Một số giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả hệ thống đê bao tại huyện châu phú, an giang (Trang 52)

4.5.1 Đối với vùng nghiên cứu Vùng đê bao tháng 8

 Áp dụng các biện pháp canh tác có khả năng tranh thủ mùa vụ như sử dụng các loại giống lúa ngắn ngày nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, chuyển hình thức sạ lang sang hình thức cấy lúa có thể tranh thủ mùa vụ trước 10 ngày đến 15 ngày.

 Phát triển vùng nuôi trồng và nâng cao giá trị thủy sản mùa lũ vùng đê bao tháng tám bằng các giải pháp như: hỗ trợ vốn, giải quyết đầu ra cho nông sản, phát triển du lịch mùa lũ.

 Xây dựng cánh đồng mẫu từ đó thành lập vùng sản xuất lúa giống, nhằm tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

43

 Phát triển các loại cây là nguồn nguyên liệu cho sản xuất tiểu thủ công, có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện ngập sâu và lâu như cây lát, cỏ bàng.

Vùng đê bao khép kín

 Tăng cường công tác và gia cố đê các đoạn sung yếu.

 Đào các kênh mới, nạo vét các kênh cũ tại các tiểu vùng trũng nhằm tạo điều sản xuất tốt hơn cho diện tích đất này. Bên cạnh đó còn tích cưc góp phần chống úng khi có sự cố về thời tiết xảy ra.

 Cải thiện hệ thống cống và trạm bơm cho tiểu vùng, phát triển hệ thống điện bên trong nội đồng phục vụ cho vận hành các trạm bơm điện, tăng cường các trạm bơm dầu với các tiểu vùng quan trọng khi chưa lắp đặt được trạm bơm điện.

 Tăng cường quản lý thủy lợi cấp nhà nước tới từng tiểu vùng.

4.5.2 Đối với Đồng bằng sông Cửu Long

Cần xây dựng một hệ thống lịch thời vụ thống nhất, thích hợp cho việc đóng mở cửa đập ngăn lũ, đập phía thượng nguồn. Khi mở cửa đập ngăn lũ trễ, nước tích trữ lâu ngày sẽ chảy vào Việt Nam với lưu lượng lớn, kết hợp với mặt cắt các kênh chính không được mở rộng dễ dẫn tới sói mòn và gây ra vỡ đê.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về thủy lợi, mực nước, lịch thời vụ, thống nhất cho ĐBSCL, từ đó thành lập mô hình cụ thể phục vụ cho công tác dự báo mực nước vùng hạ lưu và có những khuyến cáo tích cực góp phần giảm thiệt hại, tranh thủ lịch thời vụ vùng hạ nguồn.

Qui hoạch tổng thể vùng đê bao cho ĐBSCL, và có giải pháp thích hợp cho vùng đê bao tháng 8 và đê bao khép kín

44

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Nghiên cứu đã đánh giá được hiện trạng hệ thống thủy lợi huyện Châu Phú

Đưa ra được nguyên nhân mực nước dâng cao tại trạm quan trắc Long Xuyên trong năm 2011 so với năm 2000 là do ảnh hưởng của việc phát triển diện tích đê bao khép kín phục vụ cho sản xuất lúa vụ ba.

Thông qua phương pháp đánh giá nhanh nông thôn, đề tài đã đánh giá được hiệu quả của từng loại đê bao trong vùng nghiên cứu.

Do thời gian hạn chế, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu về mối quan hệ giữa 3 yếu tố là lũ, năng suất cây trồng và tốc độ phát triển đê bao.

5.2 Kiến nghị

Tăng cường công tác quản lí thủy lợi tới từng tiểu vùng.

Xây dựng mô hình dự báo mực nước lũ và đánh giá khả năng vỡ đê cho cả ĐBSCL nhằm giảm nhẹ thiệt hại trong mùa lũ.

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

Trần Như Hối, 2005, Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng hệ thống đê bao, bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng ngập ĐBSCL – Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của bao đê đến sự phát triển bền vững ĐBSCL.

Nguyễn Sinh Huy và Hồ Văn Chín, 2009, Điều khiển lũ ở tứ giác Long Xuyên, Tạp chí khoa học và công nghệ năm 2009, số 5:109 – 127.

Trương Thị Nga, 1998, Ảnh hưởng của phù sa trên năng suất lúa và một số động thực vật thủy sinh chính tại An Giang.

Đinh Hồng Phong, 2007, Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa hình thủy văn cơ bản phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyễn Minh Quang, 2006, Những vấn đề thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyễn Thái Quyết, 2004, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu thoát lũ sang sông vàm cỏ, Trong, Đào Xuân Học, Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế - xã hội – môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng đồng tháp mười.

Tô Văn Trường, 2005, Nghiên cứu nhận dạng toàn diện về lũ, dự báo, kiểm soát và thoát lũ phục vụ yêu cầu sống chung với lũ ở ĐBSCL – Tập bản đồ theo tần suất.

Lê Anh Tuấn, 2008, Bài giảng Thủy văn môi trường.

Lê Anh Tuấn, 2010, Đồng bằng sông Cửu Long từ ”sống chung với lũ” đến ”sống chung với biến đổi khí hậu”.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010, Hướng dẫn phân cấp đê.

Phân viện khảo sát quy hoạch thủy lợi nam bộ, 5/2005, Hoàn nguyên và mô phỏng lũ năm 2000 và 2001 và đồng bằng sông Cửu Long.

Phân viện khảo sát thủy lợi nam bộ, 2005, Tập bản đồ ngập lụt theo tầng suất, trong Nghiên cứu nhận dạng toàn diện về lũ, dự báo, kiểm soát và thoát lũ phục vụ yêu cầu chung sống với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006, Luật đê điều, số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 .

Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi, 2009, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8305 : 2009, Công trình thủy lợi, kênh đất, yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng và nghiệm thu.

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2010, Số 55/2010/QĐ-UBND, Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang.

46

Viện Xã hội học Việt Nam, 2011, Báo cáo đánh giá tác động xã hội dự án quản lí thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

TIẾNG ANH

Ninh.H.N, 2007, Flood in Mekong river delta, Viet Nam

Pantulu.V.R (1986), The Mekong river system, in: Hogan.Z, Long distance migration and marine habitation in the tropical asian catfish.

47

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Hệ thống thủy lợi huyện Châu Phú đến năm 2011

48

49

50

51

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả hệ thống đê bao tại huyện châu phú, an giang (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)