- Thông tin liên lạc
2.2.1 Căn cứ và quy trình lập kế hoạch
2.2.1.1 Căn cứ lập kế hoạch
Kế hoạch 5 năm cũng như kế hoạch hàng năm của huyện được xây dựng từ những tài liệu và căn cứ:
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng KH phát triển KTXH và dự toán NSNN hàng năm
-Chỉ thị của UBND tỉnh, huyện về xây dựng KH phát triển KTXH và dự toán NSNN hàng năm.
- Khung hướng dẫn xây dựng KH phát triển KTXH của Bộ KH&ĐT, Sở KH&ĐT tỉnh Sơn La.
- Hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Sở Tài chính - Các nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện
- Các quyết định của UBND huyện
- Chiến lược và quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh, huyện. - Chiến lược phát triển và quy hoạch của các ngành
- Các tài liệu khác…
2.2.1.2 Quy trình lập kế hoạch
KH phát triển KTXH của huyện là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch hóa quốc gia nên quy trình lập KH phát triển KTXH của huyện cũng tuân theo quy trình chung của cả nước. Bản KH được xây dựng theo trình tự “2 xuống-1 lên” như sau:
Trung ương giao hướng dẫn KH cho tỉnh, và tương tự, tỉnh sẽ giao lại cho huyện, trên cơ sở đó, huyện lập KH trình lên tỉnh, tỉnh tổng hợp vào bản kế hoạch của mình và trình lên trung ương.
Bước 1 – xuống lần 1: Hàng năm vào khoảng tháng 6-7, Bộ KHĐT tổ chức
Hội nghị hướng dẫn xây dựng KH năm sau cho các bộ, ngành và các địa phương. Dựa trên cơ sở hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ, Sở KH ĐT và Sở Tài chính tham mưu cho UBND ra chỉ thị xây dựng KH phát triển KTXH và dự toán ngân sách của tỉnh. Đồng thời, Sở KH ĐT soạn thảo khung hướng dẫn xây dựng KH phát triển KTXH để gửi các ngành và các huyện, thị trong tỉnh.
Đầu tháng 7, Sở KH ĐT tỉnh tổ chức Hội nghị xây dựng KH có sự tham gia của lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành, huyện và lãnh đạo các phòng TCKH huyện để cung cấp các thông tin cơ bản về tình hình phát triển KTXH 6 tháng đầu năm, dự kiến cả nước, và định hướng KH cho các năm tới các vấn đề: chuyển dịch cơ cấu, trọng tâm đầu tư, các vấn đề cấp bách cần ưu tiên cần giải quyết,…Bên cạch đó, Sở
KH ĐT cũng giao KH sơ bộ và hướng dẫn xây dựng KH phát triển KTXH cho các ngành, huyện, thị.
Sau khi tiếp thu hướng dẫn của tỉnh, phòng TCKH các huyện sẽ lập KH phát triển KTXH trên cơ sở kết hợp với phòng ban chức năng để dự kiến kết quả thực hiện của năm hiện hành và xây dựng các chỉ tiêu KH phát triển KTXH cho năm KH. Đồng thời, huyện cũng làm thủ tục giao các con số “kiểm tra” xuống cho các xã để lấy đó làm căn cứ lập KH của mình.
Bước 2 – “lên lần 1”: Trong tháng 7, các xã sẽ gửi bản KH của mình lên để
huyện tổng hợp cùng với KH của các ngành khác thành KH phát triển KTXH huyện. Phòng TCKH có trách nhiệm xây dựng KH phát triển KTXH của huyện, trình UBND huyện cho ý kiến và Thường trực HĐND huyện thông qua trước khi gửi lên tỉnh.
Ở cấp tỉnh, Sở KH ĐT sẽ tổng hợp của các huyện và các sở, ngành để xây dựng KH phát triển KTXH tỉnh. Sở KH ĐT sẽ phối hợp cùng với Sở Tài chính tổng hợp và xây dựng phương án KH chung của tỉnh. Sau khi báo cáo UBND tỉnh và thường vụ Tỉnh ủy để xin ý kiến góp ý chỉnh sửa, Sở KH ĐT hoàn chỉnh thành bản KH chung cho tỉnh. Cuối tháng 7, đầu tháng 8 hàng năm Sở KH ĐT và Sở Tài chính trực tiếp lên báo cáo KH của tỉnh với Bộ KH ĐT và Bộ Tài chính và đăng ký ngày để bảo vệ KH phát triển KTXH và KH ngân sách của mình với Trung ương.
Bước 3 – “xuống lần 2”: Tháng 12 hàng năm, Chính phủ và Bộ KH ĐT giao
con số KH chính thức về tỉnh. Trên cơ sở con số giao chính thức từ trung ương, sở KH ĐT hoàn thiện bản dự thảo KH phát triển KTXH. Sau khi trình và được UBND tỉnh chỉnh sửa sẽ được trình thường vụ Tỉnh ủy xem xét và HĐND tỉnh thông qua. Cuối cùng UBND tỉnh căn cứ vào Nghị quyết HĐND tỉnh giao chỉ tiêu KH phát triển KTXH chính thức xuống cho các huyện để thực hiện.
Ở cấp huyện, sau khi nhận được con số giao chính thức từ tỉnh, phòng TCKH xây dựng chính thức KH phát triển KTXH và dự toán ngân sách cho các ngành, xã. Cuối tháng 12, bản dự thảo sau khi được UBND huyện chỉnh sửa sẽ được trình thường vụ Huyện ủy xem xét và HĐND huyện thông qua. Sau đó, huyện sẽ gửi Nghị quyết HĐND huyện ( Thực chất là giao số KH chính thức )xuống cho các xã để các xã thực hiện.
Khi đó, xã mới căn cứ vào các chỉ tiêu chính thức để xây dựng bản KH phát triển KTXH xã, thông qua HĐND xã, để triển khai thực hiện, đồng thời báo cáo nội
dung KH cho huyện.
Như vậy, ta có thể cụ thể hóa quy trình lập KH của huyện Yên Châu như sau:
(Xem sơ đồ trang 30)
Đặc biệt, trong quy trình trên có sự hỗ trợ của tổ chức: Hợp tác kỹ thuật CHXHCN Việt nam - CHLB Đức tài trợ, Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tài trợ chương trình:
- Lập kế hoạch phát triển thôn bản (VDP) - Đánh giá nông thôn có người tham gia (PRA)
Đây là điểm mới trong quy trình lập KHPT KT-XH của huyện: nhằm đạt được một sự phát triển kinh tế xã hội toàn diện phù hợp với tình hình của từng thôn bản thì điều phù hợp nhất là mỗi người dân địa phương nên đóng góp hiểu biết cũng như gánh một phần trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phát triển với sự liên kết cùng các cơ quan ban ngành của chính phủ cũng như các dự án. Những kết quả khả quan có được trong quy trình lập KH phát triển KTXH của huyện:
• Trong VDP người dân địa phương phân tích tình hình thôn bản, họ thảo luận về các vấn đề và tiềm năng về nông nghiệp, lâm nghiệp, giáo dục và y tế, cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác của đời sống thôn bản. Sau đó họ tìm kiếm các giải pháp thích hợp để phát triển thôn bản.
• Thành quả của VDP là kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm được tất cả dân bản ủng hộ và thành lập. Kế hoạch hàng năm bao gồm kế hoạch hoạt động cho năm tới và các chi tiết như thời gian bắt đầu tiến hành thực hiện các hoạt động, địa điểm và trách nhiệm của người dân và các cơ quan ban ngành nhà nước.
• Dân bản tham gia vào phân tích tình hình thôn bản, thảo luận về các vấn đề tồn tại và họ quyết định về ưu tiên cho các giải pháp và hoạt động cho phát triển thôn bản.
• PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) là một phương pháp giúp người dân đánh giá tình hình thôn bản và đi đến thống nhất những hoạt động cần thiết cho việc phát triển thôn bản.
Có những công cụ PRA khác nhau cho việc phân tích lịch sử thôn bản, kinh tế hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp, quản lý rừng, y tế giáo dục và cơ sở hạ tầng của thôn bản.
Sơ đồ 2: Quy trình lập KH phát triển KTXH huyện Yên Châu
Quan hệ từ trên xuống
Quan hệ từ dưới lên hoặc ngang cấp Quan hệ báo cáo
Nguồn:Quy trình lập KH và tổ chức thực hiện PT KTXH huyện Yên Châu
Nhìn chung, về quy trình lập KH phát triển KTXH của huyện Yên Châu về cơ bản đã tuân thủ quy định hướng dẫn của Bộ KHĐT. Đặc biệt, trong quy trình lập KH phát triển KTXH của huyện đã có những điểm mới làm hoàn thiện quy trình lập kế hoạch: lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, lập kế hoạch phát triển vững, sát thực tế ngay từ cấp cơ sở (thôn, bản)…, đạt được nhiều kết quả khả quan trong quá trình hoàn thiện công tác lập KH phát triển KTXH cấp huyện. Tuy nhiên, bên cạch đó thì trong bản KH phát triển KTXH vẫn còn những bất cập:
Thứ nhất: Trong các căn cứ trên, chưa thấy sự xuất hiện một yêu cầu rất quan trọng cần thực hiện trong lập kế hoạch hiện nay của nước ta đó là lập kế hoạch phát triển kết hợp, lồng ghép các mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Thứ hai: Do thời gian lập kế hoạch hơi gấp rút nên công tác chuẩn bị lập kế hoạch từ cấp thôn, bản chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng. Do đó, công tác lập kế hoạch các cấp ở huyện không tránh khỏi sai sót trong quá trình xây dựng và tổng hợp kế hoạch, nhiều khi chất lượng bản kế hoạch xã, huyện không có thời gian để thẩm định.
Thứ ba: Tuy các hiện nay công tác xây dựng các bản kế hoạch chủ yếu do huyện chủ động tiến hành nhưng vẫn bị phụ thuộc phần nhiều vào “hướng dẫn” cũng như nguồn ngân sách Nhà nước được phân bố dẫn đến bản kế hoạch chưa thực sự gắn với nguồn lực.