Cải cách trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở xiêm cuối thế kỉ xix đầu thế kỉ xx (Trang 34)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2. Cải cách trên lĩnh vực kinh tế

Vua Chulalongkorn chủ trƣơng cải cách kinh tế theo “đƣờng lối mở”, trao đổi mua bán với bên ngoài, làm cho nền kinh tế Xiêm tiếp tục phát triển theo hƣớng Tƣ bản chủ nghĩa và dần chuyển sang nền kinh tế hàng hóa. Sản xuất và chế biến chủ yếu những mặt hàng đặc trƣng của Xiêm phục vụ cho xuất khẩu nhƣ gạo, gỗ tếch.

Về nông nghiệp

Nhà nƣớc tạo điều kiện nâng đỡ, ƣu đãi những vùng cung cấp những mặt hàng gạo và gỗ tếch, thúc đẩy tăng diện tích canh tác. Nhƣ năm 1901 lập vụ “ khai khoáng và kiểm lâm”, năm 1902 lập vụ “ quản lý kênh rạch”.

Bên cạnh đó chính quyền Xiêm còn có nhiều chính sách để khuyến khích việc trồng lúa và gạo xuất khẩu. Toàn bộ vùng đồng bằng trung tâm từ Bangkok đến Ayuthaya đều trồng lúa để xuất khẩu. Nơi đây cung cấp tới 90% lƣợng gạo xuất khẩu của Xiêm và vùng này đƣợc nhà nƣớc giảm thuế. Xiêm còn mời những chuyên gia nông nghiệp Châu Âu tới giúp đỡ sản xuất nông nghiệp trong những năm 80 - 90.

Vào đầu những năm 90 của thế kỉ XIX Xiêm sản xuất trung bình khoảng 1,2 triệu tấn lúa trong một năm. Nếu tính nhu cầu trong nƣớc là 700.000 tấn thì Xiêm còn khoảng 500.000 tấn để xuất khẩu, đứng thứ 3 ở Châu Á, sau Miến

Điện thuộc Anh và Nam Kì thuộc Pháp.[11; 48]

Về công nghiệp:

Chính phủ khuyến khích các nhà đầu tƣ bằng cách đảm bảo cho họ tỉ lệ lãi nhất định trong đầu tƣ vào các ngành công nghiệp và đƣờng sắt. Thậm chí, nhà nƣớc xây dựng một số cơ sở hạ tầng cho các doanh nhân. Năm 1887, công ty tàu điện thành lập, năm 1892 con đƣờng sắt Bangkok - Bắc nam hoàn thành và con đƣờng Bangkok - Khorat khởi công.

Về tài chính:

Để có vốn đầu tƣ cho sự phát triển kinh tế, chính quyền Xiêm bắt đầu vay và nhận các khoản tín dụng nƣớc ngoài. Tuy nhiên, Xiêm cũng rất thận trọng trong việc vay vốn các cƣờng quốc phƣơng Tây tránh tình trạng phụ thuộc họ, không phải ngẫu nhiên mà khoản vay lớn đầu tiên của Xiêm vào năm 1905 chỉ có một triệu bảng nhƣng lại đƣợc chia ra vay hai nƣớc Anh và Pháp. Khoản vay lớn thứ hai là vào năm 1907 với triệu bảng trong đó của Anh là 1,125 triệu, của Pháp là 1,125 triệu và Đức là 750.000 bảng.

Và khoản vay lớn nhất cuối cùng là trong thời kì cầm quyền của Vua Chulalongkorn là vào năm 1909 sau khi kí với Anh thừa nhận Anh có chủ quyền

vì muốn vay của Anh 4,63 triệu bảng đề xây dựng tuyến đƣờng sắt xuyên bán đảo Malacca.

Bên cạnh đó Chulalongkorn còn cải cách chế độ thuế khóa: nhà nƣớc xóa bỏ chế độ thuế trƣớc đây thành lập bộ tài chính vào năm 1892, nhân viên nhà nƣớc đảm nhận việc thu thuế sau đó ngƣời đứng đầu mỗi vùng thu và nộp lên bộ tài chính. Thuế là nguồn thu nhập của nhà nƣớc lúc bấy giờ

Thuế thuốc phiện và thuế cờ bạc: 40% Thuế hàng hóa: 12%-13%

Thuế mỏ và thuế vàng: 5%. [12; 208, 209]

Từ năm 1902 - 1908, Chulalongkorn tiến hành cải cách tiền tệ; tiền giấy đƣợc lƣu thông, đồng Bath là đơn vị tiền giấy đầu tiên đƣợc phát hành ở Xiêm. Chulalongkorn còn khuyến khích tƣ nhân mở ngân hàng kinh doanh. Năm 1904, ngân hàng thƣơng mại Bangkok do ngƣời Hoa thành lập và là ngân hàng lớn nhất ở Xiêm. Ngân sách của Hoàng gia tách ra khỏi ngân sách quốc gia. Năm 1892, ngân sách thu nhập quốc gia Xiêm là 15 triệu Bath, năm 1902 là 39 triệu Bath,

năm 1909 là 45 triệu Bath.[13; 208, 209]

Nhà nƣớc quy định việc lấy vàng làm tiêu chuẩn quy đổi tiền tệ, (nhƣ năm 1908 quy định 13 Bath bằng 1 đồng Pound), để đảm bảo lƣu thông đồng Bath theo luật quốc tế. Nhà nƣớc giao cho Bộ tài chính chịu trách nhiệm về quản lí tài chính thu chi trong cả nƣớc và kiểm soát hoạt động của các ngân hàng.

Có thể nói rằng những cải cách về kinh tế ở Xiêm đã phá vỡ tính chất đóng kín của nền kinh tế phong kiến Xiêm, lôi cuốn Xiêm vào nên kinh tế hàng hóa của chủ nghĩa tƣ bản. Nhƣng sự gia nhập của kinh tế Xiêm vào nền thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa, một mặt thúc đầy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế Xiêm đồng thời cũng làm cho nền kinh tế tài chính Xiêm phụ thuộc nƣớc ngoài.

2.3.3 Cải cách về văn hóa - xã hội

Cải cách về văn hóa - giáo dục:

Nền giáo dục Xiêm trƣớc đây hoàn toàn đƣợc tổ chức trong các chùa và các tu viện Phật giáo. Đến nửa sau thế kỉ XIX, nhằm phục vụ cho mục đích mở cửa để Xiêm có điều kiện tiếp thu nền văn hóa văn minh pƣơng Tây và nhằm đào tạo lớp ngƣời có tác phong làm việc theo kiểu tƣ bản châu Âu, vừa trung thành bảo

vệ quyền lợi của hoàng tộc và phong kiến, Chulalongkorn đã chú ý tới cải cách giáo dục và xây dựng một ý thức hệ dân tộc với một chiến lƣợc phát triểu lâu dài đi từ thấp đến cao.

Năm 1871, trƣờng học đầu tiên đƣợc thành lập trong hoàng cung. Trƣờng học này chủ yếu dạy tiếng Anh và tiếng Xiêm cho con cháu hoàng tộc và quan lại cao cấp.

Năm 1884, trƣờng công đƣợc mở ở Bangkok đánh dấu một bƣớc chuyển biến của nền giáo dục Xiêm. Hệ thống giáo dục Xiêm đƣợc xây dụng theo mô hình của Anh, gồm 12 năm , chia thành sơ cấp và trung cấp.

Năm 1885, nhà vua cho công bố mục đích xây dựng nền giáo dục phổ thông, ông còn tuyên bố rằng sẽ bắt những ai không tham gia vào xây dựng các trƣờng phổ thông vào quân đội.

Năm 1887, nhà nƣớc lập ra Bộ giáo dục với tƣ cách chuyên trách công tác giáo dục và công bố sắc lệnh giáo dục bắt buộc ở Xiêm.

Năm 1891, hoàng tử Darong đƣợc cử sang Châu Âu học các phƣơng pháp giáo dục theo mô hình Châu Âu.

Năm 1899, Xiêm nhờ Anh giúp Xiêm cải tổ hệ thống giáo dục và bộ giáo dục Anh đã cử J.G.Bocampbell làm cố vấn cho hoàng tử Darong trong vòng hai năm.

Để học tập theo mô hình phƣơng Tây, tham khảo những kiến thức phƣơng Tây, chính phủ Xiêm còn lập ra 3 trƣờng hoàn toàn do các giáo viên Anh đảm nhận. Nội dung học vấn giống nhƣ nội dung chƣơng trình học của Anh.

Ở Xiêm lúc bấy giờ chƣa có trƣờng dạy kĩ thuật và mỹ thuật nhƣng lại có những trƣờng chuyên dạy các môn học chuyên môn nhƣ trƣờng luật, trƣờng y, trƣờng địa chính, trƣờng sĩ quan lục quân, hải quân. Từ năm 1902, trƣờng học hoàng gia đào tạo viên chức các tỉnh bắt đầu hoạt động. Về sau trƣờng học này đƣợc xây dựng và mở rộng thành trƣờng đại học Chulalongkorn.

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống trƣờng học đào tạo trong nƣớc, chính phủ Xiêm còn chú ý quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực ở nƣớc ngoài, với tầm nhìn tiến bộ, nhận thức mới về phƣơng Tây, Chulalongkorn muốn các thế hệ con

loại. Vì thế chính phủ Xiêm đã tích cực gửi con em hoàng tộc ra nƣớc ngoài để học tập, hầu hết con cháu đại quý tộc, quan lại cao cấp đƣợc đƣa sang Anh, Đức, Pháp, Nga …. học về ngôn ngữ, về quân sự, lịch sử, luật….

Tiếng Anh đƣợc xem nhƣ là phƣơng tiện tốt nhất sử dụng ở bậc đại học, đồng thời cũng là phƣơng tiện giao tiếp phổ biến nhất với ngƣời nƣớc ngoài. Đây là cơ sở điều kiện thuận lợi giúp Xiêm tiếp cận một cách nhanh chóng tri thức phƣơng Tây.

Để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, vua Chulalongkorn còn cho xây dựng nhiều nhà in, nhả xuất bản để xuất bản báo chí, phổ cập thông tin đến mọi ngƣời.

Ngoài việc tổ chức đào tạo trong nƣớc, chính phủ Xiêm còn tích cực mời giáo viên nƣớc ngoài đến giảng dạy. Việc tuyển dụng đội ngũ đông đảo cố vấn Châu Âu là một bƣớc tiến về nhận thức của chính quyền phong kiến Xiêm lúc bấy giờ. Điều này cho thấy sự tiến bộ về cách nhìn, sự cởi mở của vƣơng quốc Xiêm trong quan hệ với phƣơng Tây thời cận đại.

Những chính sách cải cách của vua Chulalongkorn có một ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc duy tân đất nƣớc. Xiêm đã đƣợc một tầng lớp học tập, đào tạo, đƣợc tiếp cận với kiến thức tiên tiến. Tuy nhiên, là một dân tộc có nền văn hóa Phật Giáo đậm đà bản sắc, cho đến thời kì này, công tác giáo dục ở Xiêm vẫn còn một hệ thống tôn giáo đảm nhiệm.

Đây là một điều đặc biệt ở Xiêm, trƣờng chùa có cả ở nông thôn và thành thị, đƣợc xem là trƣờng học phổ thông cho mọi tầng lớp nhân dân do nhà nƣớc và nhà chùa liên kết nhau cùng thực hiện.

Nhận xét về vấn đề giáo dục thời kì Chulaongkorn có thể nhận thấy rằng ảnh hƣởng của phƣơng Tây đã thúc đẩy nhu cầu cải cách, tác động mạnh mẽ đến tầm nhìn, nhận thức của chính quyền phong kiến Xiêm. Đồng thời vạch đƣờng cho công cuộc cải cách nói chung và cải cách giáo dục nói riêng.

Trong khi đó ở Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đang trong tình trạnh bế tắc lại cho rằng Phan Thanh Giản sàm tấu về những “ cái đèn treo ngƣợc” mà ông nhìn thấy ở “ xứ mọi rợ Pari”. [14; 62]

Cải cách về xã hội

Nhà nƣớc Xiêm cũng đã tiến hành cải cách về mặt xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc duy tân đất nƣớc.Trƣớc hết, chính quyền Xiêm ra sắc lệnh xóa bỏ chế độ nô lệ và tuyên bố vào năm 1874. Sắc lệnh giải phóng cho chế độ nô lệ có những nội dung sau:

- Tất cả con cái của các nô lệ vì nợ sinh sau ngày 1/10/1868 đến 21 tuổi sẽ

đƣợc tƣ do.

- Cha mẹ không đƣợc bán trẻ em làm nô lệ khi chúng dƣới 15 tuổi, nếu chúng không đồng ý.

- Tiền chuộc các nô lệ nhƣ sau:

Nam nô lệ 8 tuổi chuộc: 32 bath Nữ nô lệ 8 tuổi chuộc: 28 bath Nam nô lệ 18-20 tuổi chuộc: 4 bath Nữ nô lệ 18-20 tuổi chuộc: 3 bath. - Các nô lệ 60 tuổi đều đƣợc tự do

- Món nợ suốt đời của các nô lệ trƣớc kia là cố định nay nhà nƣớc quy định giảm 4 bath/1 tháng (lúc đó tiền lƣơng của mỗi cố nông là 8 - 10 bath/tháng).

Năm 1905 sắc lệnh giải phóng nộ lệ chính thức đƣợc tuyên bố bắt buộc thực hiện trong cả nƣớc. Hàng năm vào dịp kỉ niệm lễ đăng quang, nhà vua đều tự mình giải phóng các nô lệ của mình để làm gƣơng. Nô lệ đƣợc giải phóng có thể về làm ruộng hoặc các công trình xây dựng và các xí nghiệp công nghiệp mới khai trƣơng.

Năm 1899, chính phủ tuyên bố nông dân có quyền sở hữu ruộng đất, xóa bỏ chế độ lao dịch cƣỡng bức. Nông dân thoát khỏi chế độ lao dịch 3 tháng trong năm trên các công trƣờng quốc gia. Tuy nhiên họ cũng phải nộp một khoản tiền cho chính quyền địa phƣơng. Những cải cách trên đã góp phần giải phóng sức lao động và khuyến khích nông dân đẩy mạnh sản xuất.

2.3.4 Chính sách đối ngoại của Xiêm dƣới thời Chulalongkorn

Khi nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nƣớc phƣơng Tây thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, ngƣời ta thƣờng chú ý đến những thành công nổi

(Rama IV) và vua Chulalongkon (Rama V) mà hầu nhƣ không đề cập đến thời Rama III trƣớc đó, vì một số nhà sử học phƣơng Tây cho rằng Rama III là một con ngƣời cứng nhắc và thiếu cởi mở. Vƣơng quốc Xiêm dƣới thời Mongkut (1851-1868) và Chulalongkon (1868-1910) đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác với các nƣớc phƣơng Tây, dần dần đi theo quỹ đạo của các nƣớc phƣơng Tây và từng bƣớc hiện đại hóa đất nƣớc.

Cùng với những cải cách để tạo sức mạnh về nội lực thì dồng thời Xiêm cũng chú trọng sử dụng nghệ thuật ngoại giao nhằm tạo ra sự thân thiện, uy tín, song song với việc đó là xóa bỏ dần các hiệp ƣớc bất bình đẳng trƣớc đây, tạo cho Xiêm một thế đứng độc lập.

Hiểu đƣợc ngƣời phƣơng Tây và những thủ đoạn xâm lƣợc của họ, vua Xiêm đã chú trọng sử dụng biện pháp ngoại giao mềm dẻo, “uốn mình nhƣ cây tre” mà không sợ bị gãy. Lúc này Chulalongkorn mở rộng quan hệ với các nƣớc phƣơng Tây. Ở Châu Á, Xiêm duy trì quan hệ với Nhật Bản - một cƣờng quốc mạnh của khu vực. Xiêm còn dùng biện pháp ngoại giao “đổi đất lấy hòa bình” trong việc giải quyết tranh chấp với Pháp.

- Giải quyết căng thẳng trong mối quan hệ Pháp – Xiêm:

Pháp sau khi chiếm đƣợc Nam kì của Việt Nam, đặt ách bảo hộ trên đất Campuchia, từng bƣớc mở rộng sự chiếm đóng ra Trung Kì, Bắc Kì của Việt Nam. Song song với quá trình đó là Pháp tiến hành nghiên cứu tình hình ở Lào, khảo sát sông Mekong, nhằm tìm kiếm con đƣờng đi vào phía Nam Trung Quốc.

Trƣớc tình hình đó, Xiêm luôn khẳng định “chủ quyền” của mình đối với Lào, đồng thời đƣa quân chiếm đóng một số khu vực của Lào (1885), nhân lúc Pháp đang tấn công kinh thành Huế của Việt Nam. Trƣớc đó xung đột giữa Pháp và Xiêm vế vấn đề Lào ngày càng căng thẳng, có nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh.

Trƣớc các cuộc tấn công của Xiêm. Theo chỉ thị của Pháp, quân Pháp chỉ đƣợc phép “phản công hạn chế”, thi hành chỉ thị trên, toàn quyền Đông Dƣơng Jean Maria de Lannessan ra lệnh cho các đơn vị quân Pháp chỉ đẩy lùi quân Xiêm về phía bên kia bờ hữu ngạn sông Mekong. Ngƣợc lại thì Xiêm có khuynh

hƣớng duy trì sự bành trƣớng về phía tả ngạn (về phía Huế). Do vây đã có nhiều cuộc xung đột xảy ra lẻ tẻ giữa lực lƣợng Pháp và Xiêm.

Khi trả lời yêu cầu của Pháp đòi quân Xiêm lui về phía hữu ngạn sông Mekong, một viên tƣớng Ngƣời Xiêm Prida prachar trả lời rằng: “hai bên bờ Mekong là thuộc về Xiêm”. Trƣớc tình hình căng thẳng nhƣ vây, thực dân Pháp sử dụng “chính sách Pháo hạm” để giải quyết về vấn đề Lào. Pháp đã đƣa ba tàu chiến: Lutin, Inconstant và Comete đi vào cửa sông Menam, thả neo trƣớc lãnh sự quán Pháp tại Bangkor.

Hành động đe dọa bằng pháo hạm của Pháp đã dấy lên một phong trào kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ. Vua Chulalongkorn một mặt ra lời kêu gọi mọi ngƣời cùng nhau sát cánh chống Pháp, tăng cƣờng các biện pháp bảo vệ đất nƣớc, mắt khác lợi dụng các cƣờng quốc khác nhằm mục đích chống Pháp.

Xiêm đã cầu cứu Anh, một cƣờng quốc phƣơng Tây có nhiều quyền lợi ở Xiêm lúc bấy giờ và cũng là nƣớc đang cạnh tranh gay gắt với Pháp trong vấn đề tranh giành ảnh hƣởng tại khu vực này. Trƣớc tình hình đó, trên báo chí Anh đã dấy lên phong trào phản đối Pháp, Nữ hoàng Anh đã viết “Cách xử sự của Pháp là một hành động đe dọa, cần phải bảo vệ danh dự của đế chế Anh, “Chúng ta cần sẵn sàng đối phó vời những điều bất ngờ nhất. Chúng ta không nhân nhƣợng

nếu không chúng ta sẽ mất luôn vị trí của chúng ta tại Châu Âu”. [15; 38]

Còn ngoại trƣởng Anh Rosebery thì việc “Sƣ xâm lƣợc của Pháp chống

Xiêm là một hành động phản bội, đáng lo ngại”.[16; 38]

Đức và Italia lúc này cũng đang rất lo ngại trƣớc nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Anh và Pháp. Nhƣ vậy Luân Đôn và Pari đang đứng bên bờ vực thẳm. Để làm dịu tình hình đó, hoàng đế Đức Guillaume II đã đứng ra dàn xếp với nữ hoàng Anh. Đồng thời tại Xiêm, ông Auguste Parie lãnh sự quán Pháp nhiều lần dàn xếp tình hình trong “tình cảm hữu nghị”. Từ đó Anh thôi không ủng hộ Xiêm mặc dù Xiêm đã nhiều lần cầu cứu Anh.

Không dựa vào đƣợc Anh, Xiêm quay sang nhờ đến Mỹ, rồi đến Nga, nhƣng các nƣớc đề đứng ngoài cuộc với nhiều lí do khác nhau, ví quyền lợi của họ chƣa bị đụng chạm đến.

Đây là sự phân chia lại thuộc địa Anh, Pháp và Xiêm tại bán đảo Trung Ấn.

Một phần của tài liệu công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở xiêm cuối thế kỉ xix đầu thế kỉ xx (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)