Hiện trạng hệ thống đê bao

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả hệ thống đê bao tại huyện châu phú, an giang (Trang 36 - 42)

a. Hiện trạng đê bao huyện Châu Phú (năm 2000)

Năm 2000, Châu Phú có diện tích đất sản xuất được khép kín còn nhỏ, các xã được khép kín gồm Bình Thủy (diện tích 691 ha), xã Khánh Hòa (diện tích 1060 ha) và thị trấn Cái Dầu (diện tích 301 ha). Trong năm 2000, toàn huyện Châu Phú chỉ có 4,5% diện tích đất tự nhiên được khép kín thể hiện qua Hình 4.1.

27

Hình 4.1: Đê bao khép kín năm 2000 b. Hiện trạng đê bao huyện Châu Phú năm 2011

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Châu Phú (2011), 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện có đê bao, trong đó khoảng 424.825 m đê bao khép kín, với tổng diện tích được khép kín là 25.608 ha, chiếm 56,78 % diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Tuy nhiên, theo cán bộ thủy lợi huyện Châu Phú trên thực tế thì diện tích được khép kín lên đến 29.100 ha chiếm 64,52%, 36% diện tích còn lại là đất có đê bao tháng 8, thể hiện qua Hình 4.2.

28

Hình 4.2: Hiện trạng hệ thống thủy lợi huyện Châu Phú năm 2011

Qua Hình 4.2 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đê bao khép kín là không đồng đều giữa các xã trong huyện, tập trung vào các xã ven sông Hậu như Mỹ Đức, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Bình Mỹ và Bình Thủy. Thời gian xây dựng đê bao khép kín cũng không đồng nhất giữa các vùng, khép kín vùng ven sông Hậu trước rồi lấn dần vào trong nội đồng, từ kênh cấp I dần đến kênh cấp II, cấp III.

Song song với việc phát triển kênh mương thủy lợi phục vụ nông nghiệp thì phát triển hệ thống đê bao chống lũ của huyện cũng rất được quan tâm, thể hiện qua Hình 4.3.

29

Hình 4.3: Hiện trạng cống trạm bơm huyện Châu Phú năm 2011

Khó khăn trong vùng đê bao: mỗi tiểu vùng đê bao khép kín có hệ thống công trình cấp, thoát nước kiên cố như cống hở, cống tròn, trạm bơm phục vụ cho việc tưới tiêu và chống úng cho tiểu vùng đó. Trên địa bàn huyện có tất cả 42 tiểu vùng đê bao khép kín, đi kèm theo đó là 157 cống tròn, 18 cống hở và 138 trạm bơm. Hệ thống này đảm bảo ngăn lũ, tưới và tiêu nước cho 24.700 ha đạt gần 96,45% tổng diện tích đất sản xuất vụ 3. Số lượng, thành phần, công suất và vị trí đặt các công trình thiết bị này tùy thuộc vào diện tích và đặc điểm cao trình của từng tiểu vùng. Tuy nhiên, do cao trình mặt ruộng thay đổi và không đồng đều, thấp dần từ kênh chính về phía nội đồng. Do đó, gây khó khăn cho việc tưới tiêu của các hộ có diện tích đất sản xuất thuộc vùng trũng như ở láng Bông Súng xã Vĩnh Thạnh Trung phải đắp bờ bao giữ lúa mỗi khi bơm nước tưới cho toàn tiểu vùng. Bên cạnh đó, lịch thời vụ trong huyện không đồng nhất và bị ảnh hưởng chủ yếu do lũ và loại hình đê bao. Lịch thời vụ của các tiểu vùng phụ thuộc vào loại đê bao của tiểu vùng và thời gian rút của nước lũ. Do đó, những tiểu vùng gần nhau có thể có lịch thời vụ khác nhau.

30

Hình 4.4: Lịch thời vụ lệch giữa hai vùng đê bao

Tại các vùng đê bao khép kín, theo qui định thì 3 năm sản xuất 8 vụ và 1 vụ còn lại là xã lũ. Tuy nhiên, tại các vùng đê bao khép kín từ khi xây dựng đê bao đến nay không có xã lũ hoặc xã lũ 1 lần không nhận thấy hiệu quả nên việc xã lũ không được tiếp tục. Trong năm 2011, toàn huyện có tất cả 5 tiểu vùng bị vỡ đê, các tuyến đê bị vỡ này phần lớn được xây dựng từ năm 2009 đến năm 2011. Các khu vực bị vỡ đê được thể hiện qua Hình 4.5 và Bảng 4.1.

31

Bảng 4.1: Danh mục vùng vỡ đê năm 2011 ở huyện Châu Phú

STT Tiểu vùng Năm xây dựng Diện tích (m)

1 TV. K7-K10-Cần Thảo-Kênh Đào 2009 1584

2 K11-K13-Vịnh Tre-K10 C.Phú 2011 677

3 TV. K7-K8-Vịnh Tre-Cây Gáo 2009 302

4 TV. QL91-H.Sương-T.Phó-K.Ranh 2010 428

5 TV.K2-K7-Chủ Mỹ-K10 Châu Phú 2011 95

Các nguyên nhân có khả năng gây ra vỡ đê

Theo kết quả PRA cho thấy, có một số nguyên nhân dẫn đến vỡ đê trong năm 2011 như sau:

- Đê được xây dựng không đúng với thiết kế ban đầu từ cao trình, chiều rộng đỉnh và chân đê đến vật liệu sử dụng. Đất dùng trong xây dựng đê được lấy chủ yếu từ lòng kênh thay vì phải chở từ nơi khác đến. Theo hợp đồng, đất xây đê gồm 30% đất lấy từ lòng kênh, 70% còn lại lấy đất ruộng đắp vào. Tuy nhiên khi thực thì phần lớn đất được lấy từ kênh, chính vì vậy làm lòng kênh hiện tại sâu hơn kênh cũ gần 4 m so với thiết kế và làm cho khả năng chịu lực của đê giảm, mất ổn định.

- Do ảnh hưởng của lũ lớn.

- Công tác quản lý, vận hành và gia cố đê chưa đúng và kịp thời.

- Xã lũ tại đập Tha La tạo nên lưu lượng lớn trên sông chính, trong hệ thống kênh rạch nội đồng gây ra vỡ đê.

c. Định hƣớng quy hoạch thủy lợi huyện Châu Phú đến năm 2015

Theo quy hoạch của UBND (đến 2015) huyện Châu Phú sẽ có thêm 11 tiểu vùng đê bao khép kín với diện tích 5.757 ha và nâng tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 34.857 ha, chiếm 77,28% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, thể hiện qua Hình 4.6.

32

Hình 4.6: Quy hoạch hệ thống thủy lợi huyện Châu Phú đến năm 2015

Việc phát triển nhanh diện tích đê bao khép kín phục vụ sản xuất 3 vụ/năm như hiện nay ở các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL nói chung và huyện Châu Phú nói riêng đã góp phần tăng sản lượng lương thực cho vùng, tuy nhiên phát triển đê bao cũng đang xuất hiện những mặt hạn chế như năng suất trên một đơn vị diện tích không tăng nhưng tăng chi phí sản xuất, mực nước dâng cao tại một số nơi trong mùa lũ.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả hệ thống đê bao tại huyện châu phú, an giang (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)