• Cách thức kết thúc thai nghén:
Kết quả ở bảng 2.18 cho thấy, trong số 30 bệnh nhân kết thúc thai nghén, có tới 11 trường hợp (chiếm 36,7%) bị đình chỉ thai nghén sớm, bao gồm 1 trường hợp sảy thai, 2 trường hợp thai chết lưu trong tử cung và 8 trường hợp có chỉ định đình chỉ thai nghén để điều trị cho mẹ. Như vậy, tỷ lệ sản phụ phải đình chỉ thai nghén để điều trị là khá cao. Điều này đặt ra cho chúng ta thách thức trong việc theo dõi tiển triển của bệnh cũng như đưa ra những lời khuyên về sức khỏe hợp lý, để những bà mẹ đã có đủ con không sinh thêm hoặc theo dõi tốt và chặt chẽ hơn đối với những bà mẹ chưa có con, nhằm làm giảm tỷ lệ bệnh phải đình chỉ thai nghén sớm, qua đó giảm tỷ lệ biến chứng của những thủ thuật này.
Trong số 19 bệnh nhân chuyển dạ đẻ, có 12 bệnh nhân đẻ thường và 7 bệnh nhân mổ đẻs SLTC trung bình tại thời điểm trước khi đẻ của 2 nhóm bệnh nhân này là 53,3 và 41,2; sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê với P = 0,535
Kết quả này của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Young – Woon Won và khác với nghiên cứu của Kiều Thị Thanh. Theo nghiên cứu của Young – Woon Won thì những bệnh nhân có SLTC thấp hơn thường
được mổ lấy thai, còn theo tác giả Kiều Thị Thanh, SLTC trung bình của bệnh nhân lúc kết thúc thai nghén cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi, đồng thời những bệnh nhân có SLTC cao hơn thường được mổ lấy thai.
Tác giả Năm Cách đẻ (%) SLTCTB p
Kiều Thị Thanh 2010 Mổ đẻ 107,2 ± 89,6 0,218
Đẻ thường 75,5 ± 30,8
Young – Woon Won 2005 Mổ đẻ 49,0 ± 32,5
Đẻ thường 67,0 ± 33,4
Chúng tôi 2013 Mổ đẻ 41,2 ± 30,7 0,535
Đẻ thường 53,3 ± 23,3
• SLTC khi kết thúc thai nghén và tình trạng sản phụ:
Ở bảng 3.20, trong số 19 bệnh nhân đẻ con có 17 bệnh nhân ổn định trong và sau đẻ, có 2 bệnh nhân chảy máu sau đẻ, trong đó có 1 bệnh nhân đẻ thường và 1 bệnh nhân mổ đẻ. Tỷ lệ chảy máu sau đẻ ở nhóm bệnh nhân đẻ thường và mổ đẻ là tương đương nhau (bảng 3.21). Nghiên cứu của Young – Woon Won cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt về biến chứng chảy máu ở hai nhóm bệnh nhân này. Kết quả này được giải thích là do các sản phụ trong quá trình điều trị đã được theo dõi sát SLTC và những trường hợp có SLTC thấp khi chuyển dạ đã được chủ động truyền TC , do đó dù đẻ thường hay mổ đẻ, tỷ lệ chảy máu sau đẻ đều không cao và không có sự khác biệt.
• Số lương máu và chế phẩm dùng khi kết thúc thai nghén:
Theo dõi ở 29 bệnh nhân kết thúc thai nghén, chúng tôi thấy có 26 bệnh nhân được truyền TC với số lượng TC truyền trung bình cho mỗi bệnh nhân là 2,08 đơn vị; 3 bệnh nhân được truyền KHC với số lượng trung bình là 1,67 đơn vị cho mỗi người (bảng 3.19). Như vậy, tỷ lệ BN được truyền TC trong quá trình kết thúc thai nghén là rất cao. Đây có lẽ là lí do làm giảm tai biến chảy máu trong quá trình kết thúc thai nghén của bệnh nhân.