Thành phần cơ giới búp chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến tại Phú Thọ (Trang 68 - 71)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1.1. Thành phần cơ giới búp chè

Thành phần cơ giới búp chè có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất cũng như kỹ thuật chế biến chè. Thành phần cơ giới của đọt chè phản ánh mức độ sinh trưởng của cây chè, đồng thời liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quy trình công nghệ và chất lượng sản phẩm. Người ta có thể dựa vào thành phần cơ giới như: Tỷ lệ tôm, tỷ lệ cuộng, tỷ lệ lá 1, tỷ lệ lá 2, lá 3 để đánh giá chất lượng chè nguyên liệu.

Qua theo dõi thành phần cơ giới búp của công thức thí nghiệm thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.17 và bảng 3.18: Bảng 3.17: Thành phần cơ giới búp chè của các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến từ giống PH1 Đơn vị: % Dòng, giống Tôm Lá 1 Lá 2 Lá 3 Cuộng PH1 - 1.0 7,57* 9,38 18,88 26,69 37,48 PH1 - 2.0 6,10 9,15 19,49 32,03 33,23 PH1 - 5.0 6,98* 9,26 18,16 30,33 35,27 PH1 - 5.1 6,03 9,15 18,83 33,10 32,89 PH1 - 5.2 6,17* 9,37 19,24 30,26 34,96 PH1ĐC 5,85 7,12 17,01 29,39 40,63 LSD.05 0,22 1,35 CV% 1,9 2,1

Kết quả nghiên cứu về thành phần cơ giới của các dòng, giống được chọn từ phương pháp xử lý đột biến trình bày ở bảng 3.17 cho thấy:

+ Tỷ lệ tôm của các dòng, giống được chọn lọc dao động từ 5,85% - 7,57% và đều cao hơn giống đối chứng. Trong đó, dòng PH1-1.0 (7,57%), dòng PH1-5.0 (6,98%), dòng PH1-5.2 (6,17%) có tỷ lệ tôm lớn hơn giống đối chứng (5,85%) ở mức ý nghĩa 0,05%. Còn lại dòng PH1-2.0 (6,1%) và PH-5.1 (6,03%) có tỷ lệ tôm lớn hơn giống đối chứng nhưng lại không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05%

+ Tỷ lệ lá 1 của các dòng, giống được chọn từ phương pháp xử lý đột biến dao động từ 7,12% - 9,38%. Tất cả các dòng chọn lọc có tỷ lệ lá một cao hơn giống đối chứng. Trong đó dòng PH1-1.0 có tỷ lệ lá một là cao nhất, tiếp đến là dòng PH1-5.2 (9,37%) và PH1-5.0 (9,26%).

+ Tỷ lệ lá 2 của các dòng chè chọn lọc đều cao hơn giống đối chứng. Dòng PH1-2.0 có tỷ lệ lá 2 là cao nhất đạt 19,49%, tiếp đến là dòng PH1-5.2 đạt 119,24% và thấp nhất là dòng PH1-2.0 đạt 17,48%.

+ Tỷ lệ lá 3 của các dòng, giống chè chọn lọc dao động từ 26,69% - 33,02%. Trong đó, chỉ có dòng PH1-1.0 có tỷ lệ lá 3 thấp hơn giống đối chứng. Các dòng còn lại đều cao hơn giống đối chứng và cao nhất là dòng PH1-5.1.

+ Tỷ lệ cuộng của các dòng, giống chọn lọc dao động từ 32,89% - 40,63%. Mức ý nghĩa 0,05%, tất cả các dòng đều thấp hơn và có sự sai khác đối với giống đối chứng điều này có lợi cho sản suất chè xanh chất lượng tốt. Trong đó, dòng PH1-5.1 (32,89%) là có tỷ lệ cuộng là thấp nhất và cao nhất là dòng PH1-1.0 (37,48%).

Qua phân tích thành phần cơ giới búp 1 tôm 3 lá cho thấy: dòng chè có tỷ lệ tôm, lá 1 cao nhất là dòng PH1-1.0. Các dòng có tỷ lệ lá 2 cao là dòng PH1-5.2 và PH1-1.0. Những dòng, giống có tỷ lệ lá 3 và cuộng cao sẽ mang lại chất lượng nguyên liệu không tốt cho chế biến chè xanh, đó là dòng PH1ĐC, PH1-1.0. Như vậy, nếu hái búp một tôm 3 lá thì dòng PH1-5.2 có khả năng cho chất lượng chè thành phẩm cao nhất. Đối với giống đối chứng và dòng PH1-1.0 thì không nên hái chè theo phương thức này vì giống có tỷ lệ lá 3 và cuộng cao.

Bảng 3.18: Thành phần cơ giới búp chè của các dòng được chọn từ phương pháp xử lý đột biến từ giống TRI777 Đơn vị:% Dòng, giống Tôm Lá 1 Lá 2 Lá 3 Cuộng TRI777ĐC 6,86 8,99 17,44 30,38 36,33 TRI777-0.8 7,38* 8,92 19,02 31,30 33,38 TRI777-2.0 7,19 7,48 20,22 31,16 33,95 TRI777-3.5.1 7,25 9,61 19,78 30,68 32,68 TRI777-3.5.2 7,18 10,99 19,90 29,64 32,71 TRI777-4.0 7,59* 10,63 25,84 30,54 25,40 TRI777-5.0 7,98* 13,38 26,88 28,14 23,62 LSD.05 0,49 2,17 CV% 3,8 3,9 Qua bảng 3.18 ta thấy:

+ Tỷ lệ tôm của các dòng chè chọn lọc dao động từ 6,86% - 7,98%. Trong đó, dòng TRI777-5.0 (7,98%), dòng TRI777-4.0 (7,59%) và dòng TRI777-0.8 (7,38%) cao hơn và có sự sai khác so với giống đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05%. Còn các dòng TRI777-2.0 (7,19%), TRI777-3.5.1 (7,25%), TRI777-3.5.2 (7,18%) đều cao hơn giống đối chứng nhưng không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05%.

+ Tỷ lệ lá 1 của các dòng, giống được chọn từ phương pháp xử lý đột biến dao động từ 7,48% - 13,38%. Trong đó, dòng TRI777-5.0 có tỷ lệ lá một là cao nhất, tiếp đến là dòng TRI777-3.5.2 (10,99%), TRI777-4.0 (10,63%) và TRI777- 3.5.1 (9,61%) đều cao hơn giống đối chứng TRI777ĐC (8,99%). Thấp nhất là dòng TRI777-2.0 (7,48%).

+ Tỷ lệ lá 2 của các dòng chè chọn lọc đều cao hơn giống đối chứng dao động từ 17,44% - 26,88%. Trong đó, dòng TRI777-5.0 có tỷ lệ lá 2 là cao nhất đạt 26,88%, tiếp đến là dòng TRI777-4.0 đạt 25,84% và thấp nhất là dòng TRI777- 3.5.2 đạt 19,90%.

+ Tỷ lệ lá 3 của các dòng, giống chè chọn lọc dao động từ 28,14% - 31,30%. Trong đó, chỉ có dòng TRI777-5.0 (28,14%) có tỷ lệ lá 3 thấp hơn giống

đối chứng (30,38%). Các dòng còn lại đều cao hơn giống đối chứng và cao nhất là dòng TRI77-0.8 (31,30%)

+ Tỷ lệ cuộng của các dòng chè được chọn từ phương pháp xử lý đột biến đều thấp hơn và có sự sai khác đối với giống đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05%. Thấp nhất là dòng TRI777-5.0 (23,62%) thấp hơn giống đối chứng là 12,71%, tiếp đến là công thức TRI777-4.0 (25,40%) thấp hơn giống đối chứng là 10,93% điều này có lợi cho sản suất chè xanh chất lượng tốt. Các dòng còn lại có tỷ lệ cuộng dao động từ 32,68% - 33,95%.

Qua phân tích thành phần cơ giới búp 1 tôm 3 lá cho thấy: Dòng chè có tỷ lệ tôm, lá 1 cao nhất là dòng TRI777-5.0. Các dòng có tỷ lệ lá 2 cao là dòng TRI777- 5.0, TRI777-4.0. Những dòng, giống có tỷ lệ lá 3 và cuộng thấp sẽ mang lại chất lượng nguyên liệu tốt cho chế biến chè xanh, đó là dòng TRI777-5.0, TRI777-4.0. Như vậy, nếu hái búp một tôm hai lá thì dòng TRI777-5.0, TRI777-4.0 là hai dòng có khả năng cho chất lượng chè thành phẩm cao nhất. Đối với giống đối chứng thì không nên hái chè theo phương thức này vì giống có tỷ lệ lá 3 và cuộng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến tại Phú Thọ (Trang 68 - 71)