Những yếu tố nguy cơ nhiễm giun chỉ

Một phần của tài liệu Đề cương kí sinh trùng dành cho Y2 (Trang 25 - 26)

- Môi trường có nguồn bệnh và có VCTG truyền bệnh. Thường gặp bệnh ở những vùng có nhiều ao bèo vì muỗi Mansonia truyền loại giun chỉ Brugia malayi (phổ biến ở đồng bằng, chiếm tỷ lệ 95%) chỉ phát triển ở các ao bèo, do bọ gậy của muỗi cắn ống thở vào rễ bèo và rễ các cây thủy sinh để thở

Các loại muỗi thích hợp truyền bệnh giun chỉ gồm:

+Với loại giun chỉ Wuchereria bancrofti, thường do muỗi Culex quinqurfasciatus và Anopheles hyrcanus truyền. Muỗi Culex thường đẻ ở các vũng nước và dụng cụ chứa nước.

+ Với loại giun chỉ Brugia malayi, thường do muỗi Mansonia annulifera, Mansonia uniformis truyền bệnh. Muỗi này thường cơ ở ao bèo vì bọ gậy cắm ống thở vào rễ bèo để thở. - Mật độ ấu trùng trong máu người 3-4 con/mm3 máu cũng là yếu tố thuận lợi nhiễm giun chỉ. Còn trên 10 hoặc dưới 1 ấu trùng/mm3 máu thì khó lan truyền.

- Thời tiết, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sư phát triển cuat muỗi cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ nhiễm giun chỉ.

- Điều kiện vệ sinh không tốt: Nhà ở tối tăm, ẩm thấp, bí gió, xung quanh có nhiều bụi rậm, vũng nước đọng sẽ tạo điều kiện cho muỗi trú ẩn, sinh sản và vào nhà đốt người nên dễ gây nhiễm giun chỉ.

3. Chẩn đoán

- Chẩn đoán định hướng lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng viêm hạch bạch huyết ở nách, bẹn nhiều đợt cấp tính, triệu chứng đái ra dưỡng chấp và phù chân voi, người bệnh sống ở vùng có bệnh giun chỉ.

- Chẩn đoán xét nghiệm: Chủ yếu là xét nghiệm máu vào 24-4 giờ, làm tiêu bản giọt đặc nhuộm giemsa. Các tuyến y tế cơ sở đều có thể làm được xét nghiệm máu nếu có kính hiển vi.

Một phần của tài liệu Đề cương kí sinh trùng dành cho Y2 (Trang 25 - 26)

w