Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến tại Phú Thọ (Trang 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình xử lý thống kê IRRISTART và EXCEL.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến trên giống PH1 và TRI777

Các dòng, giống chè khác nhau có đặc điểm hình thái thân cành, lá, búp khác nhau, đây là những căn cứ quan trọng để phân biệt được các dòng, giống qua đó cũng có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng và khả năng cho năng suất, chất lượng nguyên liệu của dòng, giống.

3.1.1. Đặc đim hình thái lá ca các dòng chè đột biến mi được tuyn chn

Lá chè là cơ quan quan trọng của cây trong quá trình quang hợp, là đối tượng quan trọng trong quá trình chọn tạo giống mới. Với cây chè, lá là sản phẩm thu hoạch chủ yếu (chiếm 60 - 70% búp 1 tôm 3 lá). Các giống chè khác nhau có hình thái lá, màu sắc lá khác nhau. Trong cùng một giống các dòng chè khác nhau cũng thể hiện đặc điểm hình thái lá khác nhau. Tính trạng kích thước lá còn biểu thị một phần về năng suất và chất lượng chè nguyên liệu. Lá chè là chỉ tiêu quan trọng để phân biệt dòng, giống. Thông thường những dòng, giống chè có lá to, bóng, có độ gồ ghề cao thường có khả năng cho năng suất cao. Kết quả theo dõi về đặc điểm hình thái lá chè của các dòng, giống được chọn từ phương pháp xử lý đột biến thể từ giống PH1 hiện qua bảng 3.1 và 3.2:

Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái lá các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến trên giống PH1 Dòng, giống Mầu sắc lá Dạng lá Hình dạng chóp lá Thế lá PH1-1.0 Xanh đậm Hình trứng Tù Ngang PH1-2.0 Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên PH1-5.0 Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên PH1-5.1 Xanh đậm Hình trứng Tù Ngang PH1-5.2 Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên PH1ĐC Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên

Đánh giá đặc điểm hình thái lá của các dòng chè qua bảng 3.1 cho thấy: - Mầu sắc lá: Có thể giải thích mối quan hệ giữa màu sắc lá với chất lượng chè trên quan điểm sinh lý như sau: Người ta phân biệt được 4 sắc tố trong lá xanh đó là: Chlorophyll, carotenoit, phycobilin và sắc tố dịch bào antocyan. Màu sắc lá do cấu tạo sắp xếp của các tế bào lục lạp trong lá và trong tế bào lục lạp ngoài chất diệp lục còn có chứa thêm 2 chất màu là Xanthophill - màu vàng và caroten - màu đỏ da cam. Như vậy, hàm lượng chlorophyll và caroten trong lá chè sẽ ảnh hưởng đến sắc tố của lá cũng như chất lượng sản phẩm chè [21]. Nguyễn Đình Nghĩa [10] khi theo dõi về mầu sắc lá của các giống chè đã kết luận: Những cây chè có sản lượng cao thường là những cây có lá xanh đậm, bóng nhoáng, dầy. Giống có dạng lá bầu dục sản lượng cao hơn giống có dạng lá hình mũi mác. Các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến đều mang mầu xanh đậm mang đậm đặc trưng của giống mẹ PH1.

- Dựa vào tỷ lệ dài lá/rộng lá để phân loại hình dạng lá (D/ R): Các dòng chọn lọc đều có hình dạng lá giống với hình dạng lá của giống đối chứng (hình trứng) và có hệ số D/R < 2,6 dao động từ 2,11 (dòng PH1-5.1) - 2,56 (dòng PH1-5.2).

- Về hình dạng chóp lá, qua quan sát mô tả ta nhận thấy: Các dòng chè chọn lọc từ phương pháp xử lý đột biến có hình dạng chóp lá tù giống với hình dạng của giống đối chứng.

- Lá chè mọc trên cành theo các thế khác nhau: Thế lá úp, thế lá nghiêng, thế lá ngang, thế lá rủ. Thế lá ngang và rủ đặc trưng của giống chè năng suất cao. Cùng với dòng PH1-1.0, dòng PH1-5.1 có thế lá ngang những dòng này có diện tích tích tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn, khả năng quang hợp tốt hơn. Các dòng còn lại có thế giá giống với giống đối chứng (thế là xiên) sẽ bị hạn chế tiếp xúc ánh sáng, hiệu quả quang hợp thấp hơn.

Kết quả quan trắc về chiều dài lá của các dòng, giống chè chọn lọc ở bảng 3.2 cho thấy:

- Chiều dài lá của các dòng, giống chè chọn lọc dao động từ 7,90 cm (dòng PH1-5.1) – 11,00 cm (dòng PH1-5.2). Trong đó, giống đối chứng có chiều dài lá đạt 9,90 cm. Chiều rộng lá dao động từ 3,80 cm - 4,30 cm. Trong đó, dòng có chiều

rộng lá lớn nhất là dòng PH1-5.2 và PH1 ĐC, tiếp đến là dòng PH1-1.0 đạt 4,00 cm, các dòng còn lại có chiều dài lá cùng đạt 3,80 cm.

Bảng 3.2: Đặc điểm kích thước lá các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến trên giống PH1 Dòng, giống Đặc điểm lá Dài (cm) Rộng (cm) D/ R DT (cm2) Sốđôi gân Góc đính lá (độ) PH1-1.0 9,40 4,00 2,32 26,32 6,47 52,42 PH1-2.0 8,30 3,80 2,15 22,08 7,03 48,71 PH1-5.0 9,70 3,80 2,52 25,80 9,33 43,42 PH1-5.1 7,90 3,80 2,11 21,01 5,92 50,12 PH1-5.2 11,00 4,30 2,56 33,11 8,27 49,16 PH1 ĐC 9,90 4,30 2,30 29,80 10,76 45,72

- Diện tích lá phụ thuộc vào chiều dài lá và chiều rộng lá. Những dòng, giống có chiều dài và chiều rộng lá lớn thì có diện tích lá lớn. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa diện tích lá với sản lượng búp chè Nguyễn Văn Toàn - Trịnh Văn Loan, (1994) [19] cho rằng trong khoảng diện tích lá chè từ 6 cm2 - 36 cm2, khi diện tích lá tăng thì sản lượng búp chè cũng tăng. Diện tích lá các dòng, giống được chọn từ phương pháp xử lý đột biến dao động từ 21,01 cm2

(dòng PH1-2.0) - 33,11 cm2 (dòng PH1-5.2). Trong đó diện tích lá của giống đối chứng 29,80 cm2. Chỉ có dòng PH1-5.2 cao hơn giống đối chứng.

- Số đôi gân lá là một trong những chỉ tiêu để phân biệt các giống chè: Số đôi gân lá của các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến dao động từ 5,92 - 10,76 đôi và các dòng chè chọn lọc đều có số đôi gân cao hơn giống đối chứng. Dòng PH1 - 5.0 (9,33 đôi gân) có số đôi gân cao nhất, tiếp đến là dong PH1 - 5.2, PH1-2.0 có số đôi gân đạt lần lượt là 8,27 đôi; 7,03 đôi và thấp nhất là dòng PH1-1.0 đạt 6,47 đôi gân.

- Góc đính lá cũng là chỉ tiêu quan trọng để các nhà chọn giống chọn hình dạng cây chè, bởi vì sự phân bố góc lá khác nhau có liên quan đến quá trình tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Theo Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan (1994) [19] cho rằng: Các giống cho năng suất cao thường có góc lá 40o - 60o, góc lá tối ưu cho tiếp nhận ánh sáng và hoạt động quang hợp là 45o, góc lá quá nhỏ hoặc quá lớn đều

không có lợi cho quang hợp. Lá chè có góc đính lá quá lớn sẽ có lợi trong việc tiếp nhận ánh sáng, nhưng khi cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, khả năng thoát hơi nước sẽ rất mạnh, hô hấp lớn, tiêu hao nhiều năng lượng. Mặt khác nếu góc đính lá lớn thường xảy ra hiện tượng lá phía trên che lấp lá phía dưới dẫn đến hiệu suất quang hợp thấp. Các giống có góc đính lá hẹp cho khả năng tiếp nhận ánh sáng ít cũng không có lợi cho năng suất. Hầu hết các dòng chè chọn lọc có góc đính lá lớn hơn so với giống đối chứng (45,72o). Dòng PH1-1.0 là có góc đính lá lớn nhất đạt (52,42o) tiếp đến là các dòng PH1-5.1, PH1-5.2, PH1-2.0 có góc đính lá trung bình dao động từ (48,71o đến 50,12o). Chỉ có dòng PH1-5.0 (43,42o) có góc đính lá thấp hơn giống đối chứng nhưng vẫn phù hợp cho quá trình tiếp nhận ánh sáng để quang hợp.

Kết quả đo đếm về đặc điểm hình thái lá chè của các dòng, giống được chọn từ phương pháp xử lý đột biến từ giống TRI777 hiện qua bảng 3.3 và 3.4:

Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái lá các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến trên giống TRI777

Dòng, giống Mầu sắc lá Dạng lá

Hình dạng

chóp lá Thế lá

TRI777ĐC Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên TRI777-0.8 Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên TRI777-2.0 Xanh đậm Hình trứng Tù Ngang TRI777-3.5.1 Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên TRI777-3.5.2 Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên TRI777-4.0 Xanh đậm Hình trứng Tù Ngang TRI777-5.0 Xanh đậm Hình trứng Tù Ngang

Qua bảng 3.3 ta thấy:

- Mầu sắc lá cũng là một cơ sở để phân loại các dòng chè. Tất cả các dòng chè được chọn từ phương pháp xử lý đột biến đều mang màu xanh đậm đặc trưng của giống mẹ TRI777.

- Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng lá trong nghiên cứu về cây chè được gọi là hệ số dài/rộng. Nhìn vào hệ số này ta có thể thấy được hình dạng của lá chè: Hình bầu bục (hệ số dài/rộng < 2,0), hình trứng (hệ số dài/rộng 2,1 - 2,5) hình thuôn dài (hệ số dài/rộng 2,6 - 3,0), hình mũi mác (hệ số dài/rộng > 3,0). Qua bảng trên ta nhận

thấy: Các dòng chè được chọn từ phương pháp xử lý đột biến có hệ số D/R dao động từ 2,17 - 2,58. Như vậy, tất cả các dòng chè chọn lọc có hình dạng lá giống với giống đối chứng TRI777 (hình trứng).

- Về hình dạng chóp lá, qua quan sát mô tả ta nhận thấy: Các dòng chè chọn lọc từ phương pháp xử lý đột biến có hình dạng chóp lá tù giống với hình dạng của giống đối chứng.

- Thế lá ngang và rủ đặc trưng của giống chè năng suất cao. Cùng với dòng TRI777-5.0, dòng TRI777-4.0, dòng TRI777-2.0 có thế lá ngang những dòng này có diện tích tích tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn, khả năng quang hợp tốt hơn. Các dòng còn lại có thế lá giống với giống đối chứng (thế là xiên) sẽ bị hạn chế tiếp xúc ánh sáng, hiệu quả quang hợp thấp hơn.

Bảng 3.4: Đặc điểm kích thước lá các dòng được chọn từ phương pháp xử lý

đột biến trên giống TRI777 Dòng, giống Đặc điểm lá Dài (cm) Rộng (cm) D/ R DT (cm2) Sốđôi gân Góc đính lá (độ) TRI777ĐC 10,10 3,90 2,58 27,57 6,75 42,12 TRI777-0.8 9,70 3,80 2,55 25,80 6,77 43,16 TRI777-2.0 9,40 3,90 2,38 25,66 7,96 50,12 TRI777-3.5.1 11,10 4,50 2,25 34,96 8,07 44,34 TRI777-3.5.2 9,11 4,20 2,17 26,78 8,42 46,71 TRI777-4.0 9,32 4,20 2,22 27,04 8,47 50,72 TRI777-5.0 10,00 4,50 2,22 31,50 7,87 52,71

Đặc điểm của lá chè có liên quan trực tiếp tới khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất và chất lượng nguyên liệu chè. Qua bảng 3.4 ta thấy:

-Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa diện tích lá với sản lượng búp chè Nguyễn Văn Toàn (1994) [18], nhận xét: Kích thước của lá chè có ảnh hưởng đến sản lượng của cây chè theo chiều thuận mà bản chất của nó là ảnh hưởng đến khối lượng đọt. Diện tích lá trưởng thành các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột

biến đều ở mức trung bình (>22,27 cm2) dao động từ 25,66 cm2 - 34,96 cm2. Trong đó, dòng TRI777-3.5.1 đạt 34,96 cm2, dòng TRI777-5.0 đạt 31,50 cm2 có diện tích lá cao hơn giống đối chứng (27,57 cm2). Các dòng còn lại thì có diện tích lá thấp hơn giống đối chứng và thấp nhất là dòng TRI777-2.0 đạt 25,66 cm2

.

- Số đôi gân lá là một trong những chỉ tiêu để phân biệt các giống chè: Số đôi gân lá của các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến dao động từ 6,75 - 8,47 đôi gân và các dòng chè chọn lọc đều có số đôi gân cao hơn giống đối chứng. Dòng TRI777-4.0 (8,47 đôi gân) có số đôi gân cao nhất và thấp nhất là dòng TRI777-0.8 đạt 6,77 đôi gân.

- Góc đính lá: Tất cả các dòng chè chọn lọc có góc đính lá lớn hơn so với giống đối chứng (42,12o

). Dòng TRI777-5.0 là có góc đính lá lớn nhất đạt 52,71o

tiếp đến là các dòng TRI777-4.0 đạt 50,72o, TRI777-2.0 đạt 50,12o, các dòng còn lại thì có góc đính lá trung bình dao động từ (43,16o đến 46,712o

).

3.1.2. Đặc đim sinh trưởng búp ca các dòng chè đột biến mi được tuyn chn * Tc độ sinh trưởng búp * Tc độ sinh trưởng búp

Các tác giả Trung Quốc và Việt Nam khi nghiên cứu về sinh trưởng búp đều thống nhất rằng: Hàng năm trong điều kiện tự nhiên cây chè có từ 3 đến 5 đợt sinh trưởng búp còn trong điều kiện có đốn, hái búp thì số đợt sinh trưởng búp có thể tăng lên nhiều, tuỳ theo từng kỹ thuật sử dụng.

Hàng năm cây chè bắt đầu sinh trưởng búp vào mùa xuân, ra hoa, kết quả và kết thúc sinh trưởng búp vào mùa đông, khi nhiệt độ, lượng mưa giảm thấp. Nghiên cứu sinh trưởng của búp chè, thời gian hoàn thành một đợt sinh trưởng búp đã được rất nhiều các tác giả trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu như Squire (1979), Tan Ton (1982), Carr (1992), K.M Djemukhatze (1976) [29], [30], [19], [24], [4]. Cho rằng cây chè có đốn hàng năm, có thời tiết khí hậu mùa đông rõ rệt thì sự phân hoá mầm chè được hình thành vào mùa xuân và búp chè của vụ xuân có thời gian sinh trưởng kéo dài hơn các vụ khác. Các giống chè khác nhau có thời gian sinh trưởng búp trong năm khác nhau. Tốc độ sinh trưởng búp càng nhanh, chứng tỏ dòng, giống chè có khả năng cho năng suất cao. Nghiên cứu thời gian hoàn thành búp đủ tiêu chuẩn hái của các dòng, giống chè chọn lọc trong vụ xuân tại Phú Hộ chúng tôi thu được kết quả trình bày ở hình 3.1.

Hình 3.1: Tc độ sinh trưởng chiu dài búp ca các dòng, ging chè được chn t phương pháp xđột biến trên ging PH1 v xuân

Qua hình 3.1 cho thấy: Chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng chiều dài búp của các dòng, giống chè được chọn từ phương pháp xử lý đột biến có khá nhiều biến động qua các thì kỳ theo dõi. Ở mỗi giai đoạn, mỗi dòng, giống lại có sự thay đổi khác nhau. Nhìn trên hình có thể thấy giai đoạn 5 - 10 ngày tốc độ sinh trưởng chiều dài búp của các dòng, giống chè chọn lọc chưa có nhiều khác biệt. Giai đoạn từ ngày 20 – ngày 25, dòng PH1-1.0 và PH1-2.0 bắt đầu thể hiện ưu điểm sinh trưởng mạnh của mình khi đạt được 2,23 cm (PH1-1.0) và 1,62 cm (PH1-2.0). Sau đó, từ ngày 25 – ngày 30, dòng PH1-5.2 (2,11 cm) và giống PH1ĐC (2,23 cm) có tốc độ sinh trưởng mạnh hơn cả. Tuy nhiên, từ 35 - 40 ngày thì dòng PH1-1.0 và PH1-5.1 sinh trưởng tốt lại đạt lần lượt là 3,67 cm và 3,22 cm. Từ sau ngày thứ 35 trở đi các dòng, giống chè chọn lọc có tốc độ phát sinh mầm lớn, khi đó thời tiết ấm áp, lượng mưa tăng thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của búp chè.

Tốc độ tăng trưởng búp của các dòng chè được chọn từ phương pháp xử lý đột biến trên giống TRI777 được thể hiện qua hình 3.2:

Hình 3.2: Tc độ tăng trưởng búp ca các dòng chè được chn t phương pháp xđột biến trên ging TRI777

Qua hình 3.2 ta thấy: Các dòng chè đột biến bắt đầu bật búp vào từ khoảng ngày 07 tháng 02 và tăng trưởng mạnh vào khoảng 10/3, sau đó tốc độ sinh trưởng giảm dần. Sở dĩ có kết quả trên là do ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng lên sự sinh trưởng của búp chè. Trong các dòng chè đột biến ta không thấy rõ qui luật sinh trưởng trong suốt thời gian hoàn thành đợt búp vụ đầu năm (vụ xuân). Có dòng thời gian đầu sinh trưỏng nhanh nhưng giai đoạn sau lại sinh trưởng chậm lại. Giai đoạn từ 30N - 35N các dòng, giống có tốc độ tăng trưởng mạnh. Trong đó, TRI777-5.0 và TRI777-4.0 có tốc độ tăng trưởng mạnh đạt lần lượt là 3,81 cm và 3,56 cm.

Song song với quá trình sinh trưởng của búp chè là quá trình hình thành lá trên búp chè. Khi búp chè có đủ 5 lá thật (vụ xuân) chúng ta tiến hành hái búp 1 tôm + 3 lá, chừa 2 lá vụ xuân. Quá trình hình thành lá nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều yếu tố như đặc điểm của giống, điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ canh tác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến tại Phú Thọ (Trang 41)