Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Lào Ca

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng agribank thành phố lào cai (Trang 26 - 30)

triển nông thôn Thành phố Lào Cai

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn và cho vay luôn có mối quan hệ mật thiết, có tác động qua lại lẫn nhau. Có huy động được vốn thì mới có nguồn vốn để cho vay và ngược lại mở rộng và nâng cao chất lượng sử dụng vốn thì huy động mới có hiệu quả. Để tăng vốn, Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp để tăng cường công tác vốn lưu động thông qua các hình thức tiết kiệm: nhận tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu Ngân hàng; vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

1. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian:

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2014 Năm 2014 Giá trị Giá trị So sánh với năm 2012 Giá trị So sánh với năm 2014 (+/-) % (+/-) % Tổng nguồn vốn 6932 8115 1183 17,06 9779 664 5,61 KKH 2514 3811 1297 51,60 4968 1157 30,35 Dưới 12 tháng 2026 1827 -199 (9,82) 1288 -539 (29,50) Trên 12 tháng 2391 2476 85 3,55 2522 46 1,85 ( Nguồn: Phòng tín dụng)

Biểu 1: Tình hình vốn huy động theo thời gian

Từ số liệu trên cho ta thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh là rất khả quan. Tổng vốn huy động được liên tục tăng qua các năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra qua các năm.Năm 2012 lượng vốn huy động là 6932 tỷ đồng. Sang năm 2014 lượng vốn huy động được là 8185 tỷ đồng tăng 1183 tỷ đồng so với năm trước, tăng 17,06%. Năm 2014 lượng vốn huy động tăng 664 tỷ đồng so với năm 2014, tăng khoảng 5,61% đạt 8779 tỷ đồng. Biểu đồ nguồn vốn cho ta thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh luôn tăng, điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã có những biện pháp thu hút khách hàng gửi tiền, chú trọng đến công tác huy động vốn, thường xuyên theo dõi nguồn vốn, sử dụng vốn, nắm rõ kế hoạch thanh toán của các nguồn vốn lớn nhằm đảm bảo thanh khoản ngay từ cơ sở.

Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn huy động KKH và trên 12 tháng tăng qua các năm. Nguồn vốn huy động KKH năm 2012 là 2514 tỷ đồng, năm 2014 tăng 1297 tỷ đồng so với năm 2012, tăng 51,6% đạt 3811 tỷ đồng. Năm 2014 nguồn vốn không kỳ hạn đạt 4968 tỷ đồng tăng 1157 tỷ đồng so với năm trước, tăng 30,35% . Nguồn vốn huy động dưới 12 tháng năm 2012 là 2026 tỷ đồng, sang năm 2014 đạt 1827 tỷ đồng giảm 199 tỷ đồng, tỷ trọng giảm 9,82% so với năm 2012. Năm 2014 giảm 539 tỷ đồng giảm 29,50% so với năm trước.

Nguồn vốn huy động dưới 12 tháng giảm dần qua các năm trong khi đó nguồn vốn huy động không kỳ hạn tăng dần qua các năm chứng tỏ nguồn vốn huy động của Ngân hàng đang chưa được ổn định, gây khó khăn cho việc lên kế hoạch sử dụng vốn và hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

b. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.2: Huy động vốn theo thành phần kinh tế:

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2014 Năm 2014 Giá trị Giá trị So sánh với năm 2012 Giá trị So sánh với năm 2014 (+/-) % (+/-) % Dân cư 4282 4648 366 17,61 5209 562 12,05 Tổ chức kinh tế 2548 3020 472 20,13 3165 145 4,81 TCTD khác 430 446 16 3,64 404 -41 (9,41) ( Nguồn: Phòng tín dụng)

Biểu 2: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế.

Theo bảng 2.2 phân loại theo thành phần kinh tế ta thấy nguồn vốn huy động từ dân cư liên tục tăng qua các năm từ 2012-2014. Đây là kết quả của hoạt động khuyến mại, quà tặng,... và đặc biệt là hiểu biết của dân cư về lợi ích của các tổ chức tài chính trung gian được cải thiện. Tiền gửi của các tổ chức cũng tăng dần qua các năm. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi đây là các tổ chức kinh tế lớn, hoạt động sử dụng vốn diễn ra thường xuyên đặc biệt là hoạt động thu chi, thanh toán nên họ gửi tiền vào Ngân hàng để phục vụ cho hoạt động này nhằm giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian an toàn. Tiền vay của các tổ chức tín dụng chưa ổn định, thường vay trong trường hợp khẩn cấp để đáp ứng nhu cầu thanh toán nên tỷ trọng của nó trong

tổng nguồn vốn chưa ổn định là điều dễ hiểu, nhất là khi tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Bảng 2.3: Doanh số cho vay và dư nợ

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2014 Năm 2014 Giá trị Giá trị Biến động Giá trị Biến động Doanh số cho vay 1507 1790 18,77 2211 23,52

Dư nợ tín dụng 1692 1916 13,23 2455 28,13

Biểu 3: Doanh số cho vay và dư nợ

Dư nợ của ngân hàng tăng qua các năm, năm 2012 dư nợ đạt 1692 tỷ đồng, sang năm 2014 dư nợ tăng lên 1916 tỷ đồng, tăng 224 tỷ, tăng 13,24% so với năm 2012. Năm 2014 dư nợ tăng 28,13% so với năm 2014, giá trị đạt 2455 tỷ đồng.

Bên cạnh đó doanh số cho vay của Chi nhánh tăng qua các năm. Năm 2012 là 1567 tỷ, năm 2014 tăng lên 1790 tỷ, tăng 18,77% so với năm 2014 và tới năm 2014 doanh số cho vay là 2211 tỷ tăng 23,53%. Điều này là do chi nhánh đã tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ. Mặt khác doanh số cho vay tăng cũng một phần là do các DN đang gặp nhiều khó khăn nên cần sự hỗ trợ vốn từ các Ngân hàng để giải quyết khó khăn của mình.

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ

Bảng 2.4 : Hoạt động dịch vụ tại NHNo&PTNTThành Phố Lào Cai

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2014 Năm 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu phí bảo lãnh 865,2 100 1.025,4 118,5 1.821,9 177,7 Thu dịch vụ thanh toán 722,1 100 1.272,1 176,2 1.603,1 126

-Thu về TTQT 405,6 100 655,6 161,6 977,6 149,1

-Thu dịch vụ thu hộ,chi hộ

316,5 100 616,5 194,8 625,5 101,5

Thu về dịch vụ ngân quỹ 0,07 100 0,2 285 0,16 80

Tổng 1.587,37 100 2.297,7 144,7 3.425,1

6

150,2

(Nguồn – Phòng tín dụng )

Ngoài hoạt động cơ bản là cho vay thì NHNo&PTNT Thành Phố Lào Cai cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ… Trong 3 năm qua chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định thể hiện trong bảng 3. Qua bảng trên cho ta thấy hoạt động dịch vụ cũng tăng trưởng khá nhanh, như năm 2014 tăng 144,7% so với năm 2012, năm 2014 tăng 150,2% so với năm 2014. Đây cũng là nguồn lớn làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, chiếm khoảng 20% tổng lợi nhuận hàng năm. Một lần nữa ta lại thấy tốc độ tăng trưởng khá nhanh và đều trên các loại hình dịch vụ khác nhau chứng tỏ ngân hàng có chủ trương phát triển đều trên các lĩnh vực hoạt động.

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thành Phố Lào Cai

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng agribank thành phố lào cai (Trang 26 - 30)