Tạo biểu tượng nhân vật Hoàng Diệu

Một phần của tài liệu tạo biểu tượng nhân vật lịch sử việt nam chương trình lớp 11 (chương trình chuẩn) (Trang 29 - 34)

3. Các hình thức tạo biểu tượng nhân vật lịch sử

2.3 Tạo biểu tượng nhân vật Hoàng Diệu

2.3.1 Mục đích tạo biểu tượng nhân vật.

Trong bài 20 ngoài nhân vật Nguyễn Tri Phương thì Hoàng Diệu cũng là người đã quyết sống chết với giặc để giữ thành Hà Nội. Hoàng Diệu vốn nổi tiếng là một vị quan thanh liêm chính trực, hết lòng vì dân, vì nước. Vì thế ông rất được lòng của vua Tự Đức. Khi được giao trọng trách giữ thành Hà Nội Hoàng Diệu đã dồn hết tâm sức của mình để chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu với giặc Pháp. Vì ông biết rất rõ dã tâm của Pháp.

Để cho các em thấy được Hoàng Diệu đã chiến đấu như thế nào để bảo vệ thành Hà Nội thì tôi sẽ sử dụng một câu chuyện kể. Qua câu chuyện này sẽ giúp cho các hình thành được lòng yêu nước và biết ơn những người đã dùng chính máu của mình để viết lên những trang sử vẻ vang cho dân tộc Việt Nam. Khi nghe xong câu chuyện này thì khi nhắc đến thành Hà Nội các em sẽ nghĩ ngay đến Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, hai người đã dùng hết tâm sức của mình để bảo vệ thành Hà Nội.

2.3.2 Sử dụng tiểu sử để tạo biểu tượng Hoàng Diệu.

Hoàng Diệu (1829 – 1882) tên thật là Hoàng Kim Tích, trong một gia đình có truyền thống khoa cử tại làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Năm 20 tuổi, ông đỗ cử nhân, năm 25 tuổi, ông đỗ phó bảng. Năm 1851, ông được vua Tự Đức bổ làm Tri huyện Tuy Phước (Bình Định). Sau đó ông bị điều đi làm quan ở nhiều nơi, Hoàng Diệu vốn nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, vì nước vì dân. Đây chính là đức tính đáng quý và cần có nhất ở một vị quan. Để làm được thì cũng không có bao nhiêu người nên đây được xem là nét nổi bật nhất trong tính cách của Hoàng Diệu. Vì vây, ông rất được vua Tự Đức tin dùng.

Năm 1880, ông được bổ nhiệm làm tổng đốc Hà Ninh, quản lí vùng trọng yếu nhất của đất Bắc Bộ là Hà Nội và vùng phụ cận. Biết rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, Hoàng Diệu bắt tay ngay vào việc chuẩn bị chiến đấu… Đầu năm 1882, lấy cớ nước

Nam không tôn trọng hiệp ước năm 1873, Đại tá Henri Riviere (Hen-ri Ri-vi-e-vơ) đã cho tàu chiến cùng hơn 400 quân đóng tại đồn thủy nhằm uy hiếp Hà Nội.

Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882, Henri Riviere cho tàu chiến áp sát thành Hà Nội và lúc 8 giờ 15 cùng ngày, hắn cho 450 binh lính đổ bộ đánh chiếm thành Hà Nội. Nhưng trước đó, ngày 24 tháng 4, hoàng thân Tôn Thất Bá hàng giặc và thông báo tình hình trong thành Hà Nội cho Pháp. Vì thế mà quân Pháp phá được cổng Tây thành Hà Nội, ùa vào thành. Trong tình thế tuyệt vọng, Hoàng Diệu cùng quân sĩ vẫn tiếp tục chiến đấu. Đến đầu buổi chiều, thành Hà Nội thất thủ. Hoàng Diệu lui vào hành cung, thỏa tờ di biểu rồi ra trước Võ Miếu thắt cổ tuần tiết.

2.3.3 Sử dụng truyện kể để tạo biểu tượng nhân vật Hoàng Diệu.

Trong sách giáo viên lớp 11 chương trình chuẩn, khi xác định những kiến thức cơ bản xong thì phía sau của bài 20 có một truyện kể về cuộc đấu tranh của Hoàng Diệu nhằm bảo vệ thành Hà Nội. Câu chuyện này kể khá hay về việc chiến đấu của ông đối với giặc Pháp như thế nào? Thái độ của ông khi nói chuyện với họ ra sao?...

HOÀNG DIỆU TỬ TIẾT VỚI THÀNH HÀ NỘI [09]

Đỗ cử nhân 20 tuổi và phó bảng năm 25 tuổi, Hoàng Diệu chưa đầy 50 tuổi đã lên đến Thượng thư bộ binh. Chính lúc ông đang giữ chức vụ quan trọng này thì được Tự Đức sai ra Bắc làm tổng đốc Hà Ninh để đối phó với thực dân Pháp.

Đường lối của Tự Đức là thỏa hiệp với Pháp, dựa vào lực lượng quân đội Pháp để bảo đảm trật tự an ninh. Nhưng Hoàng Diệu trong thâm tâm của mình lại nghĩ rằng đường lối ấy sẽ dẫn đến mất cả Bắc Kì lẫn Trung Kì. Cho nên khi ra Hà Nội, ông rất quan tâm đến công việc phòng thủ nhất là đối với nội thành Hà Nội.

Công cuộc phòng thủ đang tiến hành thì mờ sáng ngày 20/4/1882, Hoàng Diệu nhận được tối hậu thư của tên đại tá Hen-ri Ri-vi-e-rơ (Henri Riviere), được bọn thực dân Pháp ở Sài Gòn giao trách nhiệm chỉ huy cuộc đánh chiếm thành Hà Nội lần này:

“Tôi yêu cầu phải giao thành theo những điều kiện dưới đây:

Ngay ngày hôm nay tiếp được thư này ông phải ra lệnh cho quân đội của ông rời khỏi thành sau khi đã hạ khí giới và mở cửa thành. Để cho tôi tin rằng ông thực hiện

những điều đó, ông phải nộp mình cho tôi và cả các ông tuần phủ, bố chánh, án sát, đề đốc, chánh, phó lãnh binh cũng đều phải nộp mình ở dinh bản chức đúng 8 giờ sáng.”

Bức thư láo xược này làm cho Hoàng Diệu vô cùng căm tức, nhưng ông vẫn bình tĩnh cho triệu tập ngay các quan văn võ lại để bàn việc giữ thành. Mọi người có mặt đều thề thà chết, chứ nhất định không đầu hàng.

Nhằm tranh thủ thêm thời gian đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị kháng chiến, Hoàng Diệu lập tức cử án sát Tôn Thất Bá đi gặp Ri-vi-e đề nghị hoãn trả lời một hôm. Nhưng Tôn Thất Bá vừa ra khỏi cửa thành thì giặc Pháp nổ súng ngay và bộ binh của chúng ở dưới sông Hồng nã hàng loạt đại bác vào thành.

Ngay từ phát súng đầu tiên của giặc, Hoàng Diệu mặc dù đang ốm vẫn lập tức cùng tuần phủ Hoàng Hữu Xứng dẫn đầu tướng sĩ xông lên mặt thành bố trí chống giữ. Ông ra lệnh đóng chặt cửa Đông và cửa Bắc, dồn quân vào cửa phía Nam và cửa Tây và tuyên bố ai giết được giặc sẽ được thưởng vàng bạc, giết được càng nhiều phần thưởng càng lớn.

Bị ngăn cản bởi nhiều chướng ngại vật và nhiều đám cháy trên đường tiến quân, mãi đến 10 giờ, quân địch mới ồ ạt xông lên đánh thành. Một trận giáp chiến nổ ra. Trong bắn ra ngoài bắn vào; cả hai bên đều có nhiều thương vong. Một viên hiệp quản tên là Thiện bắn chết được một sĩ quan Pháp được Hoàng Diệu thưởng ngay 30 lạng bạc, làm cho binh sĩ càng hăng hái xông lên. Trận chiến đấu tiếp diễn đến 11 giờ trưa và có khả năng còn kéo dài thì một sự cố bất ngờ xảy ra là kho thuốc súng trong thành bỗng nhiên bốc lửa cháy nghi ngút, khiến binh sĩ ta bắt đầu hoang mang.

Thừa thế bên trong thành đang rối ren, quân Pháp dồn lực lượng vào đánh phá cửa thành phía Đông và phía Tây bằng đạn đại bác và thuốc nổ.

Phá được cửa thành rồi, giặc ồ ạt kéo vào như nước chảy. Thấy thành lâm nguy, Bố chánh Phạm Văn Tuyển, đề đốc Lê Văn Trinh bỏ chạy trước… thế là quân lính rối loạn và tan rã…

Đau lòng nhìn thấy thảm cảnh ấy, Hoàng Diệu quay về dinh, mặc triều phục chỉnh tề, đi vào hành cung bái vọng và khóc “sức thần đã hết”. Sau đó Hoàng Diệu đến Võ Miếu thắt cổ tự tử.

 Qua câu chuyện kể trên giúp cho các em hiểu thêm về người anh hùng Hoàng Diệu. Ông đã dùng cả cuộc đời của mình để phụng sự cho đất nước, khi mất thành ông đã tự vẫn để giữ tấm lòng trung của mình. Từ đó giúp các em học hỏi và rèn luyện tinh thần yêu nước.

 Hoàng Diệu nổi tiếng nhất là trận đánh giữ thành Hà Nội và đã tự vẫn theo thành, người đời sau hay ví von ông như sau “Thành còn người còn, thành mất người mất” đó chính là nét đặc trưng và đáng trân trọng nhất đối với nhân vật anh hùng Hoàng Diệu. Chính vì lí do đó mà thay vì phân tích bức hình trong sách giáo khoa thì tôi sẽ kể các em nghe câu chuyện này để các em thấy được ý chí quật cường của ông cũng như là giáo dục cho các em tấm lòng yêu nước. Những năm gần đây xảy ra hiện tượng chảy chất xám ở Việt Nam rất lớn nếu như chúng ta giáo dục được cho các em tấm lòng yêu nước ngay từ bây giờ thì các em sẽ yêu mến quê hương mình hơn, sẽ đem tài đức của mình ra phục vụ quê hương làm giảm đi phần nào nạn chảy chất xám trong xã hội hiện nay.

2.4 Tạo biểu tượng nhân vật vua Hàm Nghi. 2.4.1 Mục đích tạo biểu tượng nhân vật.

Hàm Nghi là một vị vua mà khi lên ngôi đã không có sự đồng tình của thực dân Pháp. Vì tuy còn nhỏ tuổi nhưng chí hướng của ông lại rất lớn, ông đồng cảm với nhân dân, biết quan tâm và lo lắng khi nghĩ đến cảnh đất nước bị thực dân Pháp chiếm. Khi Tôn Thất Thuyết đại diện chop he chủ chiến tiến hành một cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế bị thất bại thì ông cùng với Tôn Thất Thuyết ra Sơn Phòng Tân Sở (Quảng Trị) để tính chuyện kháng chiến lâu dài. Để cho các em hiểu được không phải vị vua nào của nhà Nguyễn cũng đều nhu nhược nên tôi chọn Vua Hàm Nghi để tạo biểu tượng giúp các em khắc sâu hơn hình ảnh của một vị vua có tấm lòng yêu nước thương dân.

Qua việc tạo biểu tượng này sẽ giúp cho các em thấy được và hiểu thêm một vị vua có tính tình cương trực, không màng danh lợi, chấp nhận một cuộc sống kham khổ để cùng nhân dân bảo vệ đất nước, đem lại một cuộc sống hòa bình cho nhân dân ta.

Khi ông cùng với Tôn Thất Thuyết chạy lên Sơn Phòng Tân Sở (Quảng Trị) thì tại đây ông đã xuống chiếu Cần Vương để quy tụ nhân dân lại tổ chức các cuộc khởi nghĩa. Lời lẽ trong đó là những trăn trở, băn khoăn, lo lắng của ông khi nước nhà dần rơi vào tay thực dân Pháp, đồng thời nhà vua cũng khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Từ những người làm quan cho đến những người dân bình thường đều rất nhiệt tình ủng hộ và hưởng ứng. Khi chiếu Cần Vương vừa mới được ban ra đã có rất nhiều văn thân sĩ phu đứng ra tập hợp lực lượng, tổ chức các cuộc khởi nghĩa.

Nhằm giúp cho các em hiểu thêm về chiếu Cần Vương nên tôi sẽ trích đọc một đoạn khá hay và đầy ý nghĩa cho các em nghe. Thông qua đó các em cũng sẽ phần nào đó hiểu thêm về con người của vị vua này.

CHIẾU CẦN VƯƠNG [9]

…“Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào không nghĩ tới tự cường tự trị. Kẻ phái của Tây ngang bức; hiện tình mỗi ngày quá thêm. Hôm trước, chúng tăng thêm binh thuyền đến, buộc theo những điều mình không thể nào làm được, ta chiếu lệ thường tiếp đãi ân cần, chúng không chịu nhận một thứ gì. Người Kinh đô náo sợ, sự nguy hiểm biến ngay trong chốc lát. Kẻ đại thần lo việc nước chỉ nghĩ đến kế làm cho nước nhà được yên, triều đình được trọng; cúi đầu tuân mệnh hay ngồi để mất cơ hội, sao bằng nhìn thấy chổ âm mưu biến động của địch mà đối phó trước? Ví bằng việc xảy ra không thể tránh được thì cũng còn có cái việc như ngày nay để lo cho tốt cái lợi sau này, tưởng cũng đã dự biết. Biết thì phải dự vào công việc, nghiến răng dựng tóc thề giết hết giặc, nào ai không có cái lòng như thế? Lẽ nào không có những người gối gươm, đánh chèo, cướp giáo, lăn chum ư?... Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này không thể hết sức giữ được, để đô thị bị hãm, xe Từ giá phải dời xa, tội ở mình Trẫm cả, thật là xấu hổ vô cùng. Nhưng chỉ có luân thường quan hệ với nhau, trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ Trẫm: kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm, như thế mới phải chứ? Cứu nguy chống đỡ, mở chổ nguy khốn, giúp nơi bức bách đều không tiếc gì tâm lực, ngõ hầu lòng trời giúp thuận, chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành yên, thu lại được bờ cõi chính là cơ hội này, phúc của tôn xã tức là phúc của thần

dân, cùng lo với nhau thì cũng nghĩ với nhau, há chẳng tốt lắm ư? Bằng lòng sợ chết nặng hơn lòng yêu vua, nghĩ lo cho nhà hơn là cho nước, làm quan thì mượn cớ tránh xa, đi lính thì đào ngũ lẩn trốn, người dân không biết trọng nghĩa cứu gấp việc công, kẽ sĩ thì cam bỏ chổ sáng đi vào nơi tối, ví không phải sống thừa ở trên đời thì áo mũ mà là ngựa trâu, ai nỡ làm như thế? Thưởng cũng hậu mà phạt cũng nặng, triều đình phải có phép tắc hẳn hoi, chớ để sau này phải hối…”

 Với chiếu Cần Vương ta thấy được dù còn nhỏ tuổi nhưng ông đã tỏ rõ lập trường yêu nước của mình. Ông thà sống cuộc sống kham khổ để giành lai chủ quyền chứ nhất định không chịu thỏa hiệp với thực dân Pháp. Đồng thời cũng giúp cho các em hiểu thêm về một ông vua có tấm lòng vì dân vì nước.

 Sau khi dạy xong bài này thì tôi sẽ cho một em có giọng to, rõ đứng lên đọc chiếu Cần Vương cho cả lớp nghe và gọi một số em đưa ra nhận xét của mình về nhân vật này sau đó sẽ tóm ý lại và nhấn mạnh được tấm lòng yêu nước quyết tâm chống giặc đến cũng của một vị vua trẻ tuổi. Không phải vị vua nào cũng biết nghĩ, biết lo cho dân, cho nước nói gì đến một vị vua còn quá trẻ như Hàm Nghi.

Một phần của tài liệu tạo biểu tượng nhân vật lịch sử việt nam chương trình lớp 11 (chương trình chuẩn) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)