Hoàn thiện phương pháp lậpKH của huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 49 - 52)

- Thông tin liên lạc

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN – XÃ HỘI Ở HUYỆN YÊN CHÂU – SƠN LA

3.2.3 Hoàn thiện phương pháp lậpKH của huyện

3.2.3.1 Lập KH mang tính chất chiến lược

Mô hình lập KH mang tính chiến lược xuất phát từ lý thuyết lập KH phát triển địa phương, trong đó chính quyền địa phương yêu cầu xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh phát triển trước khi xác định mục tiêu, mục đích phát triển cho KH 5 năm và KH hàng năm của mình. Lập KH chiến lược đi theo các bước:

- Phân tích thực trạng

- Xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển

- Xây dựng khung logic của KH cho đến KH hành động và ước tính kinh phí cho các KH đó

- Xây dựng hệ thống theo dõi đánh giá.

Với phương pháp lập KH chiến lược giúp cho các nhà KH địa phương thoát ly khỏi cách lập KH kiểu trong cơ chế KHH tập trung trước đây, chuyển sang cách lập KH mang tính chiến lược, định hướng và phù hợp hơn trong nền kinh tế thị trường. Theo cách tiếp cân này, chính quyền địa phương sẽ phân cấp mạnh hơn trong việc lập KH và ngân sách, còn các nhà KH sẽ được cung cấp một quy trình logic và những kỹ năng lập KH cụ thể. Lập KH theo phương pháp này, các nội dung của bản KH phát triển KTXH sẽ nối kết chặt chẽ với nhau để thể hiện một định hướng phát triển có tầm nhìn và những KH hành động cụ thể của huyện để đạt đến tầm nhìn đó.

Mô hình lập KH mang tính chiến lược là cách tiếp cận toàn diện về hoàn thiện công tác lập KH. Nó cho phép lồng ghép tất cả ý tưởng đổi mới của lập KH có sự tham gia và lập KH gắn với nguồn lực.

Tuy nhiên, mô hình này cũng có những nhược điểm riêng:

- Hiện tại, mô hình này chưa thực sự phù hợp với hệ thệ thống KHH hiện nay của Việt Nam, chu kỳ lập KH chiến lược không gắn với chu kỳ lập kế hoạch hiện hành, khiến khả năng áp dụng của nó còn thấp.

- Bản KH phát triển KTXH của huyện phải tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ KHĐT và Sở KHĐT, trong đó bản KH được kết cấu khác với mẫu của lập KH chiến lược. Mặc dù có thể điều chỉnh lập KH chiến lược theo mẫu hướng dẫn lập KH hiện hành, nhưng việc áp dụng triệt để cách lập KH này đòi hỏi hướng dẫn của Bộ KHĐT, Sở KH ĐT cũng phải có những cải tiến mới.

- Lập KH chiến lược đòi hỏi một sự thay đổi hoàn toàn trong tư duy KH của các nhà lãnh đạo và chuyên viên KH, thoát khỏi thói quen lập KH theo kiểu truyền thống. Đây là một quá trình lâu dài để có thể tạo ra sự chuyển biến thực sự trong tư duy về cách lập KH mang tính chiến lược.

Do vậy, tại thời điểm này chưa thể áp dụng một cách triệt để phương pháp lập KH mang tính chiến lược đối với lập KH phát triển KTXH đối với huyện Yên Châu. Tuy nhiên, huyện có thể áp dụng một số điểm mới của phương pháp này vào phương pháp lập KH phát triển KTXH của huyện: Tăng cường tư duy phân tích thực trạng và xác định mục tiêu KH cho cán bộ các cấp. Yêu cầu cơ bản cơ bản để vận dụng điểm mới nói trên là thay đổi tư duy của cấp lãnh đạo và cán bộ lập KH, chuyển từ cách lập KH mang tính chủ quan, chạy theo thành tích và áp đạt từ trên xuông sang lập KH dựa tình hình thực tế khách quan của huyện thông qua đánh giá đúng “điểm xuất phát” của huyện.

3.2.3.2 Lập KH dựa vào kết quả

Lập kế hoạch dựa vào kết quả là phương pháp dựa trên các kết quả mong đợi để xây dựng các mục tiêu và các phương pháp hành động nhằm đạt được các kết quả đó trong tương lai.

Thực chất của phương pháp lập kế hoạch là đi trả lời bốn câu hỏi sau:

Sơ đồ 3: Lập kế hoạch dựa vào kết quả

Nguồn:Tác giả tự tổng hợp

Xác định mục tiêu

Đánh giá thực trạng Làm thế nào để biết

đang đi đúng hướng?

Làm thế nào để đi đến đó?

Theo dõi, đánh giá thực hiện

Giải pháp cụ thể và nguồn lực thực hiện Huyện muốn đi đến

đâu?

Trong phương pháp này, có những điểm hoàn thiện công tác lập KH quan trọng: - Trong phương pháp lập kế hoạch dựa vào kết quả, phần phân tích thực trạng sử dụng các phương pháp mô tả phân tích, so sánh kế hoạch với thực hiện, so sánh cùng thời kỳ, so sánh thựa trạng với tiềm năng,…Đồng thời thu thập ý kiến của các bên liên quan để có những đánh giá sâu sắc hơn về thực trạng. Những điểm mới trong phần đánh giá thực trạng được thực hiện chủ yếu thông qua hai công cụ quan trọng đó là ma trận SWOT và cây vấn đề.

• Ma trận SWOT: Đây chính là một bảng tổng hợp một cách khái quát về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch để từ đó tìm ra được phương án kế hoạch tối ưu nhất, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

• Cây vấn đề: Việc sử dụng công cụ cây vấn đề là để nhằm mục đích phân tích thực trạng theo các vấn đề đã chọn để tìm ra nguyên nhân cốt lõi. Mặt khác, với công cụ cây vấn đề là để nhằm phân tích thực trạng một cách có chọn lọc nhằm khắc phục những hạn chế trong kế hoạch hiện nay đó là nội dung các bản kế hoạch quá nhiều vấn đề dàn trải, thiếu đi sự lựa chọn những vấn đề ưu tiên can thiệp cho từng thời kỳ, đông thời thiếu đi sự phân tích để tìm ra nguyên nhân cốt lõi.

- Hiện nay, hệ thống mục tiêu trong các bản kế hoạch thường có tồn tại lớn đó là các mục tiêu thường đi thẳng vấn đề mà không có những kết nối rõ ràng với phân tích thực trạng,các mục tiêu dàn trải, chưa thể hiện các mục tiêu ưu tiên trong thời kỳ kế hoạch…Do đó, để khắc phục những nhược điểm trên thì phương pháp lập kế hoạch dựa vào kết quả xác định các cấp mục tiêu, mối quan hệ giữa các câp mục tiêu, xác định mục tiêu phải gắn với phân tích thực trạng, phải thể hiện được mục tiêu ưu tiên. Để thực hiên được yêu cầu này thì phương pháp lập KH dựa vào kết quả sử dụng công cụ cây mục tiêu.

- Trong phương pháp xác định giải pháp thực hiện kế hoạch thì các giải pháp chủ yếu là lựa chon, mang tính đột phá cao, tập trung giải quyết những vấn đề mang tính nổi cộm nhất, nó cũng phải ảnh hưởng lan tỏa đến những vấn đề phát triển KTXH của địa phương. Bên cạch đó, khi xác định các giải pháp cần sự tham vấn các bên liên quan để có thể lựa chon được các phương pháp tối ưu nhất. Việc xác định được các giải pháp thông qua các công cụ đó là: khung kế hoạch.

Bản KH phát triển KTXH khả thi và trở thành một công cụ quản lý, điều hành thực sự của chính quyền các cấp thì một trong những yêu cầu đối với bản KH đó là bản KH phải gắn với các yếu tố nguồn lực tại địa phương: nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính, con người, thể chế…Trong đó, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Mặt khác, nếu muốn KH ngân sách có tính chiến lược và tiến dần đến quản lý theo kết quả thì ngân sách phải được phân bổ theo các mục tiêu ưu tiên của KH. Như vậy, lập KH gắn với nguồn lực là một mô hình hoàn thiện phương pháp lập KH một cách triệt để và toàn diện nhất.

Lập ngân sách gắn với nguồn lực sẽ buộc tất cả các phòng, ban chức năng và các xã phải phân bố ngân sách phù hợp với KH phát triển đã xây dựng. Tính trách nhiệm của các bên hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện KH sẽ được tăng cường, vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến ngânn sách của họ. Nó buộc các nhà hoạch định chính sách vào một vị trí mới là phải ra các quyết định chi tiêu, đầu tư có tính chiến lược.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w