Những tồn tại về thủy lợi của huyện Châu Phú

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả hệ thống đê bao tại huyện châu phú, an giang (Trang 43)

Trong hệ thống thủy lợi, cũng như công tác quản lý và vận hành các công trình thủy lợi trong huyện Châu Phú còn khá nhiều tồn tại.

Công tác quản lý v vận h nh các công trình thủy lợi. Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm chính trong quản lý các công trình thủy lợi. Do vậy nhiều công trình thủy lợi (trạm bơm điện, bơm dầu) chưa đầu tư đúng công suất, lịch vận hành các công trình này không đúng theo lịch thời vụ gây khó khăn trong hoạt động trong sản xuất của người dân trong tiểu vùng.

Hệ thống công trình thủy lợi. Hệ thống công trình đê bao chống lũ, chống úng khá kiên cố. Tuy nhiên, khi có xảy ra sự cố về thời tiết (mưa lớn, bão) thì hệ thống này không có khả năng đáp ứng cho diện tích đất sản xuất trũng (láng Bông Súng thuộc xã Vĩnh Thạnh Trung, hay lung Bà Láy tại xã Bình Phú). Trong năm 2011, do bị ảnh hưởng bởi bão Nanmadol từ ngày 26/08 đến ngày 31/08 nhiều diện tích lúa Thu Đông bị ngập úng và phải gieo xạ lại hoàn toàn, thể hiện qua Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Diện tích lúa vụ Thu Đông xạ lại huyện Châu Phú năm 2011

Diện tích (ha) Khánh Hòa 35,2 Mỹ Phú 250 Vĩnh Thạnh Trung 66,15 Bình Long 256,3 Bình Mỹ 188,5 Bình Chánh 145,68 Bình Phú 86,77 Thạnh Mỹ Tây 39,14 Đào Hữu Cảnh 15,5 Ô Long Vĩ 102,7

Hiện trạng công tác gia cố đê. Khu vực vỡ đê được gia cố chưa kiên cố, các nguyên liệu chính dùng trong gia cố đê như cừ tràm, lưới P40 và đất. Chiều cao đê chưa được gia cố lại hoàn toàn, có khả năng sẽ tái vỡ đê tại vị trí cũ trong mùa lũ năm sau như Hình 4.8.

34

Hình 4.8: Thực trạng đoạn đê bị vỡ đƣợc gia cố 4.2 Động thái của lũ trên sông Hậu trong năm 2000 và 2011

4.2.1 Động thái lũ trong năm 2000 v 2011 tại trạm Pakse v trên sông Hậu

Tại Pakse , lũ năm 2000 đến sớm hơn năm 2011, đỉnh lũ năm 2000 cũng cao hơn năm 2011, thể hiện qua Hình 4.9

Hình 4.9: Mực nƣớc năm 2000, 2011 tại trạm Pakse

(Ủy ban sông Me Kong, 2012)

Qua Hình 4.9 cho thấy, đỉnh lũ sớm năm 2000 xuất hiện vào ngày 19/07 với mực nước thực đo là 11,76 m, đến ngày 14/09 thì đạt đỉnh lũ chính vụ 13,34 m, khoảng cách giữa hai đỉnh là 55 ngày. Lũ sớm năm 2011 đạt đỉnh 12,98 m vào ngày 12/8 và đến ngày

12,745 m (22/09) 13,34 m (14/09)

13,105 m (11/08)

35

22/09 đạt đỉnh lũ chính vụ với mực nước là 12,72 m, khoảng cách giữa hai đỉnh là 40 ngày. Như vậy đỉnh lũ sớm năm 2011 đến trễ hơn gần 1 tháng so với năm 2000 và cao hơn 1,22 m. Đỉnh lũ chính vụ năm 2011 đến trễ hơn 10 ngày và thấp hơn 0,52 m so với năm 2000. Lũ năm 2011, thời gian đầu mùa lũ nước lên chậm hơn năm 2000; cũng rút chậm hơn so với năm 2000. Khoảng cách giữa 2 đỉnh lũ năm 2000 xa hơn năm 2011.

Trên sông Hậu, có sự thay đổi lớn về mực nước lũ trong năm 2000 và 2011. Tại Châu Đốc mực nước lũ năm 2000 cao hơn mực nước lũ năm 2011 nhưng tại Long Xuyên thì mực nước lũ năm 2011 lại cao hơn mực nước lũ năm 2000, thể hiện qua Hình 4.10.

Hình 4.10: Mực nƣớc năm 2000 và 2011 tại trạm Châu Đốc và Long Xuyên

(Trung tâm KTTV trung ương, 2012)

Tại trạm Châu Đốc, động thái lũ năm 2000 và 2011 không khác nhiều so với động thái lũ tại trạm Pakse cả về thời gian xuất hiện đỉnh lũ và độ chênh lệch giữa hai đỉnh lũ. Lũ sớm năm 2011 đạt đỉnh 3,19 m vào ngày 31/08, trễ hơn lũ sớm năm 2000 gần 1 tháng và thấp hơn 0,63 m. Đỉnh lũ chính vụ năm 2011 xuất hiện vào ngày 12/10 mực nước đỉnh lũ đạt 4,27 m trễ hơn gần 20 ngày và thấp hơn 0,63 m so với lũ năm 2000. Mực nước tại Long Xuyên có phần bị ảnh hưởng bởi thủy triều và có sự thay đổi lớn về mực nước năm 2000 và 2011 so với trạm Châu Đốc, mực nước đạt đỉnh lũ năm 2011 cao hơn năm 2000. Lũ năm 2011 có hai đỉnh, thời gian đạt đỉnh lũ sớm từ 27/09 đến 01/10 với mực nước đạt 2,63 m cao hơn mực nước cùng thời gian năm 2000 là

263 cm (27/9) 281 cm (27/10)

490 cm (23/9)

36

0,16 m (đỉnh lũ chính vụ năm 2000). Đỉnh lũ chính vụ năm 2011 xuất hiện vào ngày 27/10 với mực nước đạt 2,81 m (Hình 4.10).

Hình 4.11: Mực nƣớc năm 2000 v 2011 tại trạm Cần Thơ

(Trung tâm KTTV trung ương, 2012)

Qua Hình 4.11 cho thấy, mực nước tại Cần Thơ trong năm 2000 ít có sự biến động. Lũ năm 2000 đạt đỉnh là 1,79 m thấp hơn mực nước cùng kỳ năm 2011 là 0,29 m. Lũ năm 2011 đạt đỉnh từ ngày 29/10 – 30/10, mực nước đạt đỉnh là 2,15 m, cao hơn mực nước cùng kỳ năm 2000 là 0,45 m. Như vậy động thái lũ tại Cần Thơ trong năm 2000 và 2011 giống với trạm Long Xuyên.

215 cm (27/10)

37

Hình 4.12: Mực nƣớc năm 2000 v 2011 tại trạm Pakse v Cần Thơ

(Trung tâm KTTV trung ương, 2012)

Qua Hình 4.12 cho thấy, mực nước tại trạm Pakse và trạm Cần Thơ có sự khác biệt. Mực nước năm 2000 tại Pakse cao hơn năm 2011, nhưng tại trạm Cần Thơ mực nước năm 2011 lại cao hơn năm 2000.

Trong năm 2000 và 2011, ĐBSCL có sự thay đổi đáng kể về hệ thống thủy lợi. Năm 2000, ĐBSCL mới bước đầu vào công tác khép kín đê bao, tuy nhiên đến năm 2011 tổng diện tích đất sản xuất được khép kín của ĐBSCL lên đến 560.000 ha. Khép kín đê bao làm lúa vụ 3, nước không vào được nội đồng làm cho mực nước trên sông dâng cao và chảy tràn xuống phía hạ lưu gây ngập một số nơi (Nguyễn Minh Quang, 2006). Như vậy việc xây dựng đê bao khép kín là nguyên nhân dẫn đến mực nước dâng cao tại Long Xuyên và Cần Thơ. Tại ĐBSCL, trong mùa lũ khi thủy triều dâng lên gây cản trở dòng chảy của nước lũ thoát ra biển. Lượng nước do triều kết hợp với lượng do lũ từ thượng nguồn làm dâng cao mực nước tại một số nơi, làm xuất hiện một số đỉnh lũ phụ do triều (Tô Văn Trường, 2005). Vậy cũng cần xem xét ảnh hưởng của yếu tố thủy triều khi đánh giá mực nước dâng tại ĐBSCL.

4.2.2 Chế độ thủy triều ảnh hƣởng tới mực nƣớc tại Long Xuyên v Cần Thơ trong năm 2000 v 2011

Chế độ thủy văn ĐBSCL chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông và biển Tây (Lê Anh Tuấn, 2008). Do vị trí địa lý, mực nước tại trạm Cần Thơ bị ảnh hưởng mạnh bởi triều biển Đông và mực nước vùng Long Xuyên bị ảnh hưởng của triều biển Tây.

38

Mực nước lũ tại Long Xuyên trong năm 2000 và 2011 ít bị ảnh hưởng bởi thủy triều. Thời gian đạt đỉnh lũ trong hai năm không trùng vào thời gian đạt đỉnh triều, thể hiện qua Hình 4.13.

Hình 4.13: Mực nƣớc tại Rạch Giá, Long Xuyên trong năm 2000 v 2011

(Trung tâm KTTV trung ương, 2012)

Qua Hình 4.13 cho thấy, đỉnh lũ năm 2000 (từ ngày 24/09 đến ngày 02/10) rơi vào những ngày thủy triều xuống thấp. Trong năm 2011, quan tâm đến hai mốc thời gian, thứ nhất là thời gian đạt đỉnh lũ năm 2011 (27/10) và thời gian đạt đỉnh triều (31/10). Khi lũ năm 2011 đạt đỉnh thì thủy triều còn thấp nhưng khi thủy triều dâng cao vào ngày 31/10 thì mực nước tại Long Xuyên lại giảm. Như vậy, mực nước dâng cao tại Long Xuyên ít có liên quan với chế độ thủy triều biển Tây.

257 cm (24/09) 259 cm (02/10)

281 cm (27/10)

39

Giống với trạm Long Xuyên, mực nước tại trạm Cần Thơ cũng được so sánh với thủy triều. Trạm Mỹ Thanh nằm ven biển Đông mang đặc trưng chế độ thủy văn triều biển Đông, nên mực nước trạm Mỹ Thanh được chọn để so sánh với mực nước trạm Cần Thơ, thể hiện qua Hình 4.14.

Hình 4.14: Mực nƣớc tại Mỹ Thanh, Cần Thơ trong năm 2000 v 2011

(Trung tâm KTTV trung ương, 2012)

Qua Hình 4.14 cho thấy, diễn biến mực nước tại trạm Cần Thơ khá giống với mực thủy triều trong năm 2000 và 2011. Tại thời điểm mực nước đạt đỉnh cao nhất tại Cần Thơ trong năm 2000 (29/09) trùng vào thời điểm triều dâng cao, cùng khoảng thời gian này trong năm 2011 mực nước và mực thủy triều gần như trùng nhau đạt 2,11 m. Trong năm 2011 khi mực nước đạt đỉnh thì cũng trùng vào thời điểm triều lên và mực thủy triều lại cao hơn mực nước tại trạm Cần Thơ. Như vây, mực nước tại trạm Cần Thơ có chịu ảnh hưởng của thủy triều và lượng nước từ thượng nguồn cũng góp phần làm mực nước dâng cao tại đây.

Như vậy để khẳng định nguyên nhân dẫn đến việc mực nước tại hạ nguồn tăng cao trong năm 2011 là do thủy triều hay ảnh hưởng của lưu lượng mực nước lũ từ thượng nguồn từ đó có những đề xuất khắc phục thì cần phải chạy mô hình mô phỏng cho các trường hợp sau

- Trường hợp 1: mực nước tại thượng nguồn không đổi, thủy triều không đổi và tại ĐBSCL không có đê bao khép kín. Trường hợp này là đại diện cho năm 2000.

40

- Trường hợp 2: mực nước tại thượng nguồn không đổi, thủy triều không đổi và tại ĐBSCL có đê bao. Trường hợp này đại diện cho năm 2011.

4.3 Động thái v thiệt hại của lũ năm 2000 v 2011 tại vùng nghiên cứu

Qua quá trình thực hiện PRA tại 3 xã, thu thập được những nhận định của người dân về động thái và thiệt hại của lũ trong năm 2000 và 2011 thể hiện qua Bảng 4.3 và Bảng 4.4.

4.3.1 Động thái lũ

Theo kết quả PRA, thì động thái lũ trong năm 2000 và 2011 tại vùng nghiên cứu là không giống nhau, cả về thời gian suất hiện đỉnh lũ cũng như thời gian rút của nước lũ. Tại vùng nghiên cứu động thái lũ có phần giống với động thái lũ trên sông Hậu, thể hiện qua Bảng 4.3.

Bảng 4.3: So sánh động thái lũ năm 2000 v 2011 tại vùng nghiên cứu

Lũ năm 2000 Lũ năm 2011

Lũ tháng 8 về chậm Cường độ lũ tháng 8 nhỏ. Lũ rút nhanh hơn năm 2011.

Lũ tháng 8 về sớm. Cường độ lũ tháng 8 lớn

Lũ rút chậm hơn năm 2000 từ 0,5 tháng – 1 tháng

Không bị ảnh hưởng do không sản xuất vụ 3 và người dân đã có sự chuẩn bị sống chung với lũ.

Thiệt hại nhiều về lúa (40 ngày), rau màu, vườn cây, hư hại nhà cửa.

4.3.2 Thiệt hại

Bảng 4.4: So sánh thiệt hại lũ năm 2000 v 2011 tại vùng nghiên cứu

Lũ năm 2000 Lũ năm 2011

Không có thiệt hại đáng kể, do chưa sản xuất vụ ba.

Người dân có sự chuẩn bị, không xảy ra tình trạng bị động trước lũ

Gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp như thiệt hại lúa, bên cạnh đó còn có rau màu, ao nuôi thủy sản và vườn cây ăn trái.

Gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng như sập hoàn toàn 4 căn nhà,

41

4.4 Hiệu quả hệ thống đê bao

Đê bao tháng tám, đê bao khép kín cả hai đều có những mặt tiêu cực và mặt tích cực riêng, trong sản xuất nông nghiệp đê bao khép kín khắc phục được các mặt hạn chế của đê bao tháng tám. Tuy nhiên, sản xuất vụ 3 trong đê bao khép kín đang xuất hiện những mặt tiêu cực rất đáng quan tâm, thể hiện qua Bảng 4.5.

Bảng 4.5: So sánh hiệu quả hai loại đê bao

Đê bao tháng tám Đê bao khép kín

 Tích cực

Bảo vệ diện tích lúa vụ HT Tranh thủ được mùa vụ

Đảm bảo có phù sa cung cấp cho đất sản xuất trong mùa lũ

Tăng hiệu quả nuôi trồng thủy sản trong mùa lũ (cung cấp thức ăn tự nhiên cho thủy sản, giảm hao hụt ...) Cải thiện chất lượng đất canh tác, giảm sâu bệnh (nước lũ giúp rữa trôi sâu bệnh, không cón sâu bệnh lưu tồn trên đồng ruộng trong vụ sau)

Giữ được kinh nghiệm sống chung với lũ, giảm nhẹ thiệt hại về người và của

 Tiêu cực

Người dân bị thất nghiệp trong mùa lũ

 Tích cực

Sản xuất thêm được vụ 3, thay vì đê bao tháng tám chỉ sản xuất được 2 vụ. Do sản xuất được trong mùa lũ, nên các công việc cần lao động cũng tăng góp phần giải quyết việc làm cho nhân công lao động tại địa phương

 Tiêu cực

Giảm lượng phù sa cung cấp cho đồng ruộng trong mùa lũ

Giảm khả năng thích ứng của người dân trước lũ

Có khả năng gây thiệt hại trên diện tích rộng khi xảy ra vỡ đê

Gây ô nhiễm môi trường cục bộ do các hoạt động sản xuất trong vùng.

Sâu bệnh phát triển nhiều hơn đê bao tháng 8.

Tại vùng đê bao tháng 8, khi nước lũ giảm thấp hơn mực đê bao người dân gia cố đê bao rồi bơm nước ra rồi chang lại cho đất bằng phẳng để xạ. Chính vì vậy nhân dân tranh thủ được mùa vụ trước mực nước lũ, không cần phải đợi mực nước lũ rút hẳn như vùng không có đê bao.

42

Trước năm 2003, đất sản xuất nông nghiệp ở xã Vĩnh Thạnh Trung chỉ sản xuất lúa 2 vụ trên năm. Tuy nhiên, sau năm 2003 đất sản xuất nông nghiệp của xã được khép kín đê bao, điều kiện sản xuất thuận lợi nhiều loại cây trồng vật nuôi được đưa vào sản xuất như: rau màu, nuôi cá, nuôi heo, nuôi bò... mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất thải chăn nuôi và đặc biệt là bùn thải từ ao cá đang làm ô nhiễm môi trường cục bộ gây ảnh hưởng tới sản xuất lúa của người dân . Như trường hợp tại xã Vĩnh Thạnh Trung, bùn thải từ ao nuôi chảy tràn ra đồng ruộng làm ảnh hưởng tới trồng lúa của người dân và môi trường xung quanh, thể hiện qua Hình 4.15.

Hình 4.15: Bùn thải ao nuôi cá tại xã Vịnh Thạnh Trung

Theo kết quả PRA cho thấy, trong vùng đê bao khép kín do sản xuất liên tục, thời gian cách giữa các vụ sản xuất ngắn, lúc nào cũng có thức ăn tự nhiên chính vì vậy mà sâu bệnh lưu dẫn trên đồng, không đủ thời gian để phân hủy các chất hữu cơ trên đồng ruộng đễ dẫn đến các bệnh liên quan đến ngộ độc hữu cơ. Bên cạnh đó lượng phân bón dùng trong sản xuất nông nghiệp cũng tăng từ 15% - 20% so với vùng đê bao tháng tám.

4.5 Một số giải pháp đề xuất 4.5.1 Đối với vùng nghiên cứu 4.5.1 Đối với vùng nghiên cứu Vùng đê bao tháng 8

 Áp dụng các biện pháp canh tác có khả năng tranh thủ mùa vụ như sử dụng các loại giống lúa ngắn ngày nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, chuyển hình thức sạ lang sang hình thức cấy lúa có thể tranh thủ mùa vụ trước 10 ngày đến 15 ngày.

 Phát triển vùng nuôi trồng và nâng cao giá trị thủy sản mùa lũ vùng đê bao tháng tám bằng các giải pháp như: hỗ trợ vốn, giải quyết đầu ra cho nông sản, phát triển du lịch mùa lũ.

 Xây dựng cánh đồng mẫu từ đó thành lập vùng sản xuất lúa giống, nhằm tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

43

 Phát triển các loại cây là nguồn nguyên liệu cho sản xuất tiểu thủ công, có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện ngập sâu và lâu như cây lát, cỏ bàng.

Vùng đê bao khép kín

 Tăng cường công tác và gia cố đê các đoạn sung yếu.

 Đào các kênh mới, nạo vét các kênh cũ tại các tiểu vùng trũng nhằm tạo điều sản xuất tốt hơn cho diện tích đất này. Bên cạnh đó còn tích cưc góp phần chống úng khi có sự cố về thời tiết xảy ra.

 Cải thiện hệ thống cống và trạm bơm cho tiểu vùng, phát triển hệ thống điện bên trong nội đồng phục vụ cho vận hành các trạm bơm điện, tăng cường các trạm bơm dầu với các tiểu vùng quan trọng khi chưa lắp đặt được trạm bơm điện.

 Tăng cường quản lý thủy lợi cấp nhà nước tới từng tiểu vùng.

4.5.2 Đối với Đồng bằng sông Cửu Long

Cần xây dựng một hệ thống lịch thời vụ thống nhất, thích hợp cho việc đóng mở cửa đập ngăn lũ, đập phía thượng nguồn. Khi mở cửa đập ngăn lũ trễ, nước tích trữ lâu

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả hệ thống đê bao tại huyện châu phú, an giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)