Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra quản lý và sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 101 - 104)

Hoạt động thanh tra công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn là một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước đã được Chính phủ qui định trong các Nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan. Việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính đối với các tổ chức, các chủ đầu tư tham gia vào quản lý nguồn vốn là rất cần thiết, yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các qui định của nhà nước về quản lý đầu tư dự án, công trình.

* Quản lý quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng KT - XH nông thôn

Quản lý chặt chẽ cả 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư; giai đoạn thực hiện dự án; giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.

96

Trong quá trình thực hiện dự án, việc xây dựng, phê duyệt các thủ tục liên quan còn quá rườm rà, qua quá nhiều công đoạn làm mất rất nhiều thời gian, việc thay đổi đơn giá xây dựng, chất lượng công tác thiết kế tư vấn công trình ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực hiện dự án. Do vậy, để việc thực hiện dự án theo đúng được tiến độ đề ra, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần rút ngắn và đơn giản hoá quá trình làm hồ sơ thủ tục của dự án, ổn định giá cả và khảo sát thiết kế có chất lượng cao hơn. Công tác giải ngân cũng cần phải được làm nhanh chóng và có hiệu quả hơn.

Giao trách nhiệm là chủ đầu tư dự án cho UBND cấp xã: UBND xã là cấp chính quyền gần nhất, am hiểu địa hình, điều kiện của toàn xã, của từng thôn bản, am hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, có điều kiện hiểu rõ nhu cầu cấp thiết, lợi ích kinh tế, tính hiệu quả thiết thực nhất của mỗi công trình đầu tư cho xã. UBND xã là cấp trực tiếp và có điều kiện tổ chức huy động, sử dụng các nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. Đồng thời, cấp xã trực tiếp thực hiện dân chủ công khai tăng cường giám sát tại cơ sở rất thiết thực và có hiệu quả. Mặt khác, các công trình 135 thường có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp. Đội ngũ cán bộ xã hiện có trình độ và kinh nghiệm nhất định trong việc điều hành công việc tại xã. Vì vậy, được tập huấn hướng dẫn chỉ đạo cụ thể thì cấp xã hoàn toàn có thể thực hiện tốt chức năng là chủ đầu tư Chương trình 135 hơn các cấp cao hơn.

Giao quyền phân bổ, điều chỉnh nguồn vốn cho UBND các huyện, nâng cao tính chủ động trong việc phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán các công trình…Nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát các công trình thuộc chương trình.

*Quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và trách nhiệm nhất, tránh việc “xóa đói trước, giảm nghèo sau”.

Các cách thức sử dụng nông cụ, quản lý phát triển các mô hình được hỗ trợ hiệu quả nhất.

Với Bắc Giang việc hỗ trợ các cây giống và con giống cần nghiên cứu rõ đặc điểm địa phương trước khi lập kế hoạch để phù hợp với địa phương. Ví dụ: Nếu hỗ

97

trợ bò giống thì phải là giống bò ta có thể thả rông được. Gà cần hỗ trợ gà ta có thể thả tự do được…

Có cơ chế chính sách, hình thức hỗ trợ cụ thể, kích cầu bao tiêu các sản phẩm cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn.

* Quản lý quá trình khai thác, sử dụng hạ tầng KT- XH nông thôn

Sau khi các công trình được hoàn thành cần: Chú trọng khai thác cơ sở hạ tầng hiện có; phát huy tối đa công suất thiết kế; khai thác một cách đồng bộ các cơ sở hạ tầng trong một dự án và nhiều dự án.

Đồng thời, chú ý công tác bảo vệ cơ sở hạ tầng hiện có; phân công, phân cấp hợp lý; tổ chức duy tu, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên; phát hiện sớm những hỏng hóc để sửa chữa kịp thời.

Khi công trình được hoàn thành nó được giao cho chính quyền xã đại diện cho nhân dân chịu trách nhiệm quản lý, duy tu và bảo dưỡng công trình. Nhưng với sự phát triển kinh tế và sự tàn phá của thiên tai đã làm cho các công trình ngày càng xuống cấp. Vì vậy, tôi đề ra một số giải pháp sau:

- Vận động nhân dân đóng góp hằng năm một số tiền nhất định để cùng với nhà nước góp phần tạo quỹ duy tu bảo dưỡng.

- Vận động nhân dân hằng năm định kỳ có các buổi tập trung mọi người cùng nhau cải tạo mặt đường, khơi thông cống rãnh, tu sửa các công trình… Đồng thời, khi có sự cố vận động nhân dân trong xã cùng nhau bắt tay giải quyết (như khi sạt lở đường do lũ lụt thì cùng nhau san lấp, cùng khơi thông hệ thống thủy lợi khi bị hỏng…)

- Có các biện pháp bảo vệ rừng qua đó gián tiếp bảo vệ các công trình hạ tầng, các mô hình phát triển sản xuất tại địa phương.

- Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, duy tu các công trình dự án tránh tư tưởng ỷ lại Nhà nước.

4.4.6. Thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng và công khai tài chính

Để phát huy quyền làm chủ dự án của nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn, tài sản Nhà nước, huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân theo quy định của pháp luật;

98

phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi, vi phạm chế độ về quản lý tài chính bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đòi hỏi người dân cần tự giác thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư cộng đồng và công khai tài chính.

UBND các xã cần chọn người có uy tín, càng am hiểu càng tốt về các lĩnh vực giao thông, kinh tế nông nghiệp… thành lập Ban giám sát cộng đồng. Trích kinh phí chi trả, tuyên truyền vận động, gắn quyền lợi của họ vào các dự án để tăng trách nhiệm trong công tác giám sát.

Chủ đầu tư và các công ty tư vấn giám sát, thi công cần công khai các loại hồ sơ cho Ban giám sát cộng đồng và người dân được biết, trách các hành vi che dấu, khuất tất trong quá trình từ lập kế hoạch đến thành quyết toán các dự án thuộc nguồn vốn 135 đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 101 - 104)