi mong rằng các em sẽ khắc sâu hơn về nhân vật này và sẽ không bị lầm lẫn giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

2.7.2 Sử dụng tiểu sử để tạo biểu tượng nhân vật.

Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, tự là Hải Thụ, sinh ra ở làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Năm 17 tuổi ông soạn Bình Tây Thu Bắc. Từ năm 1887 đến năm 1897 lo đọc sách Tân Thư, tìm kiếm hướng đi mới. Ông đã tiếp nhận và đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản.

Từ năm 1897 đến năm 1908 chủ trương xây dựng nền quân chủ lập hiến. Viết tác phẩm “Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư” năm 1903, lập Duy Tân hội năm 1904. Tổ chức phong trào Đông Du. Từ năm 1909 đến năm 1912 hướng đến nền dân chủ cộng hòa. Trải nghiệm thất bại của phong trào Đông Du, tiếp xúc với các nhà tư tưởng Trung Quốc, chứng kiến cách mạng Tân Hợi, sáng lập Việt Nam Quang Phục Hội. Sau nhiều năm bôn ba nơi đất khách quê người thì tư tưởng của ông ngày càng có sự tiến bộ lúc

đầu ông chủ trương xây dựng một nước Việt Nam độc lập đi theo chính thể quân chủ lập hiến nhưng sau nhiều năm hoạt động thì ông đã đoạt tuyệt với tư tưởng này mà chuyển sang chế độ cộng hòa.

Từ năm 1913 đến năm 1925 khủng hoảng và tiếp tục tìm kiếm hướng đi mới. Ông bị bắt và ngồi tù ở Quảng Đông từ năm 1913 đến năm 1917. Sau đó tìm hiểu về cách mạng tháng 10 Nga.

Ngày 30/6/1925 ông bị mật thám bắt tại Hàng Châu và dẫn giải về Hà Nội xử án chung thân khổ sai. Nhưng trước sức ép của nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia. Từ năm 1926 ông bị đưa về sống ở Bến Ngự - Huế cho đến khi mất vào ngày 29/12/1940.

2.7.3 Sử dụng truyện kể để tạo biểu tượng nhân vật.

Để các em hiểu rỏ hơn về thời gian hoạt động của Phan Bội Châu khi ở Trung Quốc tôi sẽ kể một câu chuyện khi ông bị bắt giam ở Quảng Châu trong lúc đang chuẩn bị cho nghĩa quân trở về nước.

ĐỒNG HƯƠNG [7,89]

Khi Phan Bội Châu và Mai Lão Bạng đã chuẩn bị xong cho việc đưa nghĩa quân về nước thì ở Quảng Châu lại có biến làm cho hai người rất lo lắng. Vì đây là nơi mà nghĩa quân tập trung đông nhất. Cuối cùng thì lo lắng của họ cũng thành sự thật, Long Tế Quang lên nắm quyền đã cho bắt giam Phan Bội Châu và Mai Lão Bạng. Dù ở trong tù nhưng khí phách của Phan Bội Châu hiên ngang điềm tĩnh mà giải quyết tất cả các vấn đề.

Ý chí, khí phách của ông được thể hiện rõ qua cuộc đối thoại giữa ông với viên thanh tra hình sự được Long Tế Quang cử đến hỏi cung. Hắn hỏi:

- Ông là người Việt Nam, sắm vũ khí ở đất Trung Hoa là có ý gì? Phan Bội Châu nói:

- Tôi ở đất Trung Hoa đâu chỉ mới một vài ngày, đâu chỉ có một mình. Ai ở Quảng Đông mà chẳng biết rõ mục đích của chúng tôi. Chúng tôi sắm vũ khí là lo phục quốc, đánh đuổi kẻ xâm lược ra khỏi nước chúng tôi. Có độc lập, tự chủ rồi, chúng tôi sẽ đưa đất nước mình sánh vai cùng năm châu bốn biển. Chúng tôi ở Quảng Đông này có hội,

có đoàn nhưng chưa từng làm một điều gì phương hại đến an ninh của các ông. Những điều chúng tôi làm chỉ có vậy mà các ông ghép chúng tôi vào tội tử hình à!

Viên thanh tra trẻ mặt lạnh như tiền, khẽ hỏi: - Ông không sợ chết ư?

Phan Bội Châu cười vang trả lời:

- Đã làm cách mạng thì đâu có sợ chết! Tôi xin đọc một lời di mệnh của một đồng chí của chúng tôi trước khi bị giặc Pháp bắn để ông nghe: “Yêu nước có tội gì? Chỉ có tinh thần là chẳng chết! Đánh tây chưa được. Nguyện đem tâm sự gửi đời sau...”

Sau khi hỏi cung được vài ngày thì Long Tế Quang đã cho thả họ ra. Có lẽ chính những lời đanh thép với một lòng yêu nước, thương dân được Phan Bội Châu nói một cách hung hồn, mạnh mẽ đã có tác dụng. Ngồi trong tù một thời gian làm cho sức khỏe ông không được tốt lắm nhưng đều đầu tiên ông nghĩ đến không phải nghĩ ngơi dưỡng sức mà là phải về xem xét tình hình của anh em ở hội.

 Qua câu chuyện này giúp các em hiểu rỏ hơn về Phan Bội Châu. Dù phải ngồi tù nhưng lòng ông không hề khiếp sợ mà luôn tỏ ra tự tin trước mặt của kẻ thù. Mặc dù ngồi tù nhưng lòng ông vẫn hướng về việc cứu nước, cứu dân. Đó là nỗi lo không lúc nào nguôi trong lòng của Phan Bội Châu.

 Thay vì sử dụng hình ảnh trong sách giáo khoa để giới thiệu về Phan Bội Châu thì ta hãy thử kể cho các em nghe câu chuyện để các em thấy được thần thái của một vị lãnh đạo khi ở tù như thế nào. Cũng từ câu chuyện này các em cũng sẽ hiểu được trong quá trình bôn ba hoạt động thì Phan Bội Châu lại không ít lần phải vào dùng cơm trong trại giam nơi xứ người. Những thiệt thòi mà ông phải chịu tất cả đều xuất phát từ lòng yêu nước quyết tâm tìm ra một hướng đi mới và đúng đắn để mà đưa đất nước ra khỏi cảnh lầm than. Nếu làm như vậy sẽ giúp cho các em không cảm thấy nhàm chán khi mà nhắc đến nhân vật lịch sử thì lại đưa hình cho các em quan sát và sau đó miêu tả, nêu lên những nét nổi bật trong tính cách hay cách đánh trận. Qua việc thay đổi này vừa vận dụng được cách mới, vừa tạo sự tò mò cũng, lòng hiếu kì, dần dần sẽ làm cho các em có niềm đam mê tìm hiểu về lịch sử Việt Nam.

Một phần của tài liệu tạo biểu tượng nhân vật lịch sử việt nam chương trình lớp 11 (chương trình chuẩn) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)