- Thủ quỹ: có trách nhiệm ghi chép các nghiệp vụ thu chi tiền mặt và
TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN HÙNG SƠN 3.1.Thu hoạch:
3.1.Thu hoạch:
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thiết bị điện Hùng Sơn em đã quan sát và thu thập đươc một số kết quả như đã nêu trong bài báo cáo. Từ đó cho chúng ta thấy được tình hình thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, một số đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của công ty. Do thời gian thực tập có hạn, cơ hội tiếp xúc với thực tế còn ít nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, các chú, các cô và các anh chị trong công ty đã giúp em nâng cao thêm về nhận thức lý luận, hiểu biết về chuyên môn. Giúp em hiểu đươc rằng từ lý thuyết đến thực hành là một bài học rất quan trọng và bổ ích cho em trước khi bước chân ra khỏi giảng đường Đại Học.
3.2. Nhận xét:
3.2.1. Ưu điểm
Nhìn chung, kế toán thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàng, với nhà nước tại công ty đã cung cấp được những thông tin cần thiết cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng.
Việc ứng dụng chương trình kế toán máy đã giúp cho việc cung cấp và quản lý thông tin nhanh chóng, đồng thời chương trình này cũng cho phép thiết lập một hệ thống sổ sách kế toán chi tiết, đầy đủ cùng với các hệ thống báo cáo phục vụ quản trị nội bộ đã giải quyết nhanh chóng, khoa học khối lượng công việc hạch toán kế toán của công ty.
Bên cạnh đó, công tác tổ chức kế toán khá hợp lý, các yếu tố kế toán phối hợp nhịp nhàng giúp cho việc hạch toán kế toán các nghiệp vụ được thực hiện nhanh chóng và có tính chuyên môn cao.
Đối với công tác thanh toán với người mua, việc hạch toán phải thu khách hàng được chi tiết cho từng người mua. Công ty sử dụng các chính sách
khuyến mại, tăng thưởng cho khách hàng thường xuyên và việc hạch toán nghiệp vụ trên theo đúng quy định của Bộ tài chính.
Công ty đã tiến hành mã hóa tên các khách hàng, các nhà cung cấp, tạo điều kiện cho việc quản lý và ghi chép dễ dàng hơn.
Việc thanh toán chủ yếu được thực hiện qua ngân hàng đã góp phần nâng cao công tác quản lý tài chính của công ty.
3.2.2 Nhứng tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng, với nhà nước vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.
Thứ nhất: Trong công tác ghi sổ kế toán, công ty không sử dụng sổ
nhật ký đặc biệt ( Nhật ký bán hàng) nên tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được định khoản trên sổ ghi chung, như thế rất kho theo dõi.
Thứ hai: Trong khâu nhập hàng và bán hàng, qua quá trình nhập và
chuyển kho, do bộ phận vận chuyển không kiểm tra kỹ hàng nên xảy ra việc rách, mất tem niêm phong của hàng hóa. Khi chuyển hàng cho nhân viên bán hàng và kho cũng không kiểm tra lại nên hàng không đúng theo yêu cầu của khách hàng như sai số lượng sai quy cách sản phẩm sai nhãn hiệu hàng, và chất lượng hàng không đảm bảo....nên khi giao hàng cho khách thì đã không nhận hàng và yêu cầu trả lại, do đó làm tăng chi phí vận chuyển hàng, mất thêm một công là nhập lại kho làm kế toán khó theo dõi hàng hóa và thanh toán tiền hàng cũng trở nên khó khăn hơn đồng thời làm ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận công ty và làm mất uy tín với khách hàng...
Thứ ba: Việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Hiện nay công ty
không tiến hành việc lập dự phòng phải thu khó đòi. Các trung tâm tự quản lý khoản nợ và đưa ra các biện pháp để thu hồi nợ. Nên khi phát sinh một khoản nợ khó đòi nào đó công ty thương rất lâu mới có thể xử lý thậm trí còn phải treo công nợ. Với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại vì việc lập dự phòng là cần thiết và có lợi cho doanh nghiệp.
3.3 Một số ý kiến đề xuất
Thứ nhất: Về công tác ghi sổ kế toán:
Công ty nên sử dụng thêm sổ “ Nhật ký bán hàng”, thông qua nhật ký này ta có thể thấy được doanh thu trong ngày, trong tháng, đồng thời giảm được khối lượng ghi chép trên sổ.
Thứ hai: Trong khâu nhập hàng và bán hàng.
Cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng và phân biệt kỹ từng loại hàng, đồng thời cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận bán hàng và bộ phận kho hàng trong công tác nhập và bán hàng để phục vụ cho việc theo dõi công nợ và thu hồi công nợ và thanh toán cho nhà sản xuất một cách chính xác tránh nhầm lẫn sai xót để không ảnh hưởng đến quá trình làm việc bị mất thời gian cũng như doanh như đồng thời cũng làm tăng uy tín của công ty đối với các khách hàng và nhà cung cấp khác.
Thứ 3: Việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
Công ty nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi theo thông tư 228/2009/TT-BTC về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng đầu tư khó đòi tại doanh nghiepj cụ thể như sau:
Đối với phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. - 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. - 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hay đã chết....thì doanh nghiệp nên dự kiến lập mức tổn thất không thu hồi được đêt trích lập dự phòng.
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản.
- Tai khoản sử dụng: kế toán sử dụng tài khoản 159(2) “ Dự phòng phải thu khó đòi”. Tài khoản này phán ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập dự phòng các khoản thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán.
- Kết cấu của TK 159(2)
Bên Nợ:
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi - Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi
Bên Có:
Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ. Phương pháp hạch toán.
Theo thông tu số 228 về hướng dẫn trích lập các khoản dự phòng trong doanh nghiệp thay thế cho thông tư số 13 của BTC.
- Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ( đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là chắc chắn không thu được
( Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, lúc đó kế toán ghi
Nợ TK 642(2): chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 159(2): dự phòng phải thu khó đòi.
- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhở hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa được sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 159(2): phòng phải thu khó đòi.
Có TK 642(2): chi phí quản lý doanh nghiệp ( chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).
- Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xóa nợ. Việc xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 159(2): ): phòng phải thu khó đòi. ( nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642(2): chi phí quản lý doanh nghiệp ( nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131: phải thu của khách hàng Có TK 138: phải thu khác.
Đồng thời kế toán ghi vào bên Nợ TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý” ( Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán).
- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được. Kế toán ghi:
Có TK 711: Thu nhập khác.
Đồng thời kế toán ghi vào bên có TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý” ( Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán).
- Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ/ Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu ( đang phản ánh trên bảng cân đối kế toán) cho công ty mua, bán nợ và thu được tiền.
Kế toán ghi:
Nợ TK 111,112...( Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)
Nợ TK 159(2): Dự phòng phải thu khó đòi ( Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi.
Nợ các TK liên quan ( số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với sô tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản nợ dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.