3. VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1.5. Những biện pháp tăng cường KLLĐ
1.5.1. Biện pháp thuyết phục
Kỷ luật lao động nhằm bảo vệ lợi ích của cả hai bên trong quan hệ lao động. Người sử dụng lao động cần bảo đảm sự an toàn về tài sản, cần người lao động để biến cơ sở vật chất, kỹ thuật để sinh lợi; người lao động cần có việc làm để ổn định. Kỷ luật lao động chặt chẽ đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích cho các bên. Do đó biện pháp thuyết phục là biện pháp chủ yếu để duy trì kỷ luật lao động tại doanh nghiệp.
Người sử dụng lao động khi quy định những điều kỷ luật lao động; trước hết không trái pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp; nhưng để người lao động tự giác thực hiện kỷ luật đề ra thì phải phù hợp với lòng người. Cần trình bày rõ lợi hại của kỷ luật lao động trong quản lý doanh nghiệp, thông qua tổ chức Công đoàn để giáo dục, động viên mọi người trong doanh nghiệp chấp hành nội quy lao động như là chấp hành pháp luật.
Biện pháp thuyết phục bao hàm cả việc biểu dương, khen thưởng những người thực hiện tốt. Thông qua tổ chức Công đoàn phát hiện những người thực hiện tốt để khen thưởng kịp thời để động viên và khích lệ họ.
1.5.2. Kết hợp thuyết phục và cưỡng chế
Biện pháp thuyết phục là chủ yếu nhưng không xem nhẹ sự cưỡng chế khi cần thiết. Đặc biệt đối với nước ta do điều kiện lịch sử là một nước nông nghiệp, lối sống công nghiệp chưa quen, ý thức pháp luật trong một bộ phận người lao động chưa cao; hiện tượng vi phạm nội quy chưa thể tránh khỏi. Vì vậy, đối với những người vi phạm kỷ luật lao độn, thậm chí gây rối trật tự lao động sản xuất. Sau khi thuyết phục mà không sửa chữa thì phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
1.5.3. Biện pháp tác động xã hội
Biện pháp này cũng rất quan trọng. Bởi vì, thực chất của biện pháp này đề cao vị trí của các tổ chức xã hội như Công đoàn; Đoàn thanh niên; Phụ nữ… và tập thể
người lao động. Các tổ chức này và tập thể lao động sẽ biết rất rõ những vụ vi phạm kỷ luật lao động; biết rõ nguyên nhân đích thực xảy ra các vụ vi phạm do đó họ sẽ có những đề xuất và có các biện pháp khắc phục tốt nhất.
Đó chính là những biện pháp làm cho NLĐ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Xuất phát từ bản chất của quan hệ pháp luật lao động, từ điều kiện KTXH trong từng thời kỳ và từ thực tế việc chấp hành pháp luật mà Nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động có thể sử dụng các biện pháp:
- Giáo dục thuyết phục: là biện pháp làm cho NLĐ hiểu rõ nội dung, mục đích, tác dụng của KLLĐ. Từ đó, nâng cao ý thức tôn trọng tự giác chấp hành.
- Tác động xã hội. Tạo ra và hướng dư luận xã hội vào việc lên án, phê phán những hành vi vi phạm KLLĐ và biểu hiện thái độ tán thành đối với những gương tốt, những cá nhân, tập thể tiêu biểu.
- Khuyến khích, khen thưởng. Là một biện pháp không chỉ đảm bảo và tăng cường kỷ luật mà còn kích thích ý thức cũng như năng lực của NLĐ để có hiệu quả làm việc cao hơn.
- Xử lý vật chất. Là biện pháp NSDLĐ áp dụng các hình thức của trách nhiệm kỷ luật đối với những người vi phạm kỷ luật lao động.