Nội dung của kỷ luật lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình luật lao động (giáo trình đào tạo từ xa) phần 2 (Trang 29 - 31)

3. VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

1.4.Nội dung của kỷ luật lao động

1.4.1. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

a. Khiển trách. Áp dụng đối với những người phạm tội lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ (biện pháp tác động về mặt tinh thần đến người vi phạm). Việc khiển trách NLĐ có thể thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản.

b. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức.

- Áp dụng với NLĐ bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc có những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy.

- Hết thời hạn được nêu trên (6 tháng) thì NSDLĐ phải bố trí công việc cũ. Nếu trong thời gian chịu kỷ luật lao động mà NLĐ có hành vi cải tạo tốt thì giảm thời hạn này.

c. Sa thải.

- NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của DN.

- NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

- NLĐ tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

Tóm lại, tùy theo mức độ vi phạm và mức độ lỗi mà NSDLĐ quyết định áp dụng hình thức xử lý kỷ luật phù hợp. Đồng thời, NSDLĐ chỉ có quyền xử lý KLLĐ theo các hình thức đã được LLĐ và các văn bản pháp luật có liên quan theo quy định cho các đối tượng. Mọi trường hợp khác xử lý KLLĐ theo hình thức khác với quy định đều là vi phạm pháp luật.

1.4.2. Thủ tục xử lý KLLĐ

a.Thời hiệu xử lý KLLĐ. Tối đa là ba tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm; trường hợp cso hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh của DN thì thời hiệu xử lý KLLĐ tối đa là 6 tháng.

b. Thủ tục xử lý vi phạm KLLĐ.

Khi tiến hành việc xử lý KLLĐ, NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ; NLĐ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên hoặc người khác bào chữa; Khi xem xét xử lý KLLĐ phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện BCH công đoàn cơ sở trong DN; Việc xem xét KLLĐ phải được ghi thành biên bản.

Người bị KLLĐ nếu thấy hình thức kỷ luật đối với mình không thoả đáng thì có quyền khiếu nại với NSDLĐ, với cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật. Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về quýêt định xử lý của NSDLĐ là sai, thì NSDLĐ phải huỷ bỏ quyết định đó, xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho NLĐ.

c. Xoá kỷ luật lao động. Là xét lại việc thi hành kỷ luật đã qua cũng không có nghĩa là huỷ bỏ quyết định kỷ luật mà chỉ thừa nhận cho người phạm lỗi hết thời hạn thi hành kỷ luật để họ khỏi bị thành kiến, ảnh hưởng đến sự phấn đấu vươn lên của đương sự.

+ Người bị khiển trách sau ba tháng và người bị xử lý kỷ luật kếo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác sau 6 tháng kể từ ngày bị xử lý nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật.

+ Người bị xử lý KLLĐ kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì được NSDLĐ xét giảm thời hạn.

d. Tạm đình chỉ công việc của NLĐ. Không phải là hình thức xử lý KLLĐ mà chỉ là biện pháp cần thiết để xác minh kỷ luật. NSDLĐ được áp dụng biện pháp này

khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của BCH công đoàn cơ sở. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 3 tháng. Thời gian đó NLĐ được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. NSDLĐ phải có trách nhiệm bằng mọi cách xác minh được NLĐ có lỗi hay không có lỗi trong thời gian tạm đình chỉ công việc của NLĐ, hết thời hạn tạm đình chỉ công việc NLĐ phải tiếp tục làm việc, nếu có lỗi thì bị xử lý kỷ luật nhưng cũng không phải trả lại số tiền tạm ứng và cũng không được hưởng số tiền tạm ứng đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật lao động (giáo trình đào tạo từ xa) phần 2 (Trang 29 - 31)