- Ở vụĐông, thời kì hoa rộ CSDTL của các giống đậu tương thí nghiệm vào vụ Đông dao động từ 1,9 - 2,2 (m2lá/m2đất). Sự sai khác về chỉ số diện tích lá ở thời kỳ hoa nở rộ giữa các giống không có ý nghĩa (P>0,05). Ở vụ
Xuân thì CSDTL cao hơn so với vụ Đông, CSDTL dao động từ 2,7 - 3,1 (m2lá/m2đất).
- Thời kỳ chắc xanh CSDTL vào vụ Đông của các giống đậu tương thí nghiệm dao động từ 2,3 - 2,6 (m2lá/m2đất). Với giá trị LSD thì các giống có CSDTL tương đương giống đối chứng. Vào vụ Xuân CSDTL cũng tăng nhanh vào thời kỳ chắc xanh dao động từ 3,7 - 4,1 (m2lá/m2đất). Ở vụ Xuân CSDTL của các giống tham gia thí nghiệm đều trên 3 (m2lá/m2đất). Với diện tích lá như vậy thể hiện tiềm năng của giống có năng suất cao, vì CSDTL lí tưởng cho đậu tương là từ 3 - 5 m2lá/m2đất).
3.3.3.2. Khả năng tích lũy vật chất khô
Hiệu quả của quá trình quang hợp là khả năng tích lũy vật chất khô (KNTLVCK). Nếu chỉ số diện tích lá là sự biểu hiện về lượng thì khả năng tích lũy vật chất khô lại là sự biểu hiên về chất, nó là kết quả mối tương quan của các quá trình chuyển hóa phức tạp trong cây. Năng suất cây trồng cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào khả năng tích lũy vật chất khô của giống. Qua bảng 3.5 thấy:
Bảng 3.5. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương thí nghiệm TT Giống Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ chắc xanh KL chất khô (g/cây) Tỷ lệ chất khô (%) KL chất khô (g/cây) Tỷ lệ chất khô (%) VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX 1 DT84(đ/c) 3,3 5,2 20,2 20,4 5,5 6,2 30,9 32,4 2 ĐT14 3,4ns 4,2* 23,2* 17,6* 5,9ns 5,9ns 31,5ns 28,9* 3 ĐT26 3,6ns 5,4ns 25,3* 20,7ns 6,1ns 6,8ns 31,7ns 31,2ns 4 ĐT30 3,2ns 5,4ns 24,3* 21,8ns 5,7ns 6,5ns 32,1ns 33,7ns 5 ĐT31 3,1ns 6,2* 23,3* 23,4* 5,5ns 7,0* 32,6ns 34,0ns 6 ĐT51 3,4ns 5,0ns 22,6* 21,2ns 5,2ns 6,4ns 27,8ns 29,7ns P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 >0,05 <0,05 CV% 8,8 9,2 4,8 6,7 6,8 4,9 6,8 5,7 LSD.05 0,5 0,9 2,0 2,5 0,7 0,6 3,8 3,2
Qua theo dõi khối lượng chất khô và tỷ lệ chất khô ở giai đoạn ra hoa chúng tối thấy: Khối lượng chất khô ở vụĐông 2014 của các giống đậu tương thí nghiệm dao động từ 3,1 - 3,6 g/cây. Các giống đậu tương thí nghiệm có khối lượng chất khô tương đương với giống đối chứng, sự sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% (P>0,05). Ở vụ Xuân thì các giống tham gia thí nghiệm có khối lượng chất khô dao động từ 4,2 - 6,2 g/cây cao hơn so với vụ
Đông, giống ĐT14 có khối lượng chất khô thấp hơn giống đối chứng. Giống
ĐT31 có khối lượng chất khô cao nhất, cao hơn giống đối chứng. Các giống còn lại tương đương giống đối chứng (DT84: 5,2 g/cây), sai khác có ý nghĩa ở
mức độ tin cậy 95%.
Về tỷ lệ chất khô: Ở vụĐông của các giống đậu tương thí nghiệm ở giai
đoạn hoa nở rộ dao động từ 20,2 - 25,3%. Trong đó các giống tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ chất khô cao hơn so với giống đối chứng. Giống ĐT26 có tỷ lệ chất khô cao nhất 25,3% cao hơn 5,1 % so với giống đối chứng, đứng sau là giống ĐT30, ĐT26 và ĐT31 có tỷ lệ chất khô lần lượt là 24,3, 23,3 và 23,3% cao hơn từ 3,1 đến 4,1% so với giống đối chứng. Sự sai khác về tỷ lệ
chất khô ở giai đoạn ra hoa vào vụ Đông có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Vào vụ Xuân, các giống tham gia thí nghiệm có tỷ lệ chất khô dao động từ
17,6 đến 23,4%. Giống ĐT14 (17,6%) có tỷ lệ chất khô thấp hơn giống đối chứng 2,8%, giống ĐT31 có tỷ lệ chất khô cao nhất 23,4% cao hơn giống đối chứng. Sai khác về tỷ lệ chất khô ở giai đoạn ra hoa vào vụ Xuân có ý nghĩa ở
mức độ tin cậy 95%.
- Ở thời kì chắc xanh: Khối lượng chất khô tăng nhanh so với thời kỳ hoa hoa nở rộ. Ở vụ Đông của các giống đậu tương dao động từ 5,2 - 6,1g/cây. Các giống tham gia thí nghiệm có khối lượng chất khô tương đương với giống
đối chứng. Ở vụ Xuân khối lượng chất khô của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 5,9 - 7,0g/cây cao hơn so với vụ Đông. Giống ĐT31 có khối lượng chất khô cao hơn giống đối chứng, sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có khối lượng chất khô tương đương giống đối chứng.
Tỷ lệ chất khô thời kì chắc xanh ở vụĐông 2014 dao động từ 27,8 - 32,6 %. Với giá trị P>0,05 thí sự sai khác về tỷ lệ chất khô giữa các giống tham gia thí nghiệm không có ý nghĩa, các giống tham gia thí nghiệm không có sự sai khác so với giống đối chứng. Ở vụ Xuân tỷ lệ chất khô của các giống tham gia thí
nghiệm cao hơn vụĐông dao động 28,9 - 34,0 %. Trong đó giống ĐT14 có tỷ
lệ chất khô thấp nhất 28,9 % thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ
tin cậy 95%. Các giống còn lại tương đương giống đối chứng.
3.3.2. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương thí nghiệm
Bộ rễ đậu tương có khả năng cốđịnh nitơ khí trời nhờ cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium Japonicum. Rễ đậu tương tập trung ở tầng đất mặt 20 - 30cm theo chiều sâu và 30 - 40cm theo chiều ngang, bộ rễ phát triển mạnh hay yếu phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính giống, đất đai và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc.
Sau khi mọc khoảng 10 - 15 ngày vi khuẩn Rhizobium Japonicum ở
trong đất xâm nhập vào miền lông hút tạo thành dải xâm nhiễm ở rễ, chúng xuyên sâu vào lớp vỏ rễ xâm nhập vào nhu mô vỏ rễ, các tế bào nhu mô vỏ rễ
chứa đầy vi khuẩn. Vi khuẩn tiết ra chất kích thích làm cho tế bào không phân chia bình thường hình thành nên các nốt sần (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [5], tại đây quá trình cộng sinh giữa vi khuẩn và tế bào cây chủ diễn ra. Cây cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn và vi khuẩn lại tổng hợp nitơ khí trời tạo thành dạng đạm NH3 cung cấp cho cây sinh trưởng và phát triển.
Nitrogenaza
N2 + 8H+ + 8e- 2NH3 + H2
ATP
Quá trình hình thành nốt sần kéo dài 5 - 10 ngày và bắt đầu cố định
đạm ở tuần thứ 4 sau khi cây mọc, mạnh dần theo thời gian sinh trưởng của cây và đạt đỉnh cao ở thời kỳ hoa rộ và hình thành quả non. Nốt sần có hình dạng, kích thước, cấu tạo, màu sắc phân bố khác nhau, nốt sần hữu hiệu chủ
cực đại ở giai đoạn sau khi hoa rộ. Nốt sần hữu hiệu có kích thước ≥0.25mm, bên trong có dịch màu hồng, đó là màu của sắc tố Leghaemolobin. Căn cứ vào màu sắc của nốt sần ta có thểđánh giá được hiệu quả cũng như giai đoạn phát triển của nốt sần, khi nốt sần chuyển từ màu đỏ sang nâu là lúc nốt sần đã già cỗi kém hiệu quả hoặc không còn hiệu quả nữa. Nốt sần vô hiệu nhỏ hơn nốt sần hữu hiệu rất nhiều, thường phân bố ở khắp các loại rễ, bên trong có màu nâu nhạt, khi nốt sần vô hiệu già đi thì màu sắc vẫn không thay đổi, không có khả năng cốđịnh đạm. Trong quá trình sinh trưởng, vi khuẩn vẫn tiếp tục xâm nhập vào rễ non, vì vậy một cây trưởng thành có thể có nốt sần ở các độ tuổi khác nhau.
Qua nghiên cứu nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm ở hai thời kỳ hoa rộ và chắc xanh. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3. 6. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương thí nghiệm ở 2 vụ thí nghiệm
Giống
Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ chắc xanh
VĐ VX VĐ VX Số lượng (cái/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (cái/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (cái/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (cái/cây) Khối lượng (g/cây) DT84(đ/c) 48,4 0,95 43,5 1,11 45,7 0,42 46,8 0,97 ĐT14 43,7ns 0,37* 41,7ns 1,01ns 63,4* 0,42ns 40,6 1,31* ĐT26 66,3* 0,78* 62,6* 1,05ns 82,1* 0,59* 45,4 1,36* ĐT30 51,8ns 0,79* 50,6* 1,29ns 135,6* 0,81* 55,8 1,45* ĐT31 67,2* 0,81* 43,2ns 1,13ns 143,0* 0,57* 48,2 1,48* ĐT51 52,4ns 0,85* 51,6ns 1,32* 87,8* 0,77* 50,8 1,27* P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 CV% 8,0 7,8 6,9 9,5 8,4 10,3 10,9 10,0 LSD.05 8,0 0,1 6,1 0,2 14,2 0,1 9,5 0,23 Qua bảng 3.6 cho thấy:
- Ở thời kỳ hoa rộ: Vào vụ Đông số lượng nốt sần hữu hiệu của các giống dao động trong khoảng 43,7 - 67,2 nốt sần/cây. Trong thí nghiệm, hai giống ĐT26, ĐT31 có số nốt sần cao nhất cao hơn so với giống đối chứng xấp xỉ 18 nốt sần/cây, sự sai khác so với giống đối chứng có mức độ tin cậy 95%. Giống ĐT14 (43,7 nốt sần/cây) có số nốt sần/cây thấp hơn giống đối chứng 4,7 nốt, các giống còn lại có số nốt sần tương đương với giống đối chứng, sự
sai khác giữa các giống tin cậy ở mức 95%. Ở vụ Xuân số lượng nốt sần/cây dao động từ 41,7 - 62,6 nốt sần/cây. Giống ĐT26 vẫn là giống có số lượng nốt sần trên cây cao nhất 62,6 nốt sần/cây cao hơn so với giống đối chứng. Giống
ĐT30 và ĐT51 có số lượng nốt sần cao hơn giống đối chứng. Sai khác về số
lượng nốt sần có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có số nốt sần tương đương giống đối chứng.
Khối lượng nốt sần hữu hiệu thời kỳ hoa nở rộ vào vụ Đông của các giống đậu tương thí nghiệm dao động từ 0,37 - 0,95g/cây. Trong đó giống
ĐT14, có khối lượng nốt sần hữu hiệu thấp nhất (DT84: 0,37g/cây) thấp hơn so với giống đối chứng 0,58 g/cây, sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ 95%. Các giống còn lại có khối lượng nốt sần ít hơn so với giống đối chứng. Sai khác có ý nghĩa ở mức độ in cậy 95%. Ở vụ Xuân khối lượng nốt sần cao hơn so với vụ Đông đều trên 1 g/cây. Khối lượng nốt sần ở vụ Xuân dao động từ 1,01
đến 1,32 g/cây. Thấp nhất là giống ĐT51 có khối lượng nốt sần 1,32g/cây cao hơn so với giống đối chứng. Sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Với giá trị LSD sai khác giữa các công thức không rõ ràng.
- Ở thời kỳ chắc xanh: Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống tham gia thí nghiệm đều tăng lên so với thời kỳ hoa rộ, nhưng sự tăng lên này không đồng đều giữa các giống. Ở vụĐông thời kỳ này số lượng nốt sần hữu hiệu các giống biến động trong khoảng 45,7 - 143,0 cái/cây. Trong thí nghiệm, các giống đều có số nốt sần/cây cao hơn so với giống đối chứng. Hai
giống ĐT31 (143,0 cái/cây), ĐT30 (135,6 cái/cây) có số lượng nốt sần cao hơn so với giống đối chứng (DT84: 97,3 cái/cây). Đứng thứ ba là giống ĐT51 có số lượng nốt sần lớn hơn giống đối chứng 42,1 cái/cây. Sự sai khác về số
lượng nốt sần chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Ở vụ Xuân vào giai đoạn chắc xanh, số lượng nốt sần ít hơn so với vụĐông chỉ dao động từ 40,6 đến 55,8 cái/cây. Tất cả các giống có số nốt sần/cây tương đương với giống đối chứng.
Ở vụ Đông, khối lượng nốt sần của các giống đậu tương ở thời kỳ này dao động từ 0,42 - 0,81 g/cây. Các giống tham gia thí nghiệm có khối lượng nốt sần cao hơn giống đối chứng. Trong đó các giống ĐT30 có khối lượng nốt sần đạt 0,81g/cây cao nhất, cao hơn so với giống đối chứng (DT84: 0,42 g/cây) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống ĐT26, ĐT31 và ĐT51 có khối lượng nốt sần từ 0,57 - 0,59 g/cây cao hơn so với giống đối chứng, sai khác có ý nghĩa ở mức độ 95%. Giống ĐT14 có khối lượng nốt sần tương
đương giống đối chứng.
3.4. Tình hình sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống đậu tương tương thí nghiệm
Sự phát sinh, phát triển và phá hại của sâu bệnh là một trong những trở
ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng. Với xu thế thâm canh tăng vụ và điều kiện thời tiết diễn biến thất thường sẽ tạo điều kiện môi trường tốt cho sâu bệnh phát sinh, phát triển và lây lan từ vụ này sang vụ khác. Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chủ
yếu làm giảm năng suất cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn.
Trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống thì việc chọn tạo ra những giống có khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Khi đưa giống có khả năng chống chịu tốt vào sản xuất sẽ làm giảm chi phí cho khâu bảo vệ thực vật, đặc biệt không gây ô nhiễm
môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người và không ảnh hưởng đến các loài sinh vật có ích...
Trong thí nghiệm ở vụ Đông năm 2014 và vụ Xuân 2015 tại Thái Nguyên, chúng tôi theo dõi sâu bệnh hại và thấy xuất hiện chủ yếu là sâu cuốn lá và sâu đục quả. Thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh phát triển mạnh, mạnh nhất là sâu cuốn lá, sâu đục quả. Các bệnh như: sương mai, gỉ sắt xuất hiện với tỷ
lệ rất thấp không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh trưởng, phát triển của đậu tương. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.7
Bảng 3.7. Một số sâu hại chính và khả năng chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm vụĐông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Thái Nguyên
STT Chỉ tiêu Giống Sâu cuốn lá (% lá bị hại) Sâu đục quả (% quả bị hại) VĐ VX VĐ VX 1 DT84(ĐC) 28,4 14,2 6,2 11,3 2 ĐT14 39,5* 14,6ns 4,9ns 10,4 3 ĐT26 28,0ns 17,2ns 2,7* 9,2 4 ĐT30 25,2ns 18,1* 3,4* 10,9 5 ĐT31 26,9ns 14,7ns 4,6ns 9,6 6 ĐT51 28,0ns 13,6ns 5,2ns 9,8 P <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 CV (%) 12,0 12,6 18,2 7,8 LSD.05 6,4 3,5 1,5 1,4 Qua bảng 3.7 cho thấy:
- Sâu cuốn lá (Lamprosema Indicata Fabr): Sâu này phát sinh từ khi cây có lá thật và phát triển mạnh nhất từ giai đoạn ra hoa đến vào chắc, ảnh hưởng đến quang hợp. Nếu sâu phát triển với mật độ cao sẽ gây thiệt hại rõ rệt như: cây còi cọc, bị rụng hoa sớm, năng suất quả thấp.
Đặc điểm của sâu cuốn lá: Sâu non lúc nhỏ gặm biểu bì ở mặt dưới của lá, từ tuổi 3 sâu nhả tơ cuốn gập lá hoặc gập dính 2 lá với nhau nằm bên trong ăn chất xanh của lá. Sâu phá hại làm hỏng bộ lá, giảm diện tích quang hợp dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất. Sâu cuốn lá có vòng đời từ
24,4 - 28,7 ngày trong điều kiện Bắc Bộ. Nhiệt độ càng thấp vòng đời càng kéo dài. Sâu non hại đáng kể khi đậu 3 - 6 lá kép và khi đậu làm quả. Gieo muộn bị hại cao hơn gieo sớm, hiện tại chưa có giống đậu tương kháng sâu cuốn lá. Qua theo dõi chúng tôi thấy các giống đậu tương tham gia thí nghiệm đều bị sâu cuốn lá phá hại. Tuy nhiên, ở cả 2 vụ đều bị hại ở mức
độ nhẹ đến trung bình. Vụ Đông sâu cuốn lá phá hại nặng hơn so với vụ
Xuân. Ở vụ Xuân các giống tham gia thí nghiệm bị sâu cuốn lá phá hại từ
13,6 - 18,1%. Trong đó giống ĐT30 bị hại nặng nhất tới 18,1% , cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ 95%. Các giống cón lại có tỷ lệ lá bị
hại tương đương giống đối chứng. Ở vụ Đông tỷ lệ lá bị hại dao động từ
25,2 - 39,5%. Giống ĐT14 bị hại nặng nhất 39,5% lá bị hại, nặng hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại bị sâu