Sự phát triển của các kênh thanh toán

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Sở giao dịch III (Trang 65 - 68)

Hiện tại tại BIDV Sở giao dịch III đang áp dụng thanh toán qua 4 kênh cơ bản, đó là: thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, thanh toán trong nội bộ BIDV, thanh toán song phương. Tỷ trọng thanh toán qua các kênh được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.9. Tỷ trọng doanh số thanh toán qua các kênh thanh toán giai đoạn 2010-2013 tại Sở giao dịch III

Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2013 Tỷ trọng (%) Thanh toán nội

bộ BIDV 401.210,203 40,96 518.004,260 32,45 640.614,689 33,09

Thanh toán điện tử liên ngân hàng

238.512,413 24,35 481.448,644 30,16 520.777,732 26,90

Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại các TCTD 120.676,506 12,32 210.234,703 13,17 268.326,370 13,86 Thanh toán song phương 219.117,975 22,37 386.627,523 24,22 506.257,909 26,15 Tổng TTKDTM 979.517,097 100 1.596.315,132 100 1.935.976,697 100

(Nguồn: Báo cáo số liệu kinh doanh Sở Giao dịch III các năm 2011, 2012, 2013)

- Thanh toán điện tử liên ngân hàng

Hiện nay, Sở giao dịch III tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò điều tiết và quản lý. Kênh thanh toán hiện đại này đến năm 2011 đã được triển khai hầu hết 64 tỉnh thành trên cả nước. Các ngân hàng có thể thực hiện thanh toán đến nhau thông qua mạng điện tử, rút ngắn thời gian nhận lệnh và xử lý lệnh của khách hàng. Theo phương thức này, thời gian kể từ

khi nhận được yêu cầu chuyển tiền của khách hàng, ngân hàng tiến hành xử lý và gửi lệnh đi, đến khi ngân hàng báo có cho khách hàng chỉ mất tối đa là 3 tiếng.

Qua bảng số liệu có thể thấy, thanh toán điện tử liên ngân hàng có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở Giao dịch III. Tuy nhiên, tốc độ tăng chưa lớn, và có xu hướng tăng chậm, do sự phát triển của các kênh thanh toán khác, đặc biệt là thanh toán song phương được ưu tiên sử dụng hơn do chi phí rẻ, tốc độ nhanh.

- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng

Thanh toán qua tài khoản tại các tổ chức tín dụng mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch III. Tốc độ tăng của kênh thanh toán này qua các năm giảm dần qua các năm, năm 2012 doanh số thanh toán qua kênh này tăng 89.558,197 triệu VND (tương đương 74,21%) so với năm 2011; năm 2013 doanh số thanh toán tăng 58.091,667 triệu VND (tương đương 27,63%) so với năm 2012. Tỷ trọng doanh số thanh toán qua kênh này trong tổng doanh số thanh toán chỉ tăng rất nhỏ.

Hiện tại, BIDV đã mở tài khoản Nostro tại nhiều ngân hàng trong nước: Sở giao dịch Ngân hàng nhà nước, Vietcombank, ngân hàng liên doanh VID Pubic, và một số ngân hàng nước ngoài như HSBC, Standard and Charter bank… Thanh toán qua kênh này đối với đồng ngoại tệ phần lớn là phục vụ các giao dịch chuyển tiền kiều hối (cá nhân chuyển tiền kiều hối, thanh toán theo hợp đồng, thanh toán lương cho lao động xuất khẩu). Tài khoản Nostro mở tại Vietcombank được BIDV sử dụng thanh toán trong nước thường xuyên nhất, các tài khoản Nostro mở tại ngân hàng khác chủ yểu là để điều chuyển vốn. Tài khoản Nostro mở tài ngân hàng VID public được mở với mục đích chuyển tiền kiều hối.

- Thanh toán trong nội bộ BIDV

Sau khi triển khai thành công chương trình hiện đại hóa, cùng với việc quản lý và xử lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống, việc hạch toán liên chi nhánh BIDV ðýợc thực hiện online, các giao dịch chuyển tiền nội bộ trở thành những bút

toán chuyển khoản tức thời, các khâu của quá trình xử lý được đơn giản hóa. Trước đây, khi chưa hiện đại hóa ngân hàng, giao dịch thanh toán sẽ thực hiện qua hai bước ( tại chương trình quản lý dữ liệu cốt lõi của chi nhánh rồi đến chương trình điện thanh toán nội bộ) rồi được chuyển tiếp về chi nhánh nhận điện. Do đó làm cho tốc độ xử lý giao dịch mất nhiều thời gian và chi phí. Hiện nay, tốc độ xử lý giao dịch đã tăng lên đáng kể, từ khi nhận lệnh đến khi báo có cho người hưởng ngân hàng chỉ xử lý khoảng 5 phút. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán nội bộ của BIDV đã tăng lên rất nhiều. Đến cuối năm 2013, Sở III đã cung cấp trên 450.000 tài khoản thanh toán.

Thông qua bảng số liệu có thể thấy doanh số thanh toán trong nội bộ BIDV vẫn chiếm đa số trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy tỷ trọng trong tổng doanh số TTKDTM có giảm qua các năm do sự phát triển ngày càng mạnh của các kênh thanh toán, nhu cầu giao dịch của khách hàng rộng hơn, đa dạng hơn, vươn ra ngoài hệ thống BIDV và ngoài nước, nhưng đây vẫn là kênh thanh toán hữu hiệu và hứa hẹn đem lại nhiều thu nhập cho ngân hàng.

- Thanh toán song phương

Cho đến nay, BIDV đã mở rộng kênh thanh toán song phương với một số ngân hàng như NHTMCP Kỹ thương Việt Nam, NH Quốc tế, NHTMCP Sài Gòn, Citibank, NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, NH liên doanh Lào Việt… Đây là kênh thanh toán có tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng và chi phí thanh toán thấp, các ngân hàng tự đàm phán với nhau về mức phí thay vì thu theo biểu phí do

NHNN quy định như thanh toán bù trừ. Vậy nên đây là kênh thanh toán được ưu tiên sử dụng trước hết khi tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên tỷ trọng thanh toán của kênh này giai đoạn 2011- 2013 có gia tăng nhưng chưa mạnh mẽ như kênh thanh toán đa phương vì số lượng các ngân hàng tham gia chưa nhiều. Trong tương lai, kênh thanh toán này vẫn hứa hẹn là kênh thanh toán có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cùng với thanh toán nội bộ vì dặc tính tiện lợi và chi phí rẻ.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Sở giao dịch III (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w