Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ 18-49 tuổi tại huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên năm 2012 (Trang 56 - 58)

II. NỘI DUNG

4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Ở nước ta hiện nay, việc phát hiện và điều trị bệnh phụ khoa đặc biệt là VNĐSDD chủ yếu dành cho những người đến khám tại các cơ sở y tế, như vậy sẽ bỏ sót những trường hợp viêm nhiễm mà không được chăm sóc trong cộng đồng. Việc điều tra phát hiện tỷ lệ VNĐSDD ở cộng đồng giúp cho ngành y tế thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ, nhất là hiện nay

khi chúng ta quan tâm đến mối quan hệ giữa môi trường sống và bệnh tật là yếu tố phát sinh bệnh phụ khoa.

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới bao gồm viêm âm hộ, viêm âm đạo và viêm CTC. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh VNĐSDD là 57,2% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không mắc bệnh, 42,8% với p < 0,05 (Hình 3.6).

Kết quả trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thìn và Dương Thị Cương: 63% tại Tam Đình Nghệ An [21], của Nguyễn Bích Ngọc: 64,8% tại xí nghiệp tuyển than Cửa Ông Quảng Ninh năm 2000 [51]. Theo kết quả của Tô Minh Hương phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội sau khi khám trên 70.000 bà mẹ ở hơn 300 cộng đồng dân cư sinh sống tại cả 3 miền đất nước thì gần 90% phụ nữ bị VNĐSDD [37]. Theo Hoàng Thế Nội [50], nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, mô hình bệnh phụ khoa, tình trạng nhiễm khuẩn sinh dục ở phụ nữ tỉnh Hưng Yên, tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục là 58,2%. Theo báo điện tử http://yhth.vn nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới của 316 phụ nữ đến khám tại trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007, kết quả cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới chiếm tỷ lệ khá cao 64,56%, phụ nữ nhiễm hội chứng tiết dịch âm đạo: 87,25%; Loét sinh dục 14,22%; đau bụng dưới: 9,31%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của Trần Minh Hùng - Vũ Song Hà: 32,8% kết hợp lâm sàng và xét nghiệm, nghiên cứu tại xã Thụy Dũng - Thái Bình [34]. Theo Lê Thị Oanh, Lê Hồng Minh: 41,1% tại 2 huyện Kim Bảng - Hà Nam [53], của Đỗ Thị Thanh Thu và cộng sự: 45,6% tại 4 xã thuộc 4 huyện phía bắc tỉnh Hà Tây [61]. Theo khoa học đời sống tháng

04/2010 phát hiện 50% phụ nữ viêm nhiễm đường sinh sản tại Hà Tĩnh khi triển khai chiến dịch tại 12/12 huyện, thị, thành phố [41].

Theo chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ trong cộng đồng địa phương mắc bệnh VNĐSDD là 57,2% còn là khá cao. Vì vậy, để phụ nữ nhận thức được tác hại của bệnh thì công tác truyền thông trong cộng đồng địa phương cần được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ 18-49 tuổi tại huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên năm 2012 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w