Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng agribank thành phố lào cai (Trang 38 - 40)

2014 Năm Năm Giá trịGiá trịBiến động Biến động

2.2.2.2.Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.11: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2014 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Tổng nợ quá hạn 8,46 100 22,99 100 56,47 100

DNNN 2,4 28,36 5,31 23,09 13,8 24,43DNNQD 3,46 40,9 11,53 50,34 30,36 53,76 DNNQD 3,46 40,9 11,53 50,34 30,36 53,76 Dân cư 2,59 30,74 6,14 26,57 12,31 21,81

(Nguồn: Phòng tín dụng)

Nhìn vào biểu trên chúng ta có ngay nhận định nợ quá hạn do các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh gây ra là chủ yếu, chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Cụ thể năm 2012 chiếm 40,9% năm 2014 tỷ lệ này tăng lên 50,34% và tới năm 2014 tăng lên 53,76%, chiếm hơn một nửa tỷ trọng trong cơ cấu. Tỷ trọng nợ quá hạn của dân cư đang có xu hướng giảm. Năm 2012 chiếm 30,74%, tới năm 2014 giảm xuống còn 21,81%. Trong khi đó nợ quá hạn của DNNN có sự giảm nhẹ. Điều này là do DNNQD đang phát triển nhanh về số lượng cũng như chất lượng, tuy nhiên nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường bất động sản khá im ắng do đó lãi suất huy động tăng mạnh trong khi lãi suất cho vay lại giảm, hàng hoá tiêu thụ chậm, nhu cầu của người tiêu dùng giảm đi đáng kể vì vậy vòng quay vốn giảm làm ảnh hưởng tới kế hoạch trả nợ của các doanh nghiệp

2.2.3.Thực trạng nợ xấu

Bảng 2.12: Dư nợ phân theo nhóm

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % thay đổi Số tiền Tỷ trọng % thay đổi Tổng dư nợ 1410 100 1597 100 13.26 2046 100 28.12 Nợ nhóm 1 368 26,10 425 26,61 15,49 473 23,12 11,29 Nợ nhóm 2 489 34,68 673 42,14 37,63 1046 51,12 55,42 Nợ nhóm 3 478 33,90 283 17,72 -40,79 399 19,50 40,99 Nợ nhóm 4 12 0,85 36 2,25 200 17 0,83 -52,78 Nợ nhóm 5 63 4,47 180 11,27 185,71 111 5,43 -38,33 Tỷ lệ nợ xấu 553 39,22 499 31,25 -9,76 527 25,76 5,61 (Nguồn: Phòng tín dụng)

Hàng năm doanh số cho vay doanh nghiệp luôn chiếm 85-90% tổng dư nợ, còn lại là khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Hiện có khoảng 170 doanh nghiệp có mối quan hệ với khách hàng trong đó tỷ lệ nợ xấu bao gồm ALC là 25,76% tăng 5,61% so với năm 2013. Nhiều doanh nghiệp đã được miễn giảm lãi suất và được hỗ trợ vay vốn theo công văn 7558/NHNN- TD. Đến thời điểm hiện tại thì Ngân hàng đặc biệt chú trọng thu nợ xử lý rủi ro, hiện nợ xấu còn 527 tỷ đồng chiếm khoảng 25,76%/tổng dư nợ..

Dư nợ nhóm 1 năm 2012 là 368 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 26,1%. Năm 2013 dư nợ đạt 425 tỷ đồng, tăng 57 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 26,61% tăng 15,49% so với năm 2012. Năm 2014 đạt 473 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 23,12% tăng 11,29%. Dư nợ nhóm 1có xu hướng giảm nhẹ.

Trong khi đó dư nợ nhóm 2 lại tăng qua các năm. Từ 34,68% năm 2012 lên tới 42,14% năm 2013, giá trị tăng từ 489 tỷ lên 673 tỷ đồng và tỷ trọng chiếm khoảng 51,12% năm 2014, tăng 55,42% so với năm 2013.

Nợ nhóm 3 có xu hướng giảm từ 478 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 283 tỷ đồng năm 2013, giảm 40,79% so với 2012 và tăng lên 399 tỷ đồng năm 2014, tăng 40,99 % so với 2013, tỷ trọng chiếm 19,5% tổng dư nợ.

Trong khi đó dư nợ nhóm 4 và nhóm 5 cao nhất vào năm 2013, tỷ trọng tăng khoảng 180-200% so với năm 2012. Năm 2014 tỷ trọng dư nợ nhóm 4 và 5 giảm so với năm 2012. Dư nợ nhóm 4 năm 2012 là 12 tỷ chiếm 0,85% tổng dư nợ. Đến năm 2013 đã tăng lên 36 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 2,25% tổng dư nợ, tăng 200% so với năm 2012. Năm 2014 tỷ trọng nợ nhóm 4 giảm xuống còn 0,83%, giá trị giảm xuống còn 17 tỷ, giảm 52,78% so với năm 2013.

Dư nợ nhóm 5 năm 2012 là 63 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng dư nợ. Năm 2013 dư nợ nhóm 5 tăng lên 180 tỷ đồng, tăng 185,71% tỷ trọng chiếm 11,27% tổng dư nợ. Đến năm 2014 dư nợ nhóm 5 giảm xuống còn 111 tỷ, giảm 38,33% so với năm 2012.

Bảng 2.12 cho ta thấy, trong tổng dư nợ của mỗi năm, tổng dư nợ nhóm 1 và 2 thường chiếm từ 60-70%, tổng dư nợ các nhóm 3-5 chiếm 30-40%. Điều này cho thấy kết cấu dư nợ theo các nhóm nợ của mỗi năm vẫn ở mức an toàn. Đây là kết quả của việc Ngân hàng chú trọng quản lý, đôn đốc thu nợ, nâng cao chất lượng tín dụng và chất lượng thẩm định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng agribank thành phố lào cai (Trang 38 - 40)