Công tác đào tạo cán bộ giữ vai trò quan trọng và quyết định trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của đội ngũ này.
* Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền; gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch từng chức vụ, chức danh.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo từng chức vụ, chức danh cán bộ, công chức chính quyền theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch từng chức vụ, chức danh. Trên cơ sở quy hoạch CBCC và nhu cầu thực tiễn của các đơn vịđể xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cụ thể phù hợp với chức danh, ngạch, bậc; quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Đồng thời chú trọng việc đào tạo chuyên sâu sau đại học để có được đội ngũ trí thức giỏi trên từng ngành, lĩnh vực, nhất là những ngành, lĩnh vực thế mạnh. Đẩy mạnh việc thu hút nhân lực có trình độ, sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, có trình độ chuyên môn phù hợp về công tác tại UBND các xã.
- Cán bộ, công chức chính quyền thiếu tiêu chuẩn nào thì đào tạo, bồi dưỡng ngay tiêu chuẩn đó; đối với công chức có bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên nhưng chưa phù hợp với chức danh đang đảm nhiệm thì kiện toàn, sắp xếp, chuyển đổi vị trí công tác cho phù hợp. Khi xét
96
duyệt cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, các xã cần xét duyệt kỹ, những trường hợp tuổi cao, công chức hiện đang theo học chưa tốt nghiệp, công chức chưa thuộc diện quy hoạch (đối với những lớp mở cho diện quy hoạch), không đúng với vị trí công tác... thì cương quyết không cửđi đào tạo, bồi dưỡng.
- Đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho những người cán bộ kiêm nhiệm chức danh theo hình thức vừa làm vừa học.
- Đào tạo bổ sung trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức chính quyền hiện đang công tác nhưng thiếu chuẩn đểđạt đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ, công chức chính quyền thiếu tiêu chuẩn kiến thức chuyên môn đểđạt chuẩn theo quy định.
- Gắn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền với đào tạo cán bộ dự nguồn bảo đảm nguồn thay thế kịp thời cán bộ, công chức khi thôi việc hoặc nghỉ hưu. Đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách đã đưa vào diện quy hoạch cán bộ, công chức để thay thế, bổ sung khi cần thiết.
- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo theo hình thức chính quy, vừa làm vừa học; bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn.
UBND huyện cần có chính sách hỗ trợ để cùng với ngân sách địa phương bảo đảm các điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, kể cảđào tạo nguồn, đào tạo chuẩn hóa và đào tạo nâng cao trình độ. Những CBCC thuộc diện đào tạo nếu được trợ cấp các khoản chi phí liên quan đến quá trình học tập sẽ cảm thấy gắn bó với công việc hơn, hiệu quả đào tạo cũng cao hơn. Cần có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ tích cực học tập, đạt kết quả tốt; nghiêm khắc xử lý những CBCC không chấp hành quyết định cửđi học, học tập đạt kết quả kém.
97
- Đối với đại biểu HĐND xã, thị trấn: Hàng năm huyện tổ chức cho đại biểu HĐND xã, thị trấn tham gia lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, thông tin cần thiết; tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của đại biểu HĐND, đảm bảo phục vụ hiệu quả cho hoạt động, tập trung vào các đại biểu là Thường trực HĐND và các đại biểu không công tác tại chính quyền cơ sở.
- Đối với cán bộ chủ chốt chính quyền và công chức xã, thị trấn:
+ Đề nghị thành phố tổ chức đào tạo nhằm chuẩn hóa về trình độ chuyên môn đối với cán bộ, chủ chốt chính quyền cơ sở và công chức cấp xã; + Mở 01-02 lớp trung cấp chuyên ngành phù hợp cho cán bộ, công chức có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo; mở 01 lớp đại học chuyên ngành phù hợp cho cán bộ, công chức trình độ trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Tổ chức đào tạo trình độ đại học cho cán bộ, công chức đã có trình độ trung cấp, cao đẳng; tập trung đào tạo chuyên ngành: luật, hành chính, quản lý kinh tế, tài chính- kế toán, quản lý đất đai.
+ Tiếp tục giới thiệu nhân sự dự các lớp đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, trung cấp quản lý trật tự xã hội ởđịa bàn cơ sở để chuẩn hóa trình độ chuyên môn đối với chỉ huy trưởng quân sự và Trưởng ban công an xã; tăng chỉ tiêu cửđi đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự.
- Đào tạo về lý luận chính trị cho cán bộ, công chức xã, thị trấn:
+ Mở rộng tiêu chuẩn để cán bộ, công chức có điều kiện tham gia các lớp đào tạo lý luận chính trị, ưu tiên đối với công chức xã đủđiều kiện học tập.
+ Tăng cường phối hợp với các ngành của thành phố mở các lớp đào tạo chuyên môn tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Có thể nói, công tác đào tạo, bồi dưỡng là trọng tâm, là biện pháp chủ yếu để nâng cao trình độ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay. Tuy nhiên, để
98
giải pháp này thực sự phát huy hiệu quả, trong tương lai cần hạn chế tối đa hình thức đào tạo, bồi dưỡng chắp vá theo kiểu cử người đã đi làm từ dưới lên như hiện nay. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ dân trí để có đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở được đào tạo bài bản ngay từđầu, xây dựng đội ngũ CBCC có trình độ văn hóa, giỏi về chuyên môn.