Tổng quan về địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả hệ thống đê bao tại huyện châu phú, an giang (Trang 30)

a. Vùng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu được chọn tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; Huyện có 12 xã và một thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên 426.230 ha.

Hình 3.2: Vị trí huyện Châu Phú

Cao trình đất sản xuất nông nghiệp Châu Phú khá bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng (chiếm 85,75% tổng diện tích đất tự nhiên) cao trình giảm dần từ Đông sang Tây, cao từ kênh chính và thấp dần về phía nội đồng.

21

b. Điều kiện tự nhiên Nhiệt độ

An Giang có nhiệt độ trung bình cao nhất trong tháng vào khoảng 300C – 35.50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 4 khoảng 35,50C, thấp nhất thường xuất hiện từ tháng 10 – tháng 12 (Hình 3.3), nhiệt độ tối thấp có thể xuống đến 15 – 160C ở vùng đồng bằng và vùng núi 13 – 140C. Vào các tháng mùa mưa nhiệt độ chênh lệch nhau khoảng trên dưới 10C. Biên độ nhiệt thay đổi theo mùa, mùa mưa trung bình từ 60C đến 80C (xảy ra vào những ngày oi bức), mùa khô 10 – 120C (xảy ra vào những ngày khô hanh nhất).

Hình 3.3: Nhiệt độ trung bình tháng từ năm 2002 – 2007 tại Châu Đốc

(Trung tâm KTTV An Giang,2010)

Chế độ gió

Chế độ gió của vùng khá thuần nhất, chính là gió mùa; gió mùa Đông Bắc (từ tháng 5 đến tháng 10), vận tốc gió trung bình là 3 m/s. Vận tốc gió trong mùa hè lớn hơn mùa đông do mùa hè thường có giông, bão. Những năm gần đây diễn biến của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, số lượng các cơn bão xuất hiện nhiều hơn ở phía biển Đông, gây ảnh hưởng rất nhiều tới chế độ gió trong khu vực. Gió mạnh kết hợp với mưa lớn có tác không nhỏ đến quá trình sản xuất cũng như đời sống của nhân dân trong khu vực.

Chế độ mƣa

Chế độ mưa bị phân hóa thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa hàng năm từ 1500 – 1600 mm giá trị cao nhất đạt 2100 mm/năm và thấp nhất đạt 900 mm/năm. Lượng mưa lớn tập trung vào tháng 8 và tháng 9. Mùa khô bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình dưới 100 mm, thể hiện qua Hình 3.4.

22

Hình 3.4: Lƣợng mƣa trung bình theo tháng từ năm 2002 – 2007 tại Châu Đốc

(Trung tâm KTTV An Giang,2010)

Độ ẩm

Do nhiệt độ An Giang thay đổi ít, nên sự biến động của độ ẩm chỉ phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa. Độ ẩm trung bình các tháng mùa mưa là 84% có tháng (giữa mùa mưa) lên đến 90%. Trong mùa khô, độ ẩm vào thời kỳ đầu mùa là 82%, giữa mùa là 78%, cuối mùa 72%. Độ ẩm trung bình năm là 81%, thể hiện qua Hình 3.5.

Hình 3.5: Độ ẩm trung bình năm 2010 tại An Giang

(Nguồn: Niên giám thống kê An Giang, 2010)

Lƣợng bốc hơi

Mùa khô lượng bốc hơi lớn, bình quân 110 mm/tháng. Lượng bốc hơi lớn hàng năm từ 1200 – 1300 mm, tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là vào tháng 3, lượng mưa trung bình đạt đến 160 mm, trong mùa mưa lượng bốc hơi trung bình đạt 85 mm, xuất hiện

23

vào tháng 9, 10 là thời kỳ có mưa nhiều và độ ẩm cao nhất trong năm. Tháng 9 có lượng bốc hơi cao nhất.

Thủy văn

Ngoài chế độ dòng chảy của sông chịu ảnh hưởng nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công. Chế độ thủy văn trong vùng còn chịu một phần ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây. Vào mùa mưa vận tốc dòng chảy và mực nước tăng nhanh rõ rệt, nước sông mang theo một lượng phù sa rất lớn (Tô Văn Trường, 1999).

3.4 Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu 3.4.1 Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu từ niên giám thống kê, bài báo khoa học, tạp chí chuyên ngành; - Thu thập số liệu từ các sở, ban ngành: Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang, Phòng

Nông nghiệp huyện Châu Phú, TTKTTV Quốc Gia, Ủy ban sông Mê Công. Các số liệu thu thập về hiện trạng đê bao khép kín, đê bao tháng 8; thiệt hại của lũ trong hai năm 2000 và 2011, lịch thời vụ, số liệu về khí tượng thuỷ văn của vùng, - Ngoài ra số liệu còn được thu thập tại các trang báo điện tử tin cậy của các sở

ban ngành như TTKTTV QG.

3.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý tại các sở ban ngành.

a. Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn là phương pháp tiếp cận để thiết kế, theo dõi và đánh giá nhanh sự phát triển của nông thôn với sự tham gia của cộng đồng. Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin về tình hình lũ, thiệt hại trong các năm 2000 và 2011, động thái của lũ trong vùng; Tình hình sản xuất nông nghiệp, thuận lợi khó khăn trong hiện tại.

Công cụ thực hiện trong phƣơng pháp PRA: trong PRA có nhiều công cụ khác nhau để thu thập thông tin, tuy nhiên trong nghiên cứu này có một số công cụ tiêu biểu được chọn như sau:

- Sơ lược lịch sử: được sử dụng để tìm hiểu về sự thay đổi của các giai đoạn sản xuất lúa, từ sản xuất lúa mùa sang lúa hai vụ và lúa ba vụ.

24

- Lịch thời vụ: được sử dụng để thăm dò về hệ thống canh tác của vùng nghiên cứu, tìm hiểu về mối quan hệ của lịch thời vụ và mực nước trên sông.

- Cây vấn đề: được dùng để xác định các các thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nguyên nhân vỡ đê.

- Cây giải pháp: được dùng để thu thập các kiến nghị của người dân, các đề xuất khắc phục những khó khăn, bất cập trong thực tế

- Vẽ bản đồ: được dùng để tìm hiểu về hướng của mực nước lũ ảnh hưởng tới vùng nghiên cứu

- So sánh cặp đôi: để tìm hiểu động thái lũ và thiệt hại của lũ tại vùng nghiên cứu trong năm 2000 và 2011.

Đối tƣợng tham gia buổi PRA: là các hộ nông dân, có thâm niên sống trong vùng nghiên cứu từ 5 năm đến 10 năm, chịu ảnh hưởng lũ trong năm 2000 và 2011.

Địa điểm thực hiện PRA: PRA được lần lượt thực hiện tại 3 xã thuộc vùng nghiên cứu:

- Xã Ô Long Vĩ với đặc điểm là vùng có đê bao mới được khép kín và xảy ra vỡ đê năm 2011. Ngoài các thông tin chung như đã nói ở trên thì vùng này còn được chú trọng lập ma trận so sánh để tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra vỡ đê. Tình hình khắc phục vỡ đê và tái sản xuất của người dân trong khu vực.

Hình 3.6: Hoạt động trong buổi PRA tại xã Ô Long Vĩ

- Xã Bình Phú có vùng đê bao tháng 8. Thu thập các thông tin về sinh kế, thu nhập của người dân trong mùa lũ.

25

b. Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý tại các sở ban ng nh

Phỏng vấn trực tiếp cán bộ tại Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang, Phòng Nông nghiệp huyện Châu Phú và cán bộ địa phương để tìm hiểu sự thay đổi động thái lũ các năm 2000 và 2011, cũng như công tác quản lý thủy lợi, công tác phòng chống lũ và gia cố đê ở địa phương.

3.5 Phƣơng pháp dùng trong xử lý số liệu

Biên tập lại bản đồ hiện trạng thủy lợi huyện Châu Phú bằng phần mềm Mapinfo, nhằm thể hiện tổng quan về hiện trạng công trình thủy lợi năm 2011.

Thể hiện số liệu mực nước trong năm 2000 và 2011 tại các trạm quan trắc Pakse trên sông Mê Công và các trạm Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ trện sông Hậu trên biểu đồ. Từ đó tìm hiểu sự thay đổi dòng chảy trên sông Hậu trong mùa lũ.

26

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng hệ thống thủy lợi huyện Châu Phú 4.1.1 Hiện trạng hệ thống kênh mƣơng

Từ năm 2000 đến năm 2011, mạng lưới sông kênh của huyện Châu Phú ít có sự thay đổi, hầu hết hệ thống kênh được xây dựng trước năm 2000, thể hiện qua Hình 4.3.

Hệ thống kênh cấp I: có tất cả 8 kênh cấp I đi qua địa bàn huyện, cụ thể là kênh Đào, kênh Cần Thảo, Vịnh Tre, kênh 10 Châu Phú, kênh Cây Dương, kênh Năng Gù-Núi Chóc dẫn nước tưới và tiêu cho 69.800 ha. Đa phần các kênh đi song song nhau theo hướng vuông góc với sông Hậu, chỉ riêng các kênh Xép Katamboong và kênh Xép Năng Gù thì đi song song với sông Hậu. Các kênh này có chiều rộng từ 20 – 30 m; chiều sâu đáy khoảng từ 10 – 15 m; cao trình đáy kênh khoảng từ - 2,2 m đến - 2,6 m.

Nhiệm vụ chính hệ thống kênh: dẫn nước từ sông sông Hậu vào sâu trong nội đồng phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, là đường giao thông thủy quan trọng trong việc vận chuyển nông sản, đi lại của người dân. Trong mùa lũ hệ thống kênh cấp I giúp phân bổ lượng nước lũ vào nội đồng, giảm tải lượng cho sông chính giảm khả năng xói lở và vỡ đê.

Hệ thống kênh cấp II, III v kênh nội đồng: hệ thống này này khá dầy đặc, song song với sông Hậu từ phía thị xã Châu Đốc xuống Châu Phú.

Trên toàn huyện có 113,25 km kênh các loại với mật độ 0,25 km/km2. Theo số liệu thu thập thì với số lượng kênh như thế thì nước dùng cho sản xuất nông nghiệp trong vùng được đảm bảo. Tuy nhiên vào mùa khô (từ tháng 1 - tháng 3) mực nước trong kênh xuống thấp, thấp hơn mặt ruộng khoảng 0,5 – 0,7 m, gây khó khăn cho người dân trong việc lấy nước tưới vào trong đồng ruộng.

4.1.2 Hiện trạng hệ thống đê bao

a. Hiện trạng đê bao huyện Châu Phú (năm 2000)

Năm 2000, Châu Phú có diện tích đất sản xuất được khép kín còn nhỏ, các xã được khép kín gồm Bình Thủy (diện tích 691 ha), xã Khánh Hòa (diện tích 1060 ha) và thị trấn Cái Dầu (diện tích 301 ha). Trong năm 2000, toàn huyện Châu Phú chỉ có 4,5% diện tích đất tự nhiên được khép kín thể hiện qua Hình 4.1.

27

Hình 4.1: Đê bao khép kín năm 2000 b. Hiện trạng đê bao huyện Châu Phú năm 2011

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Châu Phú (2011), 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện có đê bao, trong đó khoảng 424.825 m đê bao khép kín, với tổng diện tích được khép kín là 25.608 ha, chiếm 56,78 % diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Tuy nhiên, theo cán bộ thủy lợi huyện Châu Phú trên thực tế thì diện tích được khép kín lên đến 29.100 ha chiếm 64,52%, 36% diện tích còn lại là đất có đê bao tháng 8, thể hiện qua Hình 4.2.

28

Hình 4.2: Hiện trạng hệ thống thủy lợi huyện Châu Phú năm 2011

Qua Hình 4.2 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đê bao khép kín là không đồng đều giữa các xã trong huyện, tập trung vào các xã ven sông Hậu như Mỹ Đức, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Bình Mỹ và Bình Thủy. Thời gian xây dựng đê bao khép kín cũng không đồng nhất giữa các vùng, khép kín vùng ven sông Hậu trước rồi lấn dần vào trong nội đồng, từ kênh cấp I dần đến kênh cấp II, cấp III.

Song song với việc phát triển kênh mương thủy lợi phục vụ nông nghiệp thì phát triển hệ thống đê bao chống lũ của huyện cũng rất được quan tâm, thể hiện qua Hình 4.3.

29

Hình 4.3: Hiện trạng cống trạm bơm huyện Châu Phú năm 2011

Khó khăn trong vùng đê bao: mỗi tiểu vùng đê bao khép kín có hệ thống công trình cấp, thoát nước kiên cố như cống hở, cống tròn, trạm bơm phục vụ cho việc tưới tiêu và chống úng cho tiểu vùng đó. Trên địa bàn huyện có tất cả 42 tiểu vùng đê bao khép kín, đi kèm theo đó là 157 cống tròn, 18 cống hở và 138 trạm bơm. Hệ thống này đảm bảo ngăn lũ, tưới và tiêu nước cho 24.700 ha đạt gần 96,45% tổng diện tích đất sản xuất vụ 3. Số lượng, thành phần, công suất và vị trí đặt các công trình thiết bị này tùy thuộc vào diện tích và đặc điểm cao trình của từng tiểu vùng. Tuy nhiên, do cao trình mặt ruộng thay đổi và không đồng đều, thấp dần từ kênh chính về phía nội đồng. Do đó, gây khó khăn cho việc tưới tiêu của các hộ có diện tích đất sản xuất thuộc vùng trũng như ở láng Bông Súng xã Vĩnh Thạnh Trung phải đắp bờ bao giữ lúa mỗi khi bơm nước tưới cho toàn tiểu vùng. Bên cạnh đó, lịch thời vụ trong huyện không đồng nhất và bị ảnh hưởng chủ yếu do lũ và loại hình đê bao. Lịch thời vụ của các tiểu vùng phụ thuộc vào loại đê bao của tiểu vùng và thời gian rút của nước lũ. Do đó, những tiểu vùng gần nhau có thể có lịch thời vụ khác nhau.

30

Hình 4.4: Lịch thời vụ lệch giữa hai vùng đê bao

Tại các vùng đê bao khép kín, theo qui định thì 3 năm sản xuất 8 vụ và 1 vụ còn lại là xã lũ. Tuy nhiên, tại các vùng đê bao khép kín từ khi xây dựng đê bao đến nay không có xã lũ hoặc xã lũ 1 lần không nhận thấy hiệu quả nên việc xã lũ không được tiếp tục. Trong năm 2011, toàn huyện có tất cả 5 tiểu vùng bị vỡ đê, các tuyến đê bị vỡ này phần lớn được xây dựng từ năm 2009 đến năm 2011. Các khu vực bị vỡ đê được thể hiện qua Hình 4.5 và Bảng 4.1.

31

Bảng 4.1: Danh mục vùng vỡ đê năm 2011 ở huyện Châu Phú

STT Tiểu vùng Năm xây dựng Diện tích (m)

1 TV. K7-K10-Cần Thảo-Kênh Đào 2009 1584

2 K11-K13-Vịnh Tre-K10 C.Phú 2011 677

3 TV. K7-K8-Vịnh Tre-Cây Gáo 2009 302

4 TV. QL91-H.Sương-T.Phó-K.Ranh 2010 428

5 TV.K2-K7-Chủ Mỹ-K10 Châu Phú 2011 95

Các nguyên nhân có khả năng gây ra vỡ đê

Theo kết quả PRA cho thấy, có một số nguyên nhân dẫn đến vỡ đê trong năm 2011 như sau:

- Đê được xây dựng không đúng với thiết kế ban đầu từ cao trình, chiều rộng đỉnh và chân đê đến vật liệu sử dụng. Đất dùng trong xây dựng đê được lấy chủ yếu từ lòng kênh thay vì phải chở từ nơi khác đến. Theo hợp đồng, đất xây đê gồm 30% đất lấy từ lòng kênh, 70% còn lại lấy đất ruộng đắp vào. Tuy nhiên khi thực thì phần lớn đất được lấy từ kênh, chính vì vậy làm lòng kênh hiện tại sâu hơn kênh cũ gần 4 m so với thiết kế và làm cho khả năng chịu lực của đê giảm, mất ổn định.

- Do ảnh hưởng của lũ lớn.

- Công tác quản lý, vận hành và gia cố đê chưa đúng và kịp thời.

- Xã lũ tại đập Tha La tạo nên lưu lượng lớn trên sông chính, trong hệ thống kênh rạch nội đồng gây ra vỡ đê.

c. Định hƣớng quy hoạch thủy lợi huyện Châu Phú đến năm 2015

Theo quy hoạch của UBND (đến 2015) huyện Châu Phú sẽ có thêm 11 tiểu vùng đê bao khép kín với diện tích 5.757 ha và nâng tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 34.857 ha, chiếm 77,28% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, thể hiện qua Hình 4.6.

32

Hình 4.6: Quy hoạch hệ thống thủy lợi huyện Châu Phú đến năm 2015

Việc phát triển nhanh diện tích đê bao khép kín phục vụ sản xuất 3 vụ/năm như hiện nay ở các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL nói chung và huyện Châu Phú nói riêng đã góp phần tăng sản lượng lương thực cho vùng, tuy nhiên phát triển đê bao cũng đang xuất hiện những mặt hạn chế như năng suất trên một đơn vị diện tích không tăng nhưng tăng chi phí sản xuất, mực nước dâng cao tại một số nơi trong mùa lũ.

4.1.3 Công tác quản lý thủy lợi tại huyện Châu Phú

Hình 4.7: Hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi tại huyện Châu Phú

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả hệ thống đê bao tại huyện châu phú, an giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)