Số lần sinh con, tiền sử nạo hút thai

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ 18-49 tuổi tại huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên năm 2012 (Trang 55 - 56)

II. NỘI DUNG

4.1.4. Số lần sinh con, tiền sử nạo hút thai

Đối tượng nghiên cứu đã sinh con 2 lần chiếm tỷ lệ cao nhất: 49,8%. Đứng thứ 2 là nhóm sinh từ 3 lần trở lên: 36,0%. Thấp nhất là nhóm chưa sinh lần nào: 1,5% (Hình 3.3). Trong những năm gần đây tỷ lệ sinh con thứ 3

đã giảm đi vì vậy trong nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ yếu là phụ nữ sinh con lần 2.

Trong nghiên cứu này, nhóm không nạo hút thai chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nhóm có nạo hút thai (34,2% so với 65,8% - Hình 3.4). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ dân số, tuy mức sinh đã giảm nhưng tỷ lệ nạo hút thai còn cao, mà sinh đẻ và nạo hút thai là những yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Tại các vùng nông thôn nhất là vùng sâu vùng xa các dịch vụ phòng chống các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cho phụ nữ, nhất là các dịch vụ có chất lượng cao còn thiếu, những người mắc bệnh ít có cơ hội được chữa sớm, đúng phương pháp, bệnh dễ trở thành mãn tính...là những yếu tố ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ và bệnh tật nói chung, viêm nhiễm đường sinh dục nói riêng. Kết quả của nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Sơn [56], Phạm Thị Khanh [40]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm có tiền sử nạo hút thai chiếm tỷ lệ thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Khanh [40] (65,8% so với 77,4%). Điều này cho thấy công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe trong cộng đồng của địa phương đã được làm tốt hơn. Tuy vậy cần làm tốt hơn nữa để tỷ lệ này có thể tiếp tục giảm hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ 18-49 tuổi tại huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên năm 2012 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w