3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.4.3.1. Đánh giá đặc điểm hình thái lá và sinh trưởng của búp
* Cấu tạo, hình thái lá:
+ Chiều dài lá và chiều rộng lá (cm): Mỗi ô lấy 3 cây, mỗi cây lấy 30 lá trưởng thành để đo chiều dài và chiều rộng lá. Không lấy lá cá, lá dị hình để đo.
Chiều dài lá: Đo từ đầu lá đến gốc lá sát với cuống theo chiều dọc của gân chính. Chiều rộng lá: Đo vị trí rộng nhất theo chiều ngang của lá. Chiều dài, chiều rộng là giá trị trung bình của 90 lá mỗi ô.
+ Diện tích lá (cm2): Công thức: Diện tích lá (cm2) = Chiều dài x Chiều rộng x 0,7 Diện tích lá trung bình là số trung bình của 90 lá
+ Góc đỉnh lá (độ): Góc đính lá là góc tạo bởi cuống lá và cành chè Lấy mẫu: Mỗi ô lấy 3 cây, mỗi cây đo 30 lá ngẫu nhiên
PP: Dùng thước đo độ đo góc tạo bởi các lá trên cành với trục chính của cành + Số đôi gân lá (đôi/lá): Đếm những đôi gân nổi rõ và xuất phát từ gân chính đến mép lá.
* Các chỉ tiêu sinh trưởng:
+ Động thái sinh trưởng của búp Là chiều dài của búp trong một khoảng thời gian nhất định. Trên bề mặt tán của mỗi cây chè chọn 10 búp cố định theo đường chéo trên tán để đo chiều dài búp. Chiều dài búp được đo từ nách lá nơi phân cành đến đỉnh sinh trưởng.
+ Thời gian hình thành búp đủ tiêu chuẩn hái (ngày): Tính từ khi bật mầm đến lúc đủ 5 lá thật (vụ xuân) và 4 lá thật (vụ hè).
+ Đợt sinh trưởng tự nhiên: Cố định cành chè trên cây chè sinh trưởng tự nhiên (không thu hái búp), theo dõi các đợt lộc ra trong 1 năm kể từ khi cây bắt đầu bật mầm đến khi kết thúc sinh trưởng.
2.4.3.2. Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Mật độ búp (búp/m2): Dùng khung vuông kích thước 25 x 25 cm đặt trên tán chè đại diện cho ô thí nghiệm, đếm số búp đủ tiêu chuẩn hái theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Lấy trị số trung bình của từng công thức nhân với 16 ta có số liệu mật độ búp chè cho 1m2
- Chiều dài búp 1 tôm 3 lá (cm) và 1 tôm 2 lá (cm): Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 điểm theo dõi theo phương pháp đường chéo, mỗi điểm 30 búp. Chọn những búp đại diện cho mỗi ô thí nghiệm, búp phát triển bình thường tôm chưa mở. Đo chiều dài búp từ nách lá thứ 3 (thứ 2) đến hết đỉnh sinh trưởng.
- Khối lượng búp 1 tôm 3 lá và 1 tôm 2 lá (gram/búp): Trên ô thí nghiệm chọn đại diện 3 điểm, mỗi điểm lấy 100 gam búp 1 tôm 3 lá (1 tôm 2 lá), đếm số lượng búp và tính khối lượng búp bình quân theo công thức.
P1búp =
300gam
(gram) Số búp trong 300g mẫu
- Sản lượng: Cân sản lượng từng lứa hái, tính năng suất búp tươi/ha
3.4.3.3. Điều tra sâu hại
Điều tra theo QCVN 01-38:2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
* Tình hình sâu hại: đánh giá tỉ lệ gây hại của một số loài sâu chính trên 11 dòng chè chọn tạo và 2 giống đối chứng.
- Điều tra mật độ rầy xanh (Empoasca flavescens) (con/khay): Dùng khay nhôm có kích thước 25x30x5cm, dưới đáy tráng một lớp mỏng dầu hỏa, đặt khay dưới tán chè nghiêng 450 so với thân cây, dùng tay đập mạnh trên tán chè 3 đập thẳng góc với khay, sau đó đếm số rầy trên khay. Định kỳ 10 ngày điều tra một lần.
Tổng số con đếm được
Mật độ rầy xanh = (con/khay) Tổng số khay điều tra
- Điều tra mật độ bọ cánh tơ (Physothrips setiventris) (con/búp): Điều tra định kì 10 ngày/lần, vào buổi sáng. Hái 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 20 búp cho vào túi PE đem về phòng đếm số bọ trĩ trên từng búp và phân cấp bị hại, tính theo công thức:
∑ búp bị bọ cánh tơ gây hại
Mật độ bọ cánh tơ = (con/búp) ∑ búp điều tra
- Điều tra mật độ nhện đỏ (Olygonychus coffeae) (con/lá): Hái 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 20 lá bánh tẻ, lá già, cho vào túi PE về phòng đếm số nhện rồi tính mật độ theo công thức:
Mật độ nhện đỏ = Tổng số nhện đếm được (con/lá) Tổng số lá điều tra
2.4.3.4. Đánh giá chất lượng dòng
- Thành phần cơ giới búp chè (%): Trong mỗi ô thí nghiệm hái 100 búp 1 tôm 3 lá, tách riêng tôm, lá 1, lá 2, lá 3, cuộng sau đó cân lấy khối lượng và tính tỉ lệ %.
Tỷ lệ tôm (%) = P1 x 100 P Tỷ lệ lá 1 (%) = P2 x 100 P Tỷ lệ lá 2 (%) = P3 x 100 P Tỷ lệ lá 3 (%) = P4 x 100 P Tỷ lệ cuộng (%) = P5 x 100 P
Trong đó: P1, P2, P3, P4, P5 lần lượt là lá 1, lá 2, lá 3, cuộng P là khối lượng của 100 búp 1 tôm 2 lá
- Thành phần sinh hoá búp chè được tạo ra bởi phương pháp gây đột biến + Phân tích hàm lượng Tanin theo LeWenthal với K = 0,582 (1964). + Phân tích hàm lượng chất tan (HCT) theo Vanronxop. V. E (1946). + Xác định lượng đạm tổng số theo Kjedal với K = 1,42.
+ Xác định hàm lượng đường khử theo Betrand.
+ Xác định hàm lượng axitamin theo V.R.Papove (1996).
- Đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm chè xanh: Chè xanh được chế biến thủ công, đánh giá kết quả thử nếm được xác định theo 4 tiêu chuẩn: Ngoại hình -
màu nước - hương - vị (theo TCVN 3218 - 2012), nhận xét đánh giá cho điểm bằng số tối đa là 5 điểm; 4 chỉ tiêu nhân với hệ số như sau:
Ngoại hình: hệ số 1,0 Hương thơm: hệ số 1,2 Mầu nước: hệ số 0,6 Vị: hệ số 1,2
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình xử lý thống kê IRRISTART và EXCEL.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến trên giống PH1 và TRI777
Các dòng, giống chè khác nhau có đặc điểm hình thái thân cành, lá, búp khác nhau, đây là những căn cứ quan trọng để phân biệt được các dòng, giống qua đó cũng có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng và khả năng cho năng suất, chất lượng nguyên liệu của dòng, giống.
3.1.1. Đặc điểm hình thái lá của các dòng chè đột biến mới được tuyển chọn
Lá chè là cơ quan quan trọng của cây trong quá trình quang hợp, là đối tượng quan trọng trong quá trình chọn tạo giống mới. Với cây chè, lá là sản phẩm thu hoạch chủ yếu (chiếm 60 - 70% búp 1 tôm 3 lá). Các giống chè khác nhau có hình thái lá, màu sắc lá khác nhau. Trong cùng một giống các dòng chè khác nhau cũng thể hiện đặc điểm hình thái lá khác nhau. Tính trạng kích thước lá còn biểu thị một phần về năng suất và chất lượng chè nguyên liệu. Lá chè là chỉ tiêu quan trọng để phân biệt dòng, giống. Thông thường những dòng, giống chè có lá to, bóng, có độ gồ ghề cao thường có khả năng cho năng suất cao. Kết quả theo dõi về đặc điểm hình thái lá chè của các dòng, giống được chọn từ phương pháp xử lý đột biến thể từ giống PH1 hiện qua bảng 3.1 và 3.2:
Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái lá các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến trên giống PH1 Dòng, giống Mầu sắc lá Dạng lá Hình dạng chóp lá Thế lá PH1-1.0 Xanh đậm Hình trứng Tù Ngang PH1-2.0 Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên PH1-5.0 Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên PH1-5.1 Xanh đậm Hình trứng Tù Ngang PH1-5.2 Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên PH1ĐC Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên
Đánh giá đặc điểm hình thái lá của các dòng chè qua bảng 3.1 cho thấy: - Mầu sắc lá: Có thể giải thích mối quan hệ giữa màu sắc lá với chất lượng chè trên quan điểm sinh lý như sau: Người ta phân biệt được 4 sắc tố trong lá xanh đó là: Chlorophyll, carotenoit, phycobilin và sắc tố dịch bào antocyan. Màu sắc lá do cấu tạo sắp xếp của các tế bào lục lạp trong lá và trong tế bào lục lạp ngoài chất diệp lục còn có chứa thêm 2 chất màu là Xanthophill - màu vàng và caroten - màu đỏ da cam. Như vậy, hàm lượng chlorophyll và caroten trong lá chè sẽ ảnh hưởng đến sắc tố của lá cũng như chất lượng sản phẩm chè [21]. Nguyễn Đình Nghĩa [10] khi theo dõi về mầu sắc lá của các giống chè đã kết luận: Những cây chè có sản lượng cao thường là những cây có lá xanh đậm, bóng nhoáng, dầy. Giống có dạng lá bầu dục sản lượng cao hơn giống có dạng lá hình mũi mác. Các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến đều mang mầu xanh đậm mang đậm đặc trưng của giống mẹ PH1.
- Dựa vào tỷ lệ dài lá/rộng lá để phân loại hình dạng lá (D/ R): Các dòng chọn lọc đều có hình dạng lá giống với hình dạng lá của giống đối chứng (hình trứng) và có hệ số D/R < 2,6 dao động từ 2,11 (dòng PH1-5.1) - 2,56 (dòng PH1-5.2).
- Về hình dạng chóp lá, qua quan sát mô tả ta nhận thấy: Các dòng chè chọn lọc từ phương pháp xử lý đột biến có hình dạng chóp lá tù giống với hình dạng của giống đối chứng.
- Lá chè mọc trên cành theo các thế khác nhau: Thế lá úp, thế lá nghiêng, thế lá ngang, thế lá rủ. Thế lá ngang và rủ đặc trưng của giống chè năng suất cao. Cùng với dòng PH1-1.0, dòng PH1-5.1 có thế lá ngang những dòng này có diện tích tích tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn, khả năng quang hợp tốt hơn. Các dòng còn lại có thế giá giống với giống đối chứng (thế là xiên) sẽ bị hạn chế tiếp xúc ánh sáng, hiệu quả quang hợp thấp hơn.
Kết quả quan trắc về chiều dài lá của các dòng, giống chè chọn lọc ở bảng 3.2 cho thấy:
- Chiều dài lá của các dòng, giống chè chọn lọc dao động từ 7,90 cm (dòng PH1-5.1) – 11,00 cm (dòng PH1-5.2). Trong đó, giống đối chứng có chiều dài lá đạt 9,90 cm. Chiều rộng lá dao động từ 3,80 cm - 4,30 cm. Trong đó, dòng có chiều
rộng lá lớn nhất là dòng PH1-5.2 và PH1 ĐC, tiếp đến là dòng PH1-1.0 đạt 4,00 cm, các dòng còn lại có chiều dài lá cùng đạt 3,80 cm.
Bảng 3.2: Đặc điểm kích thước lá các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến trên giống PH1 Dòng, giống Đặc điểm lá Dài (cm) Rộng (cm) D/ R DT (cm2) Sốđôi gân Góc đính lá (độ) PH1-1.0 9,40 4,00 2,32 26,32 6,47 52,42 PH1-2.0 8,30 3,80 2,15 22,08 7,03 48,71 PH1-5.0 9,70 3,80 2,52 25,80 9,33 43,42 PH1-5.1 7,90 3,80 2,11 21,01 5,92 50,12 PH1-5.2 11,00 4,30 2,56 33,11 8,27 49,16 PH1 ĐC 9,90 4,30 2,30 29,80 10,76 45,72
- Diện tích lá phụ thuộc vào chiều dài lá và chiều rộng lá. Những dòng, giống có chiều dài và chiều rộng lá lớn thì có diện tích lá lớn. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa diện tích lá với sản lượng búp chè Nguyễn Văn Toàn - Trịnh Văn Loan, (1994) [19] cho rằng trong khoảng diện tích lá chè từ 6 cm2 - 36 cm2, khi diện tích lá tăng thì sản lượng búp chè cũng tăng. Diện tích lá các dòng, giống được chọn từ phương pháp xử lý đột biến dao động từ 21,01 cm2
(dòng PH1-2.0) - 33,11 cm2 (dòng PH1-5.2). Trong đó diện tích lá của giống đối chứng 29,80 cm2. Chỉ có dòng PH1-5.2 cao hơn giống đối chứng.
- Số đôi gân lá là một trong những chỉ tiêu để phân biệt các giống chè: Số đôi gân lá của các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến dao động từ 5,92 - 10,76 đôi và các dòng chè chọn lọc đều có số đôi gân cao hơn giống đối chứng. Dòng PH1 - 5.0 (9,33 đôi gân) có số đôi gân cao nhất, tiếp đến là dong PH1 - 5.2, PH1-2.0 có số đôi gân đạt lần lượt là 8,27 đôi; 7,03 đôi và thấp nhất là dòng PH1-1.0 đạt 6,47 đôi gân.
- Góc đính lá cũng là chỉ tiêu quan trọng để các nhà chọn giống chọn hình dạng cây chè, bởi vì sự phân bố góc lá khác nhau có liên quan đến quá trình tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Theo Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan (1994) [19] cho rằng: Các giống cho năng suất cao thường có góc lá 40o - 60o, góc lá tối ưu cho tiếp nhận ánh sáng và hoạt động quang hợp là 45o, góc lá quá nhỏ hoặc quá lớn đều
không có lợi cho quang hợp. Lá chè có góc đính lá quá lớn sẽ có lợi trong việc tiếp nhận ánh sáng, nhưng khi cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, khả năng thoát hơi nước sẽ rất mạnh, hô hấp lớn, tiêu hao nhiều năng lượng. Mặt khác nếu góc đính lá lớn thường xảy ra hiện tượng lá phía trên che lấp lá phía dưới dẫn đến hiệu suất quang hợp thấp. Các giống có góc đính lá hẹp cho khả năng tiếp nhận ánh sáng ít cũng không có lợi cho năng suất. Hầu hết các dòng chè chọn lọc có góc đính lá lớn hơn so với giống đối chứng (45,72o). Dòng PH1-1.0 là có góc đính lá lớn nhất đạt (52,42o) tiếp đến là các dòng PH1-5.1, PH1-5.2, PH1-2.0 có góc đính lá trung bình dao động từ (48,71o đến 50,12o). Chỉ có dòng PH1-5.0 (43,42o) có góc đính lá thấp hơn giống đối chứng nhưng vẫn phù hợp cho quá trình tiếp nhận ánh sáng để quang hợp.
Kết quả đo đếm về đặc điểm hình thái lá chè của các dòng, giống được chọn từ phương pháp xử lý đột biến từ giống TRI777 hiện qua bảng 3.3 và 3.4:
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái lá các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến trên giống TRI777
Dòng, giống Mầu sắc lá Dạng lá
Hình dạng
chóp lá Thế lá
TRI777ĐC Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên TRI777-0.8 Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên TRI777-2.0 Xanh đậm Hình trứng Tù Ngang TRI777-3.5.1 Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên TRI777-3.5.2 Xanh đậm Hình trứng Tù Xiên TRI777-4.0 Xanh đậm Hình trứng Tù Ngang TRI777-5.0 Xanh đậm Hình trứng Tù Ngang
Qua bảng 3.3 ta thấy:
- Mầu sắc lá cũng là một cơ sở để phân loại các dòng chè. Tất cả các dòng chè được chọn từ phương pháp xử lý đột biến đều mang màu xanh đậm đặc trưng của giống mẹ TRI777.
- Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng lá trong nghiên cứu về cây chè được gọi là hệ số dài/rộng. Nhìn vào hệ số này ta có thể thấy được hình dạng của lá chè: Hình bầu bục (hệ số dài/rộng < 2,0), hình trứng (hệ số dài/rộng 2,1 - 2,5) hình thuôn dài (hệ số dài/rộng 2,6 - 3,0), hình mũi mác (hệ số dài/rộng > 3,0). Qua bảng trên ta nhận
thấy: Các dòng chè được chọn từ phương pháp xử lý đột biến có hệ số D/R dao động từ 2,17 - 2,58. Như vậy, tất cả các dòng chè chọn lọc có hình dạng lá giống với giống đối chứng TRI777 (hình trứng).
- Về hình dạng chóp lá, qua quan sát mô tả ta nhận thấy: Các dòng chè chọn lọc từ phương pháp xử lý đột biến có hình dạng chóp lá tù giống với hình dạng của giống đối chứng.
- Thế lá ngang và rủ đặc trưng của giống chè năng suất cao. Cùng với dòng TRI777-5.0, dòng TRI777-4.0, dòng TRI777-2.0 có thế lá ngang những dòng này có diện tích tích tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn, khả năng quang hợp tốt hơn. Các dòng còn lại có thế lá giống với giống đối chứng (thế là xiên) sẽ bị hạn chế tiếp xúc ánh sáng, hiệu quả quang hợp thấp hơn.
Bảng 3.4: Đặc điểm kích thước lá các dòng được chọn từ phương pháp xử lý
đột biến trên giống TRI777 Dòng, giống Đặc điểm lá Dài (cm) Rộng (cm) D/ R DT (cm2) Sốđôi gân Góc đính lá (độ) TRI777ĐC 10,10 3,90 2,58 27,57 6,75 42,12 TRI777-0.8 9,70 3,80 2,55 25,80 6,77 43,16 TRI777-2.0 9,40 3,90 2,38 25,66 7,96 50,12 TRI777-3.5.1 11,10 4,50 2,25 34,96 8,07 44,34 TRI777-3.5.2 9,11 4,20 2,17 26,78 8,42 46,71 TRI777-4.0 9,32 4,20 2,22 27,04 8,47 50,72 TRI777-5.0 10,00 4,50 2,22 31,50 7,87 52,71
Đặc điểm của lá chè có liên quan trực tiếp tới khả năng sinh trưởng, khả