Đánh giá quá trình thực hiện GPMB của dự án qua ý kiến của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi giải phóng mặt bằng dự án Cải tạo nâng cấp đường Khau Ra Quang Trung, Huyện Bình Gia Tỉnh Lạng Sơn năm 2013 (Trang 58 - 62)

người dân

Để thực hiện đánh giá công tác bồi thường GPMB không những cần nắm vững kiến thức trên lý thuyết mà còn phải đánh giá qua góc nhìn của người dân bởi họ mới chính là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ quá trình GPMB. Qua việc sử dụng phiếu điều tra bằng cách trả lời các câu hỏi là lựa chọn ngẫu nhiên đối với 79 hộ và một số cán bộ chuyên môn có liên quan đến dự án.

Sau khi thực hiện công tác bồi thường GPMB, kết quả đều được thể hiện qua bảng 4.13 và bảng 4.14sau:

Bảng 4.13: Ý kiến của người dân sau GPMB công tác bồi thường GPMB

STT Nội dung điều tra

Đồng ý Không đồng ý

Số phiếu Tỷ lệ

(%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Mức đền bù đã thỏa đáng 15 50 15 50

2 Mức đền bù về cây cối đã thỏa

đáng 11 36.6 19 63.3

3 Mức đền bù về nhà ở thỏa đáng 24 80.0 6 20

4 Mức độ hỗ trợ khác thỏa đáng 1 3.3 29 96.7

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân)

Đa số điều kiện sống của người dân có tốt hơn nhưng vấn đề thu nhập lại là vấn đề lớn cần quan tâm, khi người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nay bị nhà Nước thu hồi đất nên không còn đất canh tác. Vì vậy ngoài việc bồi thường và hỗ trợ bằng tiền, Nhà nước cần phải giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp để có thể tạo thu nhập cho bản thân và gia đình khi họ bị mất đất sản xuất. Không chỉ giải quyết cho người dân sống bằng nghề nông mà cả những người dân sống bằng nghề phi nông nghiệp chủ yếu họ sống bằng nghề kinh doanh mặc dù số hộ phi nông nghiệp không nhiều.

Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra cán bộ chuyên môn về công tác bồi thường GPMB

STT Nội dung điều tra Số phiếu

15

Tỷ lệ

(100 %)

1 Nhân tố thuận lợi để thực hiện BT & GPMB thông qua sự

ủng hộ của người dân

0 0

2 Nhân tố thuận lợi để thực hiện BT & GPMB thông qua sự

ủng hộ của các ban ngành chính quyền

0 0

3 Nhân tố thuận lợi để thực hiện BT & GPMB thông qua sự ủng hộ của cả người dân và

chính quyền

15 100

4 Nhân tố khó khăn để thực hiện BT & GPMB do trình độ

của người dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 46.7 5 Nhân tố khó khăn để thực hiện BT & GPMB do chính sách còn nhiều bất cập 2 13.3 Nhân tố khó khăn để thực hiện BT & GPMB do vốn đầu

tư và kỹ thuật 0 0 6 Nhân tố khó khăn để thực hiện BT & GPMB do cả trình độ người dân, chính sách, vốn 5 33.3

đầu tư và kỹ thuật 6 Những khó khăn khi áp dụng

văn bản mới do cấp trên phổ biến xuống địa phương còn

chậm

0 0

7 Những khó khăn khi áp dụng văn bản mới do công tác tiếp thu và tuyên truyền áp dụng

tại địa phương còn chậm

0 0

8 Những khó khăn khi áp dụng văn bản mới do trình độ người

dân còn hạn chế

14 93.3

9 Những khó khăn khi áp dụng văn bản mới do điều kiện tự

nhiên và kinh tế xã hội của từng địa phương khác nhau

4 26.6

10 Những khó khăn khác 0 0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra cán bộ chuyên môn quản lý đất đai)

Qua kết quả điều tra ta thấy đa số cán bộ tham gia dự án có chuyên môn, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách được thực hiện một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, một số ít cán bộ không chuyên trách chưa thực sự nắm rõ nội dung công tác GPMB của dự án, đa số người dân hài lòng về giá bồi thường của Nhà nước tuy nhiên vẫn còn một số hộ gia đình không bằng lòng với mức giá bồi thường của Nhà nước, các quy định về chính sách vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành nên công tác GPMB vẫn diễn ra kịp tiến độ.

Bằng việc vận dụng tốt cơ chế chính sách chung của nhà nước và điều kiện cụ thể của địa phương, quyền lợi của các hộ dân trong diện GPMB được đảm bảo ở mức cao nhất.

Thông qua các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người dân thuộc diện bị thu hồi đất đã nhanh chóng ổn định được chỗ ở tại nơi ở mới, ổn định cuộc sống sản xuất do sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ để tạo lập diện tích đất canh tác khác, hoặc chuyển đổi nghề nghiệp từ sản xuất nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ, sản xuất khác,… quy mô hộ gia đình, hợp tác xã, hoặc chuyển đổi nghề nghiệp thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm.

Như vậy, dự án GPMB này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nâng cao đời sống người dân, là một trong các yếu tố giúp cho huyện Bình Gia đạt được các tiêu chí nông thôn mới.

Sau khi đi vào hoạt động dự án đã và đang tạo một lượng lớn công ăn việc làm cho người dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương giúp thay đổi một cách rõ rệt cuộc sống người dân theo hướng tích cực hơn.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích tích cực mang lại thì dự án cũng gây ra những hệ quả tiêu cực về mặt môi trường. Quá trình GPMB đã diễn ra các hoạt động phá dỡ nhà, các công trình xây dựng trên đất, thu dọn cây cối, hoa màu,… nhất thời gây ảnh hưởng tới mỹ quan của khu dân cư. Tuy nhiên quá trình này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi giải phóng mặt bằng dự án Cải tạo nâng cấp đường Khau Ra Quang Trung, Huyện Bình Gia Tỉnh Lạng Sơn năm 2013 (Trang 58 - 62)