Thành tựu và ý nghĩa đạt đƣợc của cuộc cải cách Chulalongkorn đối vớ

Một phần của tài liệu công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở xiêm cuối thế kỉ xix đầu thế kỉ xx (Trang 44)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4. Thành tựu và ý nghĩa đạt đƣợc của cuộc cải cách Chulalongkorn đối vớ

đối với Xiêm

2.4.1. Thành tựu

Những cải cách của Chulalongkorn đã dẫn đến những biến đổi to lớn về kinh tề, chính trị, xã hội ở xiêm.

Chính trị: Chính quyền quân chủ chuyên chế đã biến đổi căn bản, quyền lực vẫn tập trung trong tay nhà vua nhƣng bộ máy nhà nƣớc đã có nhiều thay đổi theo mẫu hình nhà nƣớc tƣ sản phƣơng Tây.

Kinh tế: nền kinh tế có nhiều chuyển biến và đạt đƣợc nhiều kết quả lớn. - Về nông nghiệp:

Cuối thế kỉ XIX, gạo xuất khẩu của Xiêm ngày càng tăng: từ năm 1880 đến năm 1885, mỗi năm Xiêm xuất khẩu trung bình 210.000 tấn gạo; năm 1885 là 225.000 tấn; năm 1890 là 490.000 tấn; năm 1895 là 465.000 tấn; năm 1990 là 500.000 tấn; từ năm 1905-1909 mỗi năm xuất khẩu 882.000 tấn, đến năm 1910 đạt 900.00 tấn.[18; 290]

Nền nông nghiệp Xiêm mang tính hàng hóa ngày càng rõ rệt, gắn liền với thị trƣờng thế giới: cùng với xuất khẩu gạo thì xuất khẩu gỗ tếch cũng đƣợc tăng cƣờng. Từ năm 1885 đến 1895, lƣợng xuất khẩu gỗ tếch tăng gấp 4 lần từ 15,2 triệu tấn lên 61,2 triệu tấn.

Ngoài xuất khẩu gạo và gỗ tếch thì còn có các mặt hàng khác xuất khầu khác đáng kể nhƣ tiêu, ớt, gia súc. Chantaburi là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất của Xiêm, là nơi cung cấp 2/3 sản lƣợng xuất khẩu của cả nƣớc,gia súc đƣợc xuất khẩu qua cảng Bangkor và qua đƣờng bộ ChiangMai.

Nền ngoại thƣơng Xiêm đạt tới mức xuất siêu vào năm 1885 tiền xuất nhiều hơn nhập tới 435.000 bảng Anh, đến năm 1895 xuất khẩu nhiều hơn nhập tới 5 lần. [19; 291]

- Về công nghiệp:

Các nhà tƣ bản nƣớc ngoài bắt đầu đầu tƣ vào Xiêm

Năm 1890, tại Bangkor, 5 nhà máy xay xát cũ của thƣơng nhân nƣớc ngoài đƣợc xây dựng lại

Năm 1894 thêm 3 nhà máy đƣợc đƣa vào hoạt động Năm 1908 có 2 công ty nƣớc ngoài kinh doanh ở Xiêm

Ngƣời Hoa cũng có vai trò quan trọng thúc đẩy nền công nghiệp Xiêm, đặc biệt là công nghiệp chế biến.

Xã hội:

Trong xã hội nhiều tầng lớp mới xuất hiện.

Giai cấp tƣ bản Xiêm liên hệ chặt chẽ với tầng lớp trên của giai cấp phong kiến. Biểu hiện ở chổ những nhà tƣ bản lớn đều nhận chức tƣớc phong kiến, rất nhiều nhà tƣ bản lớn đồng thời là những chủ đất lớn. Điều đó giải thích vì sao chế độ quân chủ ở Xiêm tỏ ra bền vững mặc dù quan hệ tƣ bản có một bƣớc phát triển đáng kể.

Từ cuối thế kỉ XIX giai cấp công nhân bắt đầu hình thành. Bangkok là nơi tập trung công nhân đông đảo nhất. Việc Chulalongkorn xóa bỏ chế độ nông nô, cho phép nông dân ra thành phố và các vùng công nghiệp để kiếm việc làm đã đẩy nhanh sự hình thành giai cấp công nhân Xiêm.

Tầng lớp tri thức tiểu tƣ sản mới đƣợc hình thành gồm bộ phận những ngƣời du học từ Châu Âu, học từ Nhât Bản …. Cùng với những sĩ quan trẻ trong quân đội hình thành nên những nhóm cấp tiến.

Bộ mặt đất nƣớc đã có nhiều thay đổi; trƣờng học, bệnh viện, cửa hàng buôn bán, nhà thờ, chùa chiền, đƣợc xây ở nhiêu nơi. Ngƣời nƣớc ngoài lui tới ngày càng nhiều. Ở Bangkok những công trình kiến trúc theo kiểu phƣơng Tây mọc lên nhƣ ngân hàng, bƣu diện, bảo tàng…

Năm 1894 điện xuất hiện và xe điện bắt đầu chạy ở Bangkok. Hệ thống đƣờng sắt từ Bangkok tỏa đi mọi miền đất nƣớc nhƣ Park Nam, Korat, chiengmai và xuyên bán đảo đến tận Malaya.

Đối ngoại:

Đến năm 1909, quyền lãnh sự tài phán của nƣớc ngoài nói chung đã bị bãi bỏ ở Xiêm

Sự mở rộng quan hệ ngoại giao ở Xiêm đã thu hút các nƣớc tƣ bản nƣớc ngoài vào đâu tƣ, giúp Xiêm có nhiều thuận lợi trong việc canh tân đất nƣớc, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.

Nhƣ vậy, cuộc cải cách của Chulalongkorn tiến hành đã tạo cho Xiêm mộ bộ mặt mới theo mẫu hình phƣơng Tây, nhƣng toàn bộ cuộc cải cách đều do nhà nƣớc quân chủ phong kiến tiến hành vì không có một giai cấp tƣ sản đủ lớn mạnh đảm đƣơng việc này. Nó không đụng chạm đến nền tảng của nền kinh tế phong kiến, mà duy trì hình thức bóc lột phong kiến đối với nông dân, vẫn bảo vệ quyền lực của giai cấp quý tộc trong mọi lĩnh vực đời sống.

Cho nên kết quả của quá trình này tuy có một số nét tiến bộ theo hƣớng tƣ bản chủ nghĩa, nhƣng không tạo cho đất nƣớc một bƣớc chuyển biến cách mạng khi bƣớc vào quỹ đạo tƣ bản chủ nghĩa thế giới.

Tuy đạt đƣợc rất nhiều thành công nhƣ đã nói ở trên, cải cách ở Xiêm vẫn bộc lộ những hạn chế không tránh khỏi.

Mặc dù chế độ nô lệ bị xóa bỏ, nhƣng sự bất bình đẳng giữa các giai cấp trong lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội vẫn tồn tại. Xét theo khía cạnh đẳng cấp, xã hội Xiêm bao gồm tầng lớp thống trị và bị trị, còn xét theo khía cạnh kinh tế thì xã hội Xiêm đƣợc chia thành ba tầng lớp: thƣợng lƣu (hoàng tộc, quan lại, sĩ quan do vua đứng đầu), trung lƣu gồm các tầng lớp buôn bán, kinh doanh, chủ yếu là Hoa kiều và nhóm hạ lƣu gồm nông dân và các tầng lớp quần chúng lao động làm thuê khác. Các nhóm xã hội này khác nhau về địa vị, văn hóa, quan niệm, lối sống, điều kiện sống. Mặc dù, có nhiều thay đổi do cải cách và sự thâm nhập của chủ nghĩa tự bản phƣơng Tây, nhƣng quan hệ xã hội ở Xiêm vẫn mang tính chất quan hệ đẳng cấp truyền thống, vẫn là quan hệ chủ - tớ.

Trong quá trình cải cách, giai cấp phong kiến Xiêm, nhƣ ta đã thấy, không ngừng củng cố quyền lực của mình, tuyên truyền cho chủ nghĩa quốc gia quân chủ. Với mục tiêu canh tân đất nƣớc, bảo vệ nền độc lập, triều đại Rama trƣớc sau nhƣ một không muốn cắt đứt sợi dây ràng buộc với những đặc quyền phong kiến. Lý do giải thích cơ bản cho hiện tƣợng này là ở Xiêm lực lƣợng cơ bản tiến hành cải cách là các ông vua, con em của hoàng gia, xuất thân chủ yếu từ tầng lớp quý tộc. Mặc dù đƣợc tiếp thu nền giáo dục phƣơng Tây, nhƣng quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội của họ, quan niệm của họ vẫn gắn liền với chế độ sở hữu phong kiến Xiêm, với sự tồn tại của vƣơng triều Chakri.

Chính vì thế mà Xiêm đã chọn chính thể quân chủ lập hiến, trong đó quyền lợi của tầng lớp quý tộc phong kiến vẫn đƣợc bảo tồn, giai cấp tƣ sản không có vị trí quyết định. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị vào những năm 30 của thế kỷ XX, làm bùng nổ cuộc cách mạng 1932. Tuy vẫn đang duy trì chế độ vƣơng quốc nhƣng đã loại bỏ vai trò của các hoàng thân trong chính phủ, thay vào các nhân vật trí thức tƣ sản, tiểu tƣ sản, tiêu biểu là Pridi Phanogon.

Trong quá trình cải cách, vì quyền lợi kinh tế của mình, tầng lớp quan lại quý tộc phong kiến Xiêm không đề cập đến cơ sở kinh tế quan trọng nhất là vấn đề ruộng đất cho nông dân. Họ cũng không quan tâm đến cải thiện đời sống cho lực lƣợng lớn nhất này của xã hội, không hạn chế sự bóc lột của địa chủ và đặc biệt là tầng lớp trung gian Hoa kiều. Để thỏa mãn nhu cầu kinh tế và địa vị của mình, nhà nƣớc Xiêm, mà đại diện là nhà vua và tầng lớp quan lại của vƣơng triều, đã bắt tay với Hoa kiều, cho phép họ thay mặt mình, kiểm soát và thao túng toàn bộ nền kinh tế. Quan hệ giữa giai cấp phong kiến Xiêm với tầng lớp ngƣời Hoa là quan hệ cộng sinh, trong đó ngƣời Xiêm cần đến vai trò kinh tế của ngƣời Hoa, còn ngƣời Hoa thì cần sự bảo hộ về chính trị của ngƣời Xiêm.

Nông dân Xiêm tiếp xúc với nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa một cách gián tiếp, thông qua tầng lớp trung gian ngƣời Hoa. Mặc dù có đƣợc hƣởng một số điều kiện kinh tế ƣu đãi, nhƣng nhìn chung giai cấp nông dân Xiêm bị bần cùng hóa, lệ thuộc hoàn toàn vào tầng lớp ngƣời Hoa. Chế độ phát canh thu tô, cho vay

tƣ bản ở Xiêm vì thế không đƣợc phát triển một cách đầy đủ. Cải cách kinh tế ở Xiêm là những cải cách đóng khung trong phạm vi quyền lực mà giới thống trị cho phép. Vì thế, chủ nghĩa tƣ bản của Xiêm còn đƣợc gọi là "chủ nghĩa tƣ bản ký sinh chính trị".

Trong quá trình cải cách, mở cửa, nền kinh tế truyền thống của Xiêm chịu tác động mạnh mẽ của kinh tế thế giới. Nhiều ngành sản xuất thủ công truyền thống không thể cạnh tranh nổi với các hàng hóa sản xuất bằng máy, giá thành hạ, nên đã bị thua lỗ, mai một và phá sản. Xét từ góc độ văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống cũng bị ảnh hƣởng bởi văn hóa phƣơng Tây.

2.4.2. Ý nghĩa của cuộc của cuộc cải cách Chulalongkorn

Cải cách của Chulalongkorn là sự kế thừa và phát huy cao hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn trên cơ sở nền móng của cải cách vua Mongkut, đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong xã hội Xiêm trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu Thế kỉ XX. Điều quan trọng hơn là nó đã tạo điều kiện và thúc đẩy chủ nghĩa tƣ bản ở Xiêm phát triển.

Cuộc cải cách trên đã góp phần làm cho Xiêm đủ mạnh về kinh tế, quân sự và chính trị, tạo một khối đoàn kết dân tộc…. Trên cơ sở đó Xiêm thực hiện đƣờng lối ngoại giao mềm dẻo, giữ đƣợc độc lập cho đất nƣớc.

Cải cách của Chulalongkorn đã tạo ra nền tảng để Xiêm phát triển trong các giai đoạn tiếp sau: chính những thành quả bƣớc đầu của cuộc cải cách đã định hƣớng cho sự phát triển tƣơng lai của Xiêm, gieo mầm dân chủ tiến bộ, đặt nền móng cho quá trình chuyển biến ở Xiêm, đƣa Xiêm thoát khỏi ràng buộc với Phƣơng Tây.

Đồng thời cuộc canh tân đất nƣớc theo đƣờng lối mở cửa của Xiêm tạo điều kiện cho các nƣớc tƣ bản nƣớc ngoài đầu tƣ vào Xiêm, giúp Xiêm tránh đƣợc sự đối đầu với các thế lực phƣơng Tây mà phần bất lợi ấy đang ở phá Xiêm.

Cuộc cải cách ở Xiêm đã cho thấy một khả năng, một giải pháp để có thể thoát khỏi cảnh nô dịch thuộc địa nhiều nƣớc

Những cải cách của Chulalongkorn đã cho thấy ông là ngƣời thông minh sáng suốt, có tầm nhìn vƣợt thời đại. Ông đã làm tất cả để đất nƣớc có thể tồn tại và phát triển trong phạm vi chế độ quân chủ chuyên chế cho phép. Trong thời

gian ông trị vì, mặc dù Xiêm chịu thiệt thòi về mặt đối ngoại song là nƣớc duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không bị chủ nghĩa thực dân đô hộ.

2.5. Nhận xét về trào lƣu cải cách ở Xiêm 2.5.1. Về tiến trình 2.5.1. Về tiến trình

Để thực hiện cải cách, các ông vua của Triều đại Charki đã chủ động thực hiện một chƣơng trình cải cách từ từ, phù hợp với tình hình nội tại của đất nƣớc và khu vực. Với kết quả của một qua trình đổi mới kinh tế và chính trị kéo dài tới năm 1868, đời sống chính trị của Xiêm đã đƣợc cải thiện rõ rệt. Mở màn đầu tiên là cuộc cải cách của Chulalongkorn vào năm 1873, khi ông tuyên bố bãi bỏ tục quỳ lạy vua, một biểu tƣợng thuần phục lâu đời. Điều này có ý nghĩa hai mặt, thuần phục không có nghĩa là hạ mình và trong thực tế điều này còn chứng tỏ Xiêm đã cởi mở hơn trong tiếp thu các hình thức ngoại giao hiện đại của phƣơng Tây.

Việc thứ hai mà vua Chulalongkorn làm là thủ tiêu chế độ nô lệ. Đây là một quyết định quan trọng và tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội và việc làm này cũng gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ nhất. Vấn đề này, vua Chulalongkorn có quan điểm đề ra lộ trình thích hợp cho việc xóa bỏ chế độ dã man này, nhƣng không thể thay đổi tất cả trong một đêm vì điều này sẽ đem lại tình trạng nguy hiểm cho nô lệ. [120; 52]

Một trong những thay đổi quan trọng nhất diễn ra cùng với sự cải cách là việc mở rộng sự kiểm soát của chính quyền trung ƣơng đối với các tỉnh và các vùng xa trung tâm. Dựa theo mẫu hình Anh ở Ấn Độ và Miến Điện, Xiêm đã nhóm các tỉnh thành các Monthon (giới/hạt) dƣới sự kiểm soát của các uỷ viên hội đồng. Phần lớn những ngƣời này là anh em của nhà vua. Các chức vụ này đã đƣợc đặt ở Luang Phrabang, Chieng Mai, Phuket và Battambang vào những năm 1879. Sau đó, chức vụ này đƣợc mở rộng thêm ở Nong Khai, Champassak, Nakhon Ratchasima (Khorat) và Ubon và những năm 1880.

Nói tóm lại, cải cách ở Xiêm thế kỷ XIX là một quá trình đƣợc các vua từ Rama I đến Rama V thực hiện một cách chủ động, dần dần từng bƣớc, có tính toán và có sự chuẩn bị cẩn thận.

2.5.2. Phản ứng với thế lực bên ngoài

Xiêm thƣờng bắt tay với cả hai phía đối địch, rồi xem xét tƣơng quan lực lƣợng của hai bên, chọn phía có lợi cho nƣớc mình để hợp tác. Cũng có khi Xiêm bắt tay với một phía trong các bên thù địch nhau, rồi lại nhích lại gần với bên kia để kiềm chế bên mà mình đang bắt tay để kiếm lợi cho nƣớc mình. Mục đích của sự lựa chọn này là kiếm lợi lớn nhất với sự hy sinh nhỏ nhất. Ngoại giao Xiêm vì thế là ngoại giao thực dụng và mềm dẻo.

Tình hình nửa cuối thế kỷ XIX đã đặt vƣơng quốc Xiêm trƣớc những thách thức mới. Trƣớc sự bành trƣớng của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây, khu vực Đông Nam Á trở thành nơi diễn ra cuộc chiến tranh giành thuộc địa của hai nƣớc Anh và Pháp. Vào khoảng năm 1800, Anh đã hoàn toàn chiếm đƣợc khu vực xung quanh Penang trên bán đảo Mã Lai. Đến năm 1886, Anh chiếm đƣợc toàn bộ Miến Điện. Nhƣ vậy, Anh đã tiến sát đến vùng biên giới phía nam và phía tây của Xiêm. Mặt khác, năm 1859, Pháp chiếm đƣợc Nam Việt Nam, biến vùng này thành thuộc địa. Đến năm 1863, Pháp đã chiếm đƣợc Campuchia, biến nƣớc này thành đất bảo hộ. Công cuộc chinh phạt của Pháp ở Đông Dƣơng đã hoàn thành vào năm 1885. Nhƣ vậy, chủ quyền của Xiêm ở biên giới phía đông bị đe dọa nghiêm trọng.

Từ năm 1851, khi sự đe dọa của hai cƣờng quốc đó bắt đầu tăng lên, năm 1855, vua Mongkut đã quyết định ký hiệp ƣớc thông thƣơng hữu nghị Thái - Anh với thống đốc Hongkong lúc đó là Huân tƣớc [Sir John] Bowring. Hiệp ƣớc này đã đi vào lịch sử quan hệ ngoại thƣơng của Xiêm với tên gọi là Hiệp ƣớc Bowring.

Hiệp ƣớc này đã mở đƣờng cho Xiêm ký các hiệp ƣớc thông thƣơng khác với một loạt cƣờng quốc sau đó, cho nên nó đƣợc coi là mốc khởi đầu cho quá trình mở cửa của Xiêm

Sau khi ký hiệp ƣớc với Anh, Xiêm lại quay sang thân thiện vớiPháp,là lực lƣợng thù địch của Anh để kiềm chế sức ép về chính trị và kinh tế ngày càng tăng của Anh. Do buộc đƣợc hai thế lực này phải đối phó với nhau, Xiêm không trở thành thuộc địa và có thể duy trì đƣợc độc lập.

Nhƣ vậy là đồng thời với việc mở cửa, ngoại giao lựa chọn của Xiêm đã thu đƣợc kết quả lớn. Sự độc lập của Xiêm trong giai đoạn này chủ yếu nhờ vào sự thù địch, cạnh tranh của Anh và Pháp. Bên nào cũng lo ngại sự xâm lƣợc của bên kia hoặc là sự vƣợt trội của đối phƣơng. Bangkok đã biết tận dụng tình thế này và tạo ra điểm tựa cho sự cân bằng quyền lực. Điều chủ yếu mà Anh và Pháp có thể thống nhất đƣợc là đảm bảo sự độc lập của đồng bằng sông Chao Phraya năm 1896.

Điều đó có nghĩa là Xiêm khó có thể kiểm soát đƣợc bán đảo Mã Lai, các

Một phần của tài liệu công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở xiêm cuối thế kỉ xix đầu thế kỉ xx (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)