Nâng cao năng lực tài chính của chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 49 - 50)

2. Theo trình độ

3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính của chi nhánh

- Chủ động nắm bắt định hướng và dự báo kinh tế của Nhà nước, quản trị hợp lý tài sản Nợ - Có, khả năng thanh khoản và nguồn vốn, sớm khắc phục việc sử dụng vốn bất hợp lý, để đảm bảo an toàn và nõng cao hiệu quả kinh doanh; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá hoạt động, trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượng tớn dụng; phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

- Tiếp tục tăng vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, đi đôi với việc đảm bảo khả năng quản lý hiệu quả của vốn điều lệ tăng lên. Chi nhánh cần nghiên cứu kỹ, xác định cổ đông chiến lược phù hợp để đảm bảo việc tham gia góp vốn thực sự hỗ trợ, hợp tác với ngân hàng.

- Cần thường xuyên rà soát để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời hệ thống quy chế, quy trình nội bộ, quản lý rủi ro tất cả các mặt hoạt động

- Nâng cao khả năng dự báo thị trường để có thể vừa mở khả năng kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.

3.2.3. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng

cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới

- Đối với các dịch vụ truyền thống (như dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán…) đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng có, thu hút khách hàng mới, mà còn tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Vì vậy, chi nhánh cần phải duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng: Hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng trưởng tín dụng; xoá bỏ những ưu đãi trong cơ chế tín dụng nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng; hoàn thiện cơ chế huy động tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ với lãi suất phù hợp để huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong xã hội vào ngân hàng; nghiên cứu áp dụng cách phân loại nợ dựa trên cơ sở rủi ro và trích dự phòng rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế để nâng cao uy tín của ngân hàng.

- Đối với các dịch vụ mới như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, thấu chi, cỏc sản phẩm phái sinh… cần phải nâng cao năng lực marketing của chi nhánh, giúp các doanh nghiệp và công chúng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch ngân hàng; nâng cao tiện ích của các dịch vụ ngân hàng; sử dụng linh hoạt cụng cụ phòng chống rủi ro gắn với các đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.

- Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong từng thời kỳ, nghiên cứu lợi thế và bất lợi của từng dịch vụ, giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w