Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng vớ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 32 - 34)

2. Theo trình độ

2.2.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng vớ

ngân hàng Công Thương Huế.

Để có một cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về hoạt động tín dụng của NH Công Thương TT Huế đối với DNVVN trước hết ta xem xét về số lượng doanh nghiệp cũng như tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này trong thời gian gần đây.

Theo số liệu dưới đây cho thấy năm 2007 Chi nhánh đã đầu tư cho 177 DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như các ngành, lĩnh vực khác nhau, năm 2008 đã tăng được 12 doanh nghiệp với tổng số là 189 doanh nghiệp, năm 2009 tổng số là 214 doanh nghiệp, tăng 25 doanh nghiệp tương ứng 13.2% so với năm 2008. Việc tăng này

là do chính sách của Nhà nước làm cho số lượng DNNN được cổ phần hoá nhiều hơn, mặt khác, đó cũng là do sự nỗ lực cố gắng mở rộng hoạt động tin dụng của chi nhánh. Nhìn chung đây là một kết quả đáng khích lệ đối với NH Công Thương Huế.

Bảng 4: Cơ cấu DNVVN có quan hệ với ngân hàng Công Thương Huế chia theo loại hình doanh nghiệp.

ĐVT:Doanh Nghiệp Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1-Doanh nghiệp NN 8 7 6 2-HTX, tổ hợp tác 12 10 8 3-Công ty TNHH 26 34 36 4-Công ty hợp doanh 18 20 25

5-Công ty tư nhân 55 52 57

6-Công ty cổ phần 27 32 42

7-Hộ sản xuất có đăng ký 31 34 40

Tổng 177 189 214

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Khách hàng doanh nghiệp)

Trong tổng số các DNV&N được chi nhánh tài trợ vốn thuộc mọi loại hình doanh nghiệp, trong đó số DNNN chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần theo các năm. Tỷ trọng DNV&N quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số DNV&N dao động trong khoảng 3-4%. Doanh nghiệp thuộc loại hình HTX, tổ hợp tác xã giảm theo thời gian. DNTN năm 2008 có 52 doanh nghiệp giảm 3 DN so với năm 2007. Nguyên nhân của sự giảm xuống hai loại hình này là có một số công ty làm ăn thua lỗ, không hiệu quả làm nợ quá hạn cũng như nợ khó đòi tăng lên, thậm chí dẫn đến phá sản nên Chi nhánh thu hẹp quan hệ với các doanh nghiêp này. Công ty cổ phần ngày càng phát huy thế mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh nên quan hệ tín dụng với doanh nghiệp này ngày càng được mở rộng hơn.

Để có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình cho vay của Chi nhánh đối với DNVVN ta đi đến xem xét cơ cấu DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng Công Thương Huế chia theo ngành kinh tế.

Bảng 5: Cơ cấu DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng Công Thương Huế chia theo ngành kinh tế.

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2007 2008 2009 Số DNVVN Tỷ trọng Số DNVVN Tỷ trọng Số DNVVN Tỷ trọng

1.Nông lâm ngư nghiệp 19 10.73% 15 7.94% 13 6.07%

2. Công nghiệp 69 38.98% 71 37.57% 80 37.38%

3. Thương mại dịch vụ 59 33.33% 67 35.45% 85 39.72%

4. Xây dựng 16 9.04% 17 8.99% 21 9.81%

5.Ngành khác 14 7.91% 19 10.05% 15 7.01%

TỔNG SỐ 177 100% 189 100% 214 100%

(Nguồn: Báo cáo của Phòng khách hàng doanh nghiệp)

Xét về lĩnh vực hoạt động, Chi nhánh tập trung vào các ngành như công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ tiêu dùng. Số lượng DNVVN ở Hai ngành này chiếm tỷ trọng hơn 70% trong tổng số các DNVVN có giao dịch với Chi Nhánh. Bởi vì Thừa Thiên-Huế được biết đến là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhiều di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngoài ra, đây còn là trung tâm dịch vụ lớn nhất của vùng KTTĐ miền Trung trong các lĩnh vực du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng, thương mại, khoa học-công nghệ, và bưu chính viễn thông.

Mặc dù chi nhánh đã chú trọng tăng cường cho vay đồi với các doanh nghiệp VVN ở các lĩnh vực này và đạt được thành tích đáng kể.Tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn khi vay vốn ở Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w