Biện pháp phòng bệnh:

Một phần của tài liệu Đề cương kí sinh trùng dành cho Y2 (Trang 29 - 32)

+ Tuyên truyền, GDSK về tác hại của SDL và cách phòng chống bệnh SDL cho cộng đồng + Kiểm tra sát sinh tại các lò mổ gia súc để loại trừ những con lợn bị bệnh lợn gạo

+ Không ăn thịt lợn tái dưới mọi hình thức, trước khi ăn các loại rau quả tươi, sống phải rữa kỹ bằng nước sạch nhiều lần

+ Phát hiện và điều trị người có sán dây lợn

Phần III

Câu 1 : Trình bày các thể tồn tại và chu kì sinh sản của Entamoe Histolytaca.

Amip lỵ có 3 dạng tồn tại như sau: - Thể hoạt động ăn hồng cầu (thể Manga).

+ Kích thước 20- 40 , di chuyển nhanh theo 1 hướng nhất định.

+ Cấu tạo gồm nội nguyên sinh chất và ngoại nguyên sinh chất . Trong nội nguyên sinh chất chứa nhân và hồng cầu do amip lỵ ăn vào.

+ Đây là thể gây bệnh và thường đc tìm thấy trong phân người bị bệnh amip lỵ cấp tính - Thể hoạt động nhỏ không ăn hồng cầu và không gây bệnh (thể Minuta).

+ Kích thước 10-12 , thể Minuta không ăn hồng cầu, thể này sống hội sinh trong long ruột + Thể Minuta đc tìm thấy trong phân của người bình thường.

- Thể bào nang hay thể kén của Amip.

+ Kích thước 10-12 , bào nang có 1 hoặc 2 nhân. Bào nang già có 4 nhân là thể lây nhiễm bệnh + Bào nang đc tìm thấy trong của ng bị bệnh lỵ amip mãn tính hoặc ng bình thường. còn thể bào nang 4 nhân thường tìm thấy trong phân khô và thành khuôn, không có trong phân lỏng và phân có máu mũi.

Chu kì sinh sản của Entamoe Histolytaca:

Trong ruột ng thì amip có 2 kiểu chu kỳ: - Chu kì hội sinh:

Bào nang già amip vào ruột non người, dưới tác dụng của men trypsin , bào nang già nứt vỏ kén -> giải phóng ra thể xuất kén (thể amip có 4 nhân). Sau đó, thể xuất kén xuống manh tràng chia thành 8 thể Minuta (mỗi thể minuta có 1 nhân), thể này sống hội sinh trong ruột và không gây bệnh

Khi amip xuống đại tràng, gặp phân khô dần, amip sẽ co lại trở thành bào nang và ra ngoài theo phân. Nếu ng ăn phải bào nang lại tiếp tục có chu kì như trên

- Chu kì gây bệnh:

Khi sức đề kháng của cơ thể người giảm, thành ruột bị tổn thương thì thể minuta sẽ chuyển thành thể manga (thể hoạt động ăn hồng cầu) => men do amip tiết ra sẽ phá hủy niêm mạc ruột, amip chui vào thành ruột làm tổn thương các mao mạch gây chảy máu, máu đông cục sẽ làm tắc nghẽn mao mạch làm cho các tế bào xung quanh bị hoại tử, các vi khuẩn sẽ phát triển các ổ áp xe trong thành ruột, áp xe vỡ -> chảy mủ, để lại các vét loét ở thành ruột.

Trong ổ loét rất nhiều chất dinh dưỡng do đó amip phát triển, sinh sản nhanh và hđ mạnh đó chính là thể hđ lớn, ăn hồng cầu gây ra bệnh lỵ cấp tính (thể Manga) . Các vết loét lâu ngày có thể tạo thành sẹo sơ, sẹo lồi tạo thành các u ở ruột.

Nếu gặp điều kiện không thuận lợi thì thể manga chuyển về dạng tiểu thể và bào nang rồi ra ngoài theo phân. Cũng có trường hợp thể hoạt động bị đào thải nên xét nghiệm phân thấy thể hoạt động.

Nếu amip lọt vào các thành mạch bị vỡ sẽ theo máu vào gan và các tạng khác gây bệnh amip ngoài đại tràng

Câu 2 : Phân tích các yếu tố nguy cơ gây nhiễm và yếu tố gây bệnh lỵ amip; cáchchuẩn đoán và phòng bệnh lỵ amip. chuẩn đoán và phòng bệnh lỵ amip.

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm amip lỵ:

- Do môi trường đất , nước có bào nang amip 4 nhân , bào nang có thể sống ở ngoại cảnh lâu hay ngắn tùy thuộc các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời,…Trong đất ẩm

có nhiệt độ 20-30 C thì kén sống đc vài tháng. Trong nước là 30 ngày, trong phân lỏng là 20 ngày, trong cơ thể ruồi là 10 ngày.

- Tập quán canh tác lạc hậu, vẫn dùng phân tươi để canh tác.

- Thời tiết khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho sự phát triển của bào nang. - Tập quán sinh hoạt, sinh hoạt còn kém.

- Các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, dân trí còn thấp.

 Tất cả các yếu tố nguy cơ đó làm cho amip dễ bị truyền nhiễm, nhưng không phổ biến như các bệnh giun đũa vì thời gian tồn tại của bào nang ở ngoại cảnh ngắn hơn các loại trứng giun.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh amip lỵ

- Không phải trường hợp nào nhiểm amip cũng biểu hiện bệnh vì đặc điểm sinh học cơ bản của chúng là hội sinh. Bệnh chỉ phát sinh khi cơ thể mang kí sinh trùng mà bị giảm sức đề kháng,mệt mỏi, thành ruột bị tổn thương sau khi bị viêm nhiễm ở thành ruột.

Cách chuẩn đoán bệnh lỵ amip:

Các dấu hiệu định hướng chuẩn đoán: - Sống ở vùng có lưu hành bệnh lỵ amip.

Một phần của tài liệu Đề cương kí sinh trùng dành cho Y2 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w