1. Chu kỳ sinh sản
Sán ký sinh trong phổi, sán đẻ trứng, trứng theo đờm hoặc phân (nếu là trẻ em) ra ngoại cảnh, gặp nước ao hồ, sông suối sẽ phát triển thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông bơi lội trong nước tìm đến các loại ốc thuộc giống Melania để ký sinh và phát triển thành bào ấu. Từ 1 bào ấu phát triển thành nhiều ấu trùng đuôi (đây là hình thức sinh sản đa phôi). Ấu trùng đuôi rời ốc, tìm đến VCTG thứ 2 là cua, tôm nước ngọt. Khi người hoặc động vật có vú ăn phải nang trùng còn sống vào tới ruột non, ấu trùng thoát nang chui qua thành ruột, qua phúc mạc, cơ hoành tới phổi ký sinh. Sán sống được 6 – 16 năm.
2. Tác hại
- Sán thường ký sinh ở phổi gây ra hiện tượng ho kéo dài, đờm lẫn máu, khó thở, đau ngực. Triệu chứng giống lao. Nếu ở các cơ quan khác tùy vị trí mà có những triệu chứng khác nhau. - Sán thường ký sinh trong những nang sán to bằng đầu ngón tay trong phổi. Trong nang thường có 2 sán và 1 ít chất dịch mủ đỏ. Xung quanh sán thường cso tổ chức xơ, phía bên ngoài vùng xơ nhiều bạch cầu toan tính và tế bào khổng lồ.
3. Chẩn đoán
- Chẩn đoán định hướng lâm sàng:
Dựa vào các triệu chứng chống lao nhưng không có vi khuẩn lao, không gây sút nhanh, không có những cơn sốt vào buổi chiều.
- Chẩn đoán xét nghiệm:
+ Xét nghiệm đờm trực tiếp hoặc tập trung trứng trong đờm
+ Xét nghiệm phân tìm trứng trong trường hợp bệnh nhân nuốt phải đờm + Kỹ thuật miễn dịch Elisa rất có giá trị
+ Chụp X-Quang phổi: đáng giá tổn thương và thâm nhiễm phổi.
4. Phòng bệnh- Nguyên tắc: - Nguyên tắc:
+ Tác động vào nguồn bệnh bằng cách điều trị người bệnh + Vệ sinh môi trường, không để cho trứng sán xuống nước + Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống
- Biện pháp :
+ Tuyên truyền, GDSK về tác hại và cách phòng bệnh sán lá ruột
+ Vệ sinh ăn uống, không ăn sống thực vật thủy sinh dưới mọi hình + Phát hiện và điều trị người bệnh.