Đánh giá về hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 43 - 44)

2. Theo trình độ

2.3.Đánh giá về hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 Những thành tựu đạt được

2.3.1. Những thành tựu đạt được

- Trong những năm qua, với phương châm"phát triễn an toàn và hiệu quả". Chi nhánh đó chú trọng nâng cao chất lượng các hoạt động, các sản phẩm dịch vụ cũng như quan tâm hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng thái độ phục vụ của nhân viên toàn Chi nhánh .Vì thế trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh khá tốt, lợi nhuận tăng trưởng nhanh và ổn định, đặt biệt năm 2008 Chi nhánh đạt danh hiệu "doanh nghiệp xuất sắc" và chiếm 25% thị phần trong 18 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh TT Huế. Một số ưu điểm cụ thể về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:

+ Doanh số cho vay đối với các DNVVN tăng theo các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay của Chi nhánh.

+ Các khoản cho vay mới, đảm bảo đúng quy trình, đúng chế độ. Trước đây, quy trình nghiệp vụ tín dụng chưa hoàn chỉnh và chưa xác định rõ trách nhiệm trong từng khâu công việc. Và hiện nay, được thực hiện theo từng bước trong quy chế cho vay, trong đó nêu rõ quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ tín dụng, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc sở đối với mỗi khoản vay.

+ Công tác thẩm định tín dụng thực sự trở thành căn cứ cho quyết định cho vay, loại trừ toàn bộ phương án sử dụng vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn. Tỉ lệ nợ quá hạn trong giới hạn cho phép.

+ Quá trình thẩm định và theo dõi từng khoản tín dụng sau khi giải ngân được giao cho một cán bộ chịu trách nhiệm chính. Sự phân công đó đòi hỏi cán bộ tín dụng nâng cao trách nhiệm cá nhân và năng lực nghiệp vụ, các khoản vay sẽ được giám sát, đánh giá hiệu quả thường xuyên qua thông tin phản hồi của người phụ trách, thể hiện tính chuyên sâu của nghiệp vụ tín dụng.

- Đạt được thành tích đáng kể như vậy là nhờ vào các yều tố sau: + Sự đồng bộ và nhất quán trong công tác quản lý nợ của chi nhánh.

+ Chi nhánh có bề dày lâu năm trong công tác cho vay, đã tạo được thương hiệu uy tín đối với khách hàng trên địa bàn tỉnh.

+ Chi nhánh thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên để đáp ứng nhu cầu phát triễn của chi nhánh. Đồng thời mở các lớp bồi dưỡng đột xuất khi có điều chỉnh chính sách cho vay của ngân hàng.

Tình hình hoạt động của Chi nhánh nói chung và tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng có nhiều triển vọng tốt đẹp. Trong thời kỳ mà nhu cầu về tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lớn thì Chi nhánh đã hoàn thành tương đối tốt, làm thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Song cũng không phải không có những tồn tại mà cần phải giải quyết để có thể đi tới những thành tựu lớn hơn trong các năm tiếp theo.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 43 - 44)