Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi giải phóng mặt bằng dự án Cải tạo nâng cấp đường Khau Ra Quang Trung, Huyện Bình Gia Tỉnh Lạng Sơn năm 2013 (Trang 33 - 40)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Gia là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, trongkhoảng tọa độ địa lý từ 210

44’52” đến 22018’52” vĩ độ Bắc và từ 106004’12”đến 1060

32’32” kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 109.352,72 ha gồm 19 xã và 1 Thị trấn. Trụ sở UBND huyện đặt ở trung tâm huyện, cách Thành phố Lạng Sơn 75 km về phía Tây. Cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 62 km theo quốc lộ 1B và cách Thành phố Thái Nguyên 85 km về phía Tây Nam.

Vị trí tiếp giáp của huyện như sau: - Phía Bắc giáp huyện Tràng Định.

- Phía Đông giáp huyện Văn Quan và huyện Văn Lãng. - Phía Nam giáp huyện Bắc Sơn.

- Phía Tây giáp huyện Na Rì – tỉnh Bắc Kạn.

Vị trí địa lý không thuận lợi và cơ sở hạ tầng chậm phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông là những yếu tố khó khăn cơ bản cho việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội giữa Bình Gia và các vùng phụ cận, nhất là các trung tâm kinh tế lớn của khu vực.

4.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Bình Gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng mang những nét độc đáo, riêng biệt. Là huyện có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc. Số liệu

theo dõi liên tục về khí hậu trong nhiều năm ở huyện, thu được kết quả trung bình như sau:

- Nhiệt độ không khí bình quân năm : 20,80c - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối : 37,30C - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối : -1,00C

- Lượng mưa trung bình năm : 1540 mm

- Số ngày mưa trong năm : 134 ngày

- Độ ẩm không khí trung bình năm : 82,0%

- Lượng bốc hơi bình quân năm : 811 mm

Số giờ nắng trung bình khoảng : 1.466 giờ/năm Bình Gia có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Mùa đông thịnh hành gió đông bắc, lạnh, ít mưa; nhiều năm có sương muối. Tuy nhiên gió Bắc, gió Đông Bắc và sương muối không gây ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hồi và các loại cây ăn quả như đào, lê, mơ mận ...

Mùa hè thịnh hành gió Đông Nam và Tây Nam. Nền nhiệt độ cao, thích hợp với đặc điểm sinh thái của nhiều loại cây trồng, trong đó có cây hồi và tập đoàn cây ăn quả nêu trên.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa bình quân năm là 1.540 mm. Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa bình quân tháng là 212 mm. Lượng nước mưa là nguồn nước tưới thiên nhiên quan trọng cho các loại cây trồng hoa màu lương thực, cây ăn quả và cây hồi.

Huyện Bình Gia không bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây trồng dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả. Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới.

4.1.1.3.. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Bình Gia bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và núi đá các dãy đồi, núi ở Bình Gia đều có độ dốc từ 250

– 300 trở lên. Các dải thung lũng hẹp có diện tích nhỏ, không đáng kể, diện tích đất cây hàng năm vì thế không có nhiều nên sản lượng lúa và hoa màu hàng năm thu được không cao.

Địa hình của huyện có thể chia thành 4 dạng chính sau đây:

Dạng địa hình núi đá gồm các dãy núi đá phân bổ chủ yếu ở các xã phía Tây và Tây Nam huyện như Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, Tô Hiệu và một phần ở các xã Minh Khai, Quang Trung và Thiện Thuật.

- Dạng địa hình núi đất là phổ biến, độ dốc trên 250

– 300, chiếm tới 70% diện tích đất tự nhiên. Ở dạng địa hình này có thể trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Ở các dải đồi có độ dốc thấp hơn có thể khai thác phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.

- Các dải thung lũng hẹp, hiện nay chiếm khoảng 3,5% diện tích đất tự nhiên, trong đó nhân dân đã khai thác để trồng lúa chiếm khoảng 91,4% diện tích các dải thung lũng.

- Các dải đồi thoải có độ dốc 150 – 200, có diện tích khoảng 4.000 ha. Dạng địa hình này có thể khai thác trồng cây ăn quả như đào, lê, mận, mơ, quýt... và trồng cây công nghiệp lâu năm như cây chè.

Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc... Đó là một trở ngại, hạn chế đến quá trình sản xuất và đi lại của nhân dân trong huyện, nhưng đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nếu biết vận dụng và khác thác tiềm năng thiên nhiên...

Địa hình bị chia cắt mạnh là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng: suất đầu tư hạ tầng lớn, việc quy hoạch bố trí dân cư cũng gặp nhiều khó khăn,

việc tìm được khu đất rộng và tương đối bằng để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng CNH, HĐH cũng rất khó thực hiện.

4.1.1.4.. Địa chất, thủy văn

Trên địa bàn huyện có một con sông chảy qua đó là sông Bằng Giang được hợp bởi 2 con sông nhỏ là sông Pắc Khuông và sông Văn Mịch chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam với chiều dài > 50 Km, chiều rộng trung bình từ 25-30m. Ngoài ra còn có hàng trăm con suối nhỏ, phân bố đều khắp các xã. Lưu lượng nước hàng năm của các suối từ 1,5-5,5 l/s vào mùa mưa. 0,5-1,5 l/s vào mùa khô.

Các sông, suối trên địa bàn huyện phần lớn ở đầu nguồn và có độ dốc lớn nên thường bị lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô.

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Bình Gia có 8 loại đất chính:

- Đất đỏ vàng trên đá macma bazơ, ký hiệu là Fk, chiếm 4% diện tích đất tự nhiên.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, ký hiệu là Fs, chiếm đa số (49,2%) - Đất đỏ vàng trên đá macsma axít, ký hiệu Fa, chiếm 28%

- Đất phù sa ngòi suối, ký hiệu Py, chiếm 0,8% - Đất dốc tụ, ký hiệu D, chiếm 5%

- Đất nâu đỏ trên đá vôi, ký hiệu Fv, chiếm 0,4% - Đất vàng nhạt trên đá cát, ký hiệu Fq, chiếm 5,8%

- Đát đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, ký hiệu Fl, chiếm 1,5%. Còn lại là diện tích sông suối, núi đá, chiếm 5,3%.

Đất đai của huyện Bình Gia có độ phì tự nhiên khá cao, tầng đất còn khá dày. Đất có tầng dày trên 100 cm chiếm tới 70% diện tích đất điều tra; đất

có tầng dày từ 70-100 cm chiếm 16,5%; đất có tầng dày từ 50-70 cm chiếm 7%; còn lại 6,5% diện tích đất có tầng dày dưới 50 cm.

Nhìn chung đất Bình Gia còn khá tốt, phù hợp với nhiều loại cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt rất thích hợp với cây hồi.

Đánh giá chung các loại đất đồi núi của Bình Gia thuộc loại đất còn tốt so với các huyện khác trong tỉnh, đa số đất có tầng dày trên 50 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình tới khá. Đất thích hợp với các loại cây trồng dài ngày có giá trị, mặc dù thảm thực vật che phủ không đều, cho nên đất ở một số nơi đã bị xói mòn, suy thoái. Tuy vậy quỹ đất còn khá lớn.

Đất chưa sử dụng còn 17.139,27 ha, chiếm 15,67% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng. Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện chủ yếu là: Đất feralit nâu đỏ hoặc màu vàng phát triển trên đá vôi hoặc bồn địa phù sa. Đây là tiềm năng và cũng là thế mạnh để phát triển lâm nghiệp, phát triển các loại nông sản đặc sản xứ lạnh có giá trị kinh tế cao như: hoa, quả, thảo dược,...

4.1.1.6.Tài nguyên nước

Huyện Bình Gia có sông Bắc Giang chảy qua với chiều dài trên 50 km là nguồn nước, là tuyến giao thông đường thủy quan trọng, tại đây đang xây dựng nhà máy thuỷ điện... ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Pắc Khuông chảy qua và có hàng trăm con suối lớn nhỏ phân bổ ở khắp các xã là nguồn cung cấp chủ yếu nước sinh hoạt cho nhân dân và nước tưới cho sản xuất. Hệ thống sông suối, hồ đập dải đều khắp địa bàn huyện nên thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thủy lợi.

- Đánh giá nguồn nước mặt: Theo số liệu điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, về chất lượng nguồn nước: Đến nay, qua kết quả phân tích, chất lượng nguồn nước

mặt, nước ngầm huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn còn tương đối tốt và đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của TCVN 5942-1995.

- Đánh giá nguồn nước ngầm: Hiện nay chưa có tài liệu điều tra cụ thể về nước ngầm tại huyện Bình Gia nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung. Tuy nhiên huyện Bình Gia có nguồn nước ngầm và nước mặt nhìn chung khá phong phú, do vậy hầu như nhân dân trong huyện không nơi nào xảy ra thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô.

4.1.1.7. Tài nguyên rừng

Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất có rừng của huyện Bình Gia là 78.116,81 ha, chiếm 71,44% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất rừng sản xuất: 62.397,89 ha. + Đất rừng phòng hộ: 15.718,92 ha.

Có thể nói rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của huyện. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện. Tuy nhiên, những năm gần đây tài nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh cả về số lượng và chất lượng.

- Hệ động vật rừng mang tính đặc thù của vùng sinh thái núi đá đông bắc, tuy nhiên chất lượng và số lượng đã bị suy giảm mạnh, không còn đa dạng như trước.

4.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản

Hiện tại trên địa bàn huyện Bình Gia có mỏ than bùn ở xã Hoàng Văn Thụ, trữ lượng khoảng vài trăm ngàn tấn có thể khai thác để sản xuất phân vi sinh mang lại nguồn thu đáng kể trong nền kinh tế trên địa bàn huyện.

Kim loại quý có vàng sa khoáng ở khu vực xã Tân Văn, Hồng Phong trữ lượng nhỏ không đáng kể. Quặng sắt, Ăngtymol ở xã Hoa Thám.

Bình Gia còn có một khối lượng đá vôi lớn tập trung ở các xã Tô Hiệu, Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bình Gia…làm nguyên liệu cho công nghiệp khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, đá xẻ, đá ốp lát phục vụ các công trình xây dựng trên địa bàn huyện và tỉnh Lạng Sơn.

4.1.1.9. Cảnh quan môi trường

Trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt không hợp lý của người dân địa phương đã làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái chung.

Trong một thời gian dài nguồn tài nguyên rừng không được bảo một cách nghiêm ngặt nên sảy ra tình trạng khai thác bừa bãi, nhiều loài động thực vật quý hiếm bị giảm sút nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến việc điều hòa nước và gây sói mòn đất. Cùng với việc sử dụng các loại phân bón hóa học phục vụ sản xuất nông nghiệp không khoa học, tập tục canh tác còn lạc hậu, chất thải sinh hoạt, và chăn nuôi ngày càng nhiều nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường trên địa bàn huyện. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm chưa nhiều và về cơ bản môi trường tự nhiên huyện Bình Gia còn giữ được sắc thái tự nhiên.

4.1.1.10.Thực trạng môi trường sinh thái.

Trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt không hợp lý của người dân địa phương đã làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái chung.

Trong một thời gian dài nguồn tài nguyên rừng không được bảo một cách nghiêm ngặt nên sảy ra tình trạng khai thác bừa bãi, nhiều loài động thực vật quý hiếm bị giảm sút nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến việc điều hòa nước và gây sói mòn đất. Cùng với việc sử dụng các loại phân bón hóa học phục vụ sản xuất nông nghiệp không khoa học, tập tục canh tác còn lạc hậu, chất thải sinh hoạt, và chăn nuôi ngày càng nhiều nên đã làm ảnh hưởng

không nhỏ đến môi trường trên địa bàn huyện. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm chưa nhiều và về cơ bản môi trường tự nhiên huyện Bình Gia còn giữ được sắc thái tự nhiên.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi giải phóng mặt bằng dự án Cải tạo nâng cấp đường Khau Ra Quang Trung, Huyện Bình Gia Tỉnh Lạng Sơn năm 2013 (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)