GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo trình luật lao động (giáo trình đào tạo từ xa) phần 2 (Trang 39 - 43)

2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Quan hệ lao động chỉ có thể tồn tại khi các chủ thể có sự thống nhất nhất định về quyền và lợi ích… Do vậy, dù có tranh chấp với nhau nhưng cuối cùng vẫn cùng

nhau cộng tác để làm việc. Pháp luật lao động đề ra các nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp lao động nhằm vào hai mục đích:

- Giải tỏa những bất đồng và những bế tắc trong quá trình giải quyết nhưng đảm bảo được quyền và lợi ích của mỗi bên tranh chấp;

- Phải bảo đảm tối đa cho việc ổn định mối quan hệ lao động.

Điều 158 Bộ luật lao động Việt Nam sửa đỏi bổ sung quy định trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Thương lượng trực tiếp và tự giàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.

+ Thông qua hòa giải, Trọng tài trên cơ sở tôn trọng lợi ích của cả hai bên. Tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật

+ Giải quyết công khai, khách quan kịp thời nhanh chóng, đúng pháp luật

+ Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động lao động

Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Các bên tranh chấp

2.2.1. Quyền

- Dù tranh chấp cá nhân hay tranh chấp tập thể thì các bên đều có quyền trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động;

- Trong khi giải quyết tranh chấp các bên có quyền rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp;

- Có quyền yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành việc giải quyết tranh chấp lao động nếu có đủ lý do chính đáng cho rằng người trực tiếp giải quyết tranh chấp không thể đảm bảo tính khách quan, công bằng

2.2.2. Nghĩa vụ

- Phải cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ tranh chấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động

- Những thỏa thuận mà hai bên đã đạt được trong quá trình thương lượng hoặc có biên bản hòa giải thành. Đối với những quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động; bản án hoặc những quyết định có hiệu lực của Tòa án nhân dân thì phải thi hành nghiêm chỉnh.

2.3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

Thời hiệu để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được tính từ ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền hoặc lợi ích của mình bị bên kia vi phạm.

Điều 167 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung quy định đối với các tranh chấp về kỷ luật lao động sa thải, về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động thì thời hiệu là 1 năm; còn các tranh chấp khác là 6 tháng.

2.4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

2.4.1.Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân a. Tại Hội đồng hòa giải cơ sở

Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải của các bên tranh chấp, Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động phải khẩn trương tìm hiểu tình hình, chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn phải tiến hành việc hòa giải.

Tại cuộc hòa giải phải có mặt của cả hai bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ.

Sau khi hai bên trình bày vụ việc, Hội đồng hòa giải đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Nếu phương án được chấp thuận thì Hội đồng hòa giải lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký của Hội đồng và của cả hai bên tranh chấp. Hai bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành những thỏa thuận ghi trong biên bản.

Nếu hòa giải không thành cũng phải lập biên bản, ghi ý kiến hai bên tranh chấp và của Hội đồng hòa giải và có đủ chữ ký của hai bên tranh chấp và Hội đồng hòa giải, Thư ký Hội đồng. Bản sao biên bản phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 3 ngày sau đó. Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử.

b. Tại tòa án cấp huyện

Sau khi nhận đơn yêu cầu xét xử. Tòa án nhân dân cấp huyện xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì làm thủ tục thụ lý và chuẩn bị xét xử.

Trước khi ra quyết định mở phiên tòa. Tòa tiến hành hòa giải và nguyên đơn, bị đơn cũng như những người có liên quan hoặc đại diện được ủy quyền của họ phải có mặt. Nếu các đương sự thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án thì tòa lập biên bản hòa giải thành; ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật. Nếu các đương sự không thỏa thuận được với nhau thì tòa lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Hội đồng xét xử sơ thẩm thường gồm hai Thẩm phán và một Hội thẩm (Tòa án lao động các nước thường gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm, trong đó có một do giới chủ bầu ra và một do Tổ chức Công đoàn bầu ra)

Trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt thì Tòa án có trách nhiệm cử người phiên dịch.

Tòa án có quyền xem xét chấp nhận yêu cầu của đương sự hoặc của Công đoàn; Viện kiểm sát hoặc tự mình thấy cần thì ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như đình chỉ việc sa thải, buộc trả lương cho người lao động…; nhưng thời hạn có hiệu lực của quyết định này không được quá thời hạn giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa xét xử tranh chấp lao động, mọi diễn biến phải được ghi biên bản đầy đủ, rõ ràng. Sau phiên tòa kết thúc, Tòa phải cấp cho đương sự bản sao bản án hoặc quyết định theo yêu cầu của họ. Đương sự hoặc ngươi đại diện của đương sự đã khởi kiện có quyền kháng cáo bản án của tòa sơ thẩm để yêu cầu tòa án trên một cấp xét xử phúc thẩm. Thời hạn, thủ tục kháng cáo theo quy định của pháp luật.

2.4.2. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể a. Tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở

Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải của các bên tranh chấp, Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động phải khẩn trương tìm hiểu tình hình, chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn phải tiến hành việc hòa giải.

Tại cuộc hòa giải phải có mặt của cả hai bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ.

Sau khi hai bên trình bày vụ việc, Hội đồng hòa giải đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Nếu phương án được chấp thuận thì Hội đồng hòa giải lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký của Hội đồng và của cả hai bên tranh chấp. Hai bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành những thỏa thuận ghi trong biên bản.

Trường hợp hòa giải không thành, mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng Trọng tài cấp tỉnh giải quyết, chưa được yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết. Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tập thể.

b. Tại Hội đồng Trọng tài lao động cấp tỉnh

Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tập thể , chậm nhất 10 ngày Hội đồng trọng tài lao động phải tiến hành hòa giải và giải quyết

Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ. Nếu Hội đồng trọng tài xét thấy cần thiết thì có thể mời đại diện Công đoàn cấp trên của Công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan nhà nước liên quan tham dự.

Sau khi nghe hai bên trình bày, Hội đồng hòa giải đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Nếu được hai bên nhất trí thì lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp của Chủ tịch và Thư ký hội đồng. Hai bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành những thỏa thuận đã ghi trong biên bản.

Nếu hòa giải không thành thì Hội đồng trọng tài lao động tiến hành thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín để giải quyết vụ tranh chấp và thông báo ngay quyết định của mình cho hai bên tranh chấp. Quyết định này đương nhiên có hiệu lực thi hành trong trường hợp hai bên tranh chấp không có ý kiến.

Trường hợp người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yều cầu Tòa án cấp tỉnh xét lại quyết định đó.

Trường hợp tập thể lao động không đồng ý với Quyết định của Hội đồng Trọng tài lao động thì có quyền chọn một trong hai cách là yêu cầu Tòa án cấp tỉnh giải quyết hoặc thực hiện quyền đình công. Quyền chọn một trong hai cách chỉ được áp dụng đối với những tập thể lao động thuộc các doanh nghiệp không nằm trong diện cấm đình công (điện, xăng dầu, bưu chính viễn thông…) Trường hợp tập thể lao động chọn cách thực hiện đình công thì việc người sử dụng lao động yêu cầu tòa án xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài cũng không cản trở quyền đình công của tập thể lao động.

c. Tại tòa án nhân dân cấp tỉnh

Người khởi kiện phải có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết. Người sử dụng lao động yêu cầu tòa án xét lại Quyết định của Hội đồng Trọng tài lao động thì thời hiệu nộp đơn ngắn hơn (khoảng 3 tháng) so với thời hiệu trong các trường hợp khởi kiện về tranh chấp lao động cá nhân nói trên.

Việc thụ lý và chuẩn bị xét xử, hòa giải trước khi ra quyết định mở phiên tòa; quyết định đưa vụ án ra xét xử phải gửi các quyết định này cho các đương sự … về cơ bản giống như yêu cầu tiến hành khi xét xử Tòa án cấp huyện. Riêng thủ tục giải quyết các cuộc đình công khi có yêu cầu Tòa án giải quyết sẽ nói trong mục về đình công.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật lao động (giáo trình đào tạo từ xa) phần 2 (Trang 39 - 43)