PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 54 - 58)

1.KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề quan tâm của hầu hết các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Công Thương Huế nói riêng. Vì chất lượng của các khoản tín dụng ảnh hưởng trực tiêp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng, mặt khác tín dụng có tác động trực tiếp trong việc kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước bằng cách tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng là vấn đề mang tính quyết định đến hoạt động của ngân hàng do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng luôn đựơc ngân hàng quan tâm hàng đầu và coi đó mục tiêu quan trọng cần đạt được. Sau hơn 2 năm cổ phần hóa Chi nhánh đã nỗ lực đổi mới, hoàn thiện kịp thời để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng đối với các khỏan tín dụng nói chung và các khoản tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó thì cũng không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót mà Chi nhánh cần tập trung giải quyết để nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường.

Trong thời gian tới cùng với sự chỉ đạo sát sao của NHCT Việt Nam và nỗ lực của chính bản thân, Chi nhánh sẽ hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, nâng cao được chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đó phát triển đồng thời đẩy mạnh quá trình CHN, HĐH đất nước.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Kiến nghị với NHCT Việt Nam

- NHCT Việt Nam nên thành lập một cơ quan lưu trữ thông tin chung về doanh nghiệp để cung cấp cho các Ngân hàng chi nhánh. Việc thành lập cơ quan chung này sẽ tiết kiệm được chi phí hơn là mỗi chi nhánh tự thành lập một phòng thông tin cho mình nhất là trong điều kiện hiện nay, nhiều chi nhánh không đủ khả năng làm việc đó. Để có thể thu thập, sử lý và lưu trữ thông tin được tốt thì công tác này phải được ứng dụng tin học.

- Đề nghị NHCT Việt Nam sớm có chiến lược và chính sách khách hàng làm định hướng cho các chi nhánh xây dựng cơ chế tài chính trong tiếp thị và ưu đãi với khách hàng vừa mang tính hệ thống vừa mang tính cạnh tranh cao, vừa tạo nguồn chủ động cho các đơn vị thành viên trong việc vận dụng có hiệu qủa cơ chế đó.

- Thu hút các dự án, chương trình của quốc tế, trong nước, hỗ trợ cho Chi nhánh trong viêc đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ quản lý điều hành hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, thẩm định, đánh giá dự án, phân tích và đánh giá rủi ro cho cán bộ tín dụng, quán triệt tư tưởng coi doanh nghiệp đến vay vốn là sự nhờ cậy. Việc tuyển chọn cán bộ cần được tiêu chuẩn hoá và theo xu hướng trẻ hoá. Cần bố trí công việc cho cán bộ theo đúng chuyên môn đào tạo và sở trường, trang bị công nghệ ngân hàng hiện đại nâng cao tính cạnh tranh.

2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng mức lãi suất khác nhau cho nợ quá hạn, phân theo nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Sẽ là không công bằng cho các doanh nghiệp phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn khi nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là các nguyên nhân khách quan như: Hạn hán, lũ lụt...hay do những thay đổi của cơ chế chính sách của Nhà nước.

- Ngân hàng nhà nước cần đưa ra các biện pháp cải tổ thủ tục hành chính như: Giảm bớt thủ tục cho vay, giảm tối đa thời gian thẩm định tín dụng giúp cho các doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện những hành vi tiêu cực để hoạt động của ngân hàng được tốt hơn.

2.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước.

- Đề nghị Chính phủ phổ biến việc xếp loại đánh giá hiệu qủa hoạt động của các doanh nghiệp, xúc tiến triển khai chương trình bình chọn doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ngân hàng có thể yên tâm hơn khi cho vay đối với các doanh nghiệp này, sẽ nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp được bình chọn là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả có nhiều thuận lợi hơn trong việc kinh doanh, sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tìm mọi cách hoàn thiện hơn chu trình công nghệ sản xuất để làm ăn có hiệu qủa hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng sử dụng vốn của Ngân hàng, đưa đất nước phát triển hơn nữa trong giai đoạn hiện nay.

- Đề nghị Chính phủ sửa đổi quy định gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, giảm nợ. Có thể nhận thấy rằng, một khách hàng đã gặp khó khăn trong việc trả nợ gốc thì phần lãi càng khó có khả năng thanh toán cho Ngân hàng vì vậy việc quy định chuyển nợ quá hạn phải chịu lãi suất cao hơn gây khó khăn cho khách hàng.Trong trường hợp này, Ngân hàng nên tiến hành tìm hiểu nguyên nhân từ phía khách hàng. Từ đó đưa ra các phương pháp giải quyết hợp lý.

- Xúc tiến việc thành lập công ty mua bán nợ để giải phóng nợ đọng cho các doanh ngiệp, lành mạnh hóa tình hính tài chính và đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường. Ban hành cơ chế kiểm tra giám sát tình hình nợ của các doanh nghiệp gắn với hiệu quả đầu tư nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

2.4. Kiến nghị đối với DNVVN.

Để tạo điều kiện cho DNVVN dể dàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng thì bản thân các doanh nghiệp cần phải tự cải thiện và không ngừng nổ lực để nâng cao năng lực tài chính của mình.

- Phải nâng cao năng lực quản lý điều hành của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cần có chiến lược phát triễn kinh doanh phù hợp. Chủ động trong việc xây dựng phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình. Đặt biệt cần chú trọng

đến việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, tự động hoá cao để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

- Doanh nghiệp cần có ý thức chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay trong điều kiện hội nhập cần phải có sự hiểu biết về pháp luật quốc tế.

- Phải có sự hợp tác giữa các DNVVN với nhau và giữa DNVVN và với DN lớn thông qua các Hiệp hội doanh nghiệp, cần tránh các yếu tố cạnh tranh không lành mạnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w