Hiện tại Sở Giao Dịch III đang cung cấp tất cả các dịch vụ thanh toán tiện ích trên danh mục sản phẩm dịch vụ thanh toán mà BIDV giới thiệu tới khách hàng. Bên cạnh các sản phẩm thanh toán truyền thống như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc… Sở Giao Dịch III đã không ngừng nghiên cứu và thí điểm, cho ra đời nhiều dịch vụ thanh toán mới cũng như hoàn thiện thêm nhiều tiện ích cho sản phẩm cũ. Dưới đây là danh mục các sản phẩm dịch vụ thanh toán mà BIDV Sở Giao Dịch III đang cung ứng tới khách hàng:
- Thanh toán UNC, UNT trong nước
- Cung ứng séc trắng, bảo chi séc, thanh toán séc
- Thanh toán hóa đơn: tiền điện, tiền nước, vé máy bay, thu hộ học phí
- Thanh toán qua ngân hàng điện tử: Internet Banking, Mobilebanking
- Thanh toán qua POS
- Thanh toán qua ví điện tử BIDV – Vn Mart
Bảng 2.4. Thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch III BIDV giai đoạn 2011-2013 phân chia theo từng phương tiện thanh toán
- Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Séc 9.868,9 1,01 11.464,2 0,72 16.429,5 0,85 Ủy nhiệm chi 930.639,19 95,01 1.493.193,17 93,54 1.815.752,527 93,79 Ủy nhiệm thu 138 0,014 455 0,029 1.034 0,053 Thẻ thanh toán 5.250 0,54 13.580 0,85 22.340 1,15 Thư tín dụng 21.843,23 2,23 45.335,35 2,84 41.623,49 2,15 Thanh toán khác 11.715,024 1,196 32.261,52 2,021 38.797,162 2,007 Tổng thanh toán KDTM 979.517,097 100 1.596.315,132 1.935.976,679
(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động dịch vụ Sở giao dịch III BIDV 2011-2013)
a. Thanh toán qua thẻ
Thẻ ra đời đã tạo nên cuộc cách mạng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt với khách hàng. Thẻ là kết quả của sự kết hợp sản phẩm dịch vụ ngân hàng và ứng dụng của khoa học công nghệ tiên tiến. Việc sủ dụng thẻ hiện nay đã không còn xa lạ đối với khách hàng, sư dụng thẻ thanh toán hàng hóa dịch vụ, ứng, rút tiền mặt, chuyển khoản và các dịch vụ tiện ích khác đang ngày càng trở nên phổ biến, tăng trưởng ngày càng nhanh chóng. Vói sự chỉ đạo xuyên suốt của Hội sở chính, Sở giao dịch III đã và đang không ngừng đẩy mạnh việc phát triển và cung ứng dịch vụ thẻ tới khách hàng. Hiện tại, BIDV đang cung cấp đa dạng các loại thẻ tới khách hàng bao gồm thẻ ghi nợ nội địa (Harmony, Etran trả lương, Etran phổ thông, thẻ liên kết sinh viên), thẻ ghi nợ quốc tế ( Master Debit Card,
Master MU Debit Card), thẻ tín dụng (Visa Precious, Visa Flexi, MU Visa, MasterCard Platinum)… Khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch vấn tin, rút tiền, chuyển khoản, in sao kê rút gọn, thanh toán hóa đơn, thanh toán vé máy bay, thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ, cây ATM của các ngân hàng khác…
Có thể thấy, hoạt động thanh toán qua thẻ ATM của Sở Giao Dịch III đã phát triển đáng kể cả về số lượng quy mô cũng như chất lượng.
Về mặt số lượng: số lượng thẻ ATM được phát hành tăng vọt, kéo theo số lượng giao dịch thanh toán qua ATM, đồng thời trị giá thanh toán cũng tăng mạnh qua các năm. Để thu hút khách hàng cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, Sở Giao Dịch III đã liên hệ với các công ty, doanh nghiệp khách hàng đối tác chi trả lương cho cán bộ vào tài khoản ngân hàng và miễn phí phát hành thẻ, không cần duy trì số dư tối thiểu khi mở tài khoản.
Bảng 2.5. Doanh số thanh toán thẻ tại SGD III BIDV giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: thẻ, triệuVND
Chỉ
tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Thẻ Số thẻ phát hành mới DSTT bằng thẻ Tỷ trọng/ Tổng DS TTKD TM (%) Số thẻ phát hành mới DSTT bằng thẻ Tỷ trọng/ Tổng DS TTKD TM Số thẻ phát hành mới DSTT bằng thẻ Tỷ trọng/ Tổng DS TTKD TM 6.000 5.250 0,54 13.023 13.580 0,85 20.780 22.340 1,15
( Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động dịch vụ SGD III BIDV giai đoạn 2011-2013)
Trong năm 2011, doanh số thanh toán bằng thẻ đạt mức 5,25 tỷ VND thì đến năm 2012 con số đã tăng lên 13,58 tỷ VND và năm 2013 đạt 22,34 tỷ VND. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán bằng thẻ tăng đều đặn hàng năm hơn 100%. Số
lượng thẻ phát hành trong năm 2011 là hơn 6000 thẻ, đến năm 2012 tăng lên 13.023 thẻ (tăng tương ứng 117,05% so với năm 2011), năm 2013 là 20.780 thẻ (tăng 53,02% so với năm 2012). Như vậy có thể thấy tốc độ tăng trưởng về số lượng thẻ mới phát hành khá lớn, tuy nhiên doanh số thanh toán bằng thẻ so với tổng doanh số TTKDTM nói chung lại khá nhỏ, qua đó cho thấy việc sử dụng thẻ của khách hàng là chưa hiệu quả. Một phần nguyên nhân có thể kể đến do sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trong việc cho ra đời các sản phẩm thẻ có tính năng tương tự nhau, khách hàng thường phát hành nhiều thẻ của nhiều ngân hàng nhưng lại chuyên sử dụng một loại thẻ nhất định. Sở giao dịch III đã tiến hành phân giao các chỉ tiêu về thẻ đến từng phòng ban, từng đơn vị và từng cán bộ tiếp thị đến khách hàng, tính lũy kế theo từng kỳ và là cơ sở để xét hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Đây là động lực giúp cán bộ công nhân viên Sở Giao dịch III nỗ lực hết mình hoàn thanh nhiệm vụ.
Về chất lượng: Đa dạng hóa nhiều sản phẩm thẻ mới với các tính năng vượt trội thay thế những mẫu thẻ cũ. Thẻ ghi nợ nội địa có hạng cao nhất và nhiều ứng dụng tiện ích nhất của BIDV hiện nay là thẻ Harmony với thiết kế năm màu sắc: ghi, xanh lá cây, xanh nước biển, đỏ, vàng tương ứng với năm loại mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Hạn mức giao dịch tại ATM của Harmony hiện nay là cao nhất trong các loại thẻ ghi nợ của BIDV với hạn mức rút tiền tại ATM BIDV lên tới 40 triệu/ngày; chuyển khoản trong hệ thống BIDV là 100 triệu/ngày. Sản phẩm thẻ này gây ấn tượng với màu sắc rực rỡ và đáp ứng nhu cầu phong thủy đồng thời với các giao dịch lớn mà khách hàng thực hiện.
Bên cạnh thẻ ghi nợ nội địa, Sở Giao dịch III cũng giới thiệu đến khách hàng sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế (Master Debit Card, Master MU Debit Card), thẻ tín dụng (Visa Precious, Visa Flexi, MU Visa, Master Card Platinum). Ngoài các tính năng như thẻ ghi nợ nội địa (trừ chức năng chuyển khoản đối với thẻ tín dụng), với thiết kế trẻ trung, sang trọng, mẫu mã phù hợp với thị hiếu nhiều phân đoạn khách hàng, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng của BIDV còn được chấp nhận thanh toán tại nhiều điểm chấp nhận thẻ Visa, Master trên toàn thế giới, các dịch vụ ưu đãi thanh toán, hỗ trợ
trong trường hợp khẩn cấp, ứng tiền mặt khẩn cấp… được nhiều khách hàng tin tưởng.
b. Thanh toán qua séc
Séc là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt rất hữu hiệu, tuy séc được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng séc trong thanh toán còn rất hạn chế.
Việc phát hành và sử dụng séc của Sở Giao dịch III hiện nay tuân thủ theo các quy định của pháp luật về séc bao gồm Nghị định 159/2003/NĐ-CP của Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc, Luật các công cụ chuyển nhượng. Đồng thời Tổng Giám Đốc BIDV cũng ban hành văn bản riêng Quy định 5630/QĐ-TTDVKH2 ngày 18/02/2012 về Cung ứng và sử dụng séc trong đó quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên tham gia. Theo đó, hiện tại Sở Giao dịch III cung ứng dịch vụ thanh toán đối với Séc chuyển khoản, séc bảo chi và séc lĩnh tiền mặt.
Bảng 2.6. Tình hình sử dụng séc tại BIDV Sở Giao Dịch III giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: triệu VND
Séc Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % so với năm 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) % so với 2012 Séc chuyển khoản 5.101,23 51,69 5.745,85 50,12 12,63 7.997,88 48,68 39,19 Séc lĩnh tiền mặt 4.603,84 46,65 5.614,02 48,97 21,94 8.334,68 50,73 48,46 Séc bảo chi 163,83 1,66 104,33 0,91 -45,18 96,94 0,59 -35,16 Tổng 9.868,9 100 11.464,2 100 16.429,5 100
(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động dịch vụ Sở giao dịch III BIDV 2011-2013)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy hình thức thanh toán bằng séc tại Sở Giao Dịch III chủ yếu tập trung vào séc lĩnh tiền mặt và séc chuyển khoản. Séc bảo chi chỉ phát sinh với số lượng và giá trị rất nhỏ.
Séc lĩnh tiền mặt và séc chuyển khoản thủ tục đơn giản hơn so với séc bảo chi. Tuy nhiên, hai loại séc này thường được sử dụng để thanh toán những món có giá trị thấp, được sử dụng đối với các tầng lớp dân cư có tài khoản thanh toán tại
ngân hàng. Đối với những món tiền có giá trị cao, khách hàng thường ưa chuộng sử dụng Ủy nhiệm chi hơn, do hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng hiện nay đã được hiện đại hóa rất nhiều. Séc lĩnh tiền mặt thường được doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn, còn đối với cá nhân thì hầu như rất ít phát sinh do tâm lý giao dịch giữa cá nhân với cá nhân chưa có sự tin tưởng nhất định về uy tín của nhau. Người nhận séc không yên tâm khi nhận séc sẽ được ngân hàng thanh toán ngay vì trong trường hợp tài khoản của người ký phát séc không còn hoặc không đủ số dư trên tờ séc, gây mất nhiều thời gian, ứ đọng vốn; hoặc trường hợp séc giả, séc không hợp lệ; hay séc xuất trình quá thời hạn quy định về việc xuất trình gây nhiều rắc rối cho người thụ hưởng…Thêm nữa, séc chuyển khoản được thanh toán theo nguyên tắc ghi nợ tài khoản người ký phát trước, ghi có tài khoản người thụ hưởng sau, nếu khách hàng yêu cầu thanh toán cho tài khoản người thụ hưởng tại Ngân hàng khác thì quá trình luân chuyển chứng từ kéo dài 1-2 ngày, luân chuyển vốn chậm, ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của hai bên. Đây là một điểm bất lợi trong sử dụng séc chuyển khoản.
Về séc bảo chi, mặc dù hình thức thanh toán này an toàn hơn cho người thụ hưởng vì ngân hàng đã bảo đảm thanh toán, tuy nhiên tỷ trọng thanh toán bằng séc bảo chi tại Sở giao dịch III rất nhỏ, gần như không phát sinh. Nguyên nhân là do thủ tục bảo chi phức tạp, khách hàng phải đến ngân hàng yêu cầu làm thủ tục bảo chi séc, cần phải ký quỹ một số tiền nhất định không được sử dụng làm cản trở quá trình quay vòng vốn và hoạt động kinh doanh của họ.
Nói chung, tổng số thanh toán qua séc chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, xấp xỉ 2% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch III. Riêng đối với khách hàng cá nhân, hầu như không phát sinh giao dịch thanh toán bằng séc do việc sử dụng séc cá nhân là tương đối phức tạp, đòi hỏi khách hàng có trình độ nhận thức nhất định để sử dụng. Trong khi đó, các công cụ thanh toán khác hiện đại hơn như ủy nhiệm chi, internet banking, mobile banking đang ngày càng trở nên phổ biến, tốc độ xử lý nhanh, an toàn, chi phí thấp hơn.
Ủy nhiệm chi là phương tiện thanh toán chính, chiếm tới gần 90% tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch III hiện nay.
Bảng 2.7. Doanh số thanh toán ủy nhiệm chi tại SGD III BIDV từ 2011-2013 Đơn vị: triệu VND
Chỉ
tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
UNC Doanh số Tỷ trọng/ tổng DS TTKDTM Doanh số Tỷ trọng/ tổng DS TTKDTM Doanh số Tỷ trọng/ tổng DS TTKDTM 930.639 95,01% 1.493.193 93,54% 1.815.752 93,79%
(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động dịch vụ Sở giao dịch III BIDV 2011-2013)
Nhìn chung doanh số thanh toán qua Ủy nhiệm chi tại Sở giao dịch III BIDV tăng dần qua các năm, chứng tỏ tính ưu việt của dịch vụ thanh toán này. Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và hoạt động thanh toán, hiện đại hóa toàn bộ hệ thống ngân hàng mà các lệnh UNC được hỗ trợ thanh toán qua nhiều kênh (thanh toán nội bộ hệ thống BIDV, thanh toán song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ liên ngân hàng…). Với thủ tục đơn giản, tốc độ xử lý điện nhanh chóng, hình thức thanh toán này ngày càng được khách hàng ưa chuộng sử dụng và đánh giá cao về tính tiện lợi, an toàn, chính xác.
d. Thanh toán qua ủy nhiệm thu
Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu tăng lên đáng kể trong năm 203 so với 2 năm trước đó mặc dù tỷ trọng thanh toán bằng UNT trong tổng số doanh số thanh toán không dùng tiền mặt vẫn rất nhỏ . Năm 2011, số món UNT vào khoảng 560 món, trị giá khoảng 138 triệu đồng/năm thì đến năm 2012, số món UNT tăng lên 1395 món, trị giá thanh toán đạt 455 triệu đồng/năm và năm 2013 tương ứng vói 2778 món với doanh số thanh toán đạt 1034 triệu đồng/năm.
Bảng 2.8. Doanh số thanh toán ủy nhiệm thu tại SGD III BIDV từ 2011-2013 Đơn vị : triệu VND
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 UNT Doanh số Tỷ trọng/ Tổng DS TTKDTM (%) Doanh số Tỷ trọng/ Tổng DS TTKDTM (%) Doanh số Tỷ trọng/ Tổng DS TTKDTM (%) 138 0,014 455 0,029 1.034 0,053
(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động dịch vụ Sở giao dịch III BIDV 2011-2013)
BIDV đã ký hợp đồng thanh toán thu hộ với các đối tác lớn như Tổng công ty điện lực Việt Nam EVN, Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel và các đơn vị Viettel thành viên sử dụng dịch vụ thu cước, Công ty cổ phần Viễn thông FPT, Tổng công ty nước sạch Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Huế, Cao Bằng, Hải Dương, Thái Nguyên… Do vậy, hình thức này mới chỉ triển khai cho các khách hàng cá nhân có tài khoản thanh toán tại Sở giao dịch III, hỗ trợ khách hàng trong việc thu tiền dịch vụ tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, internet…có ký hợp đồng thanh toán với các đơn vị trên. Căn cứ vào hóa đơn dịch vụ hàng tháng của nhà cung cấp, Sở Giao dịch III sẽ tiến hành trích nợ từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại BIDV để thanh toán. Dịch vụ này đem lại nhiều tiện ích, đặc biệt cho khách hàng cá nhân do khách hàng không có thời gian đến các công ty cung cấp dịch vụ để thanh toán. Vì vậy, doanh số thanh toán bằng UNT tại Sở Giao dịch III cũng ngày càng tăng lên rõ rệt.
e. Thanh toán qua Internet banking và Mobile Banking
Hai sản phẩm dịch vụ thanh toán này mới được triển khai từ năm 2011, đến nay số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này tại Sở đã tăng lên đáng kể.
Với hai gói sản phẩm phi tài chính ( khách hàng được phép vấn tin số dư tài khoản, lịch sử giao dịch, tra cứu thông tin tỷ giá, lãi suất, các điểm giao dịch, các điểm đặt máy ATM, điểm giao dịch của BIDV…) và sản phẩm tài chính (ngoài chức năng vấn tin khách hàng còn có thể thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán, chuyển tiền, gửi tiền có kỳ hạn Online, hay gửi các yêu cầu dịch vụ khác tới BIDV), kết hợp với nền tảng công nghệ hiện đại, các kênh thanh toán đa dạng như tại Ngân hàng giúp khách hàng hoản toàn chủ động chuyển tiền đến mọi
ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam với tốc độ nhanh, hiệu quả và an toàn. Nhờ lợi thế chi phí rẻ, không phai lắp đặt, hai sản phẩm này đang ngày càng chứng minh được tính ưu việt của nó, mới đầu được sử dụng giới hạn trong đội ngũ cán bộ ngân hàng và một số khách hàng quen thuộc, hiện nay sản phẩm này đã phổ biến rộng rãi hơn cho cả các khách hàng vãng lai có nhu cầu sử dụng. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tăng từ 430 khách hàng trong năm 2011 lên tới 1578 khách hàng trong năm 2012 và 2087 khách hàng trong năm 2013. Dự kiến hai sản phẩm này sẽ còn triển khai sâu rộng tới tất cả các đối tượng khách hàng vì tính năng ưu việt và chi phí cạnh tranh của chúng.
f.Thanh toán ví điện tử VN-Mart
Dịch vụ nạp tiền ví điện tử là dịch vụ cho phép khách hàng nạp tiền vào tài