thí nghiệm vụĐông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Thái Nguyên
3.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm tại Thái Nguyên Thái Nguyên
Cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng muốn hoàn thành một chu kỳ sống nhất thiết phải có quá trình sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc của tế bào, mô và toàn cây kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích sinh khối của chúng; phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô, toàn cây để dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau, là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy nhau không thể tách rời. Mỗi cây trồng đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định
để sinh trưởng phát triển. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương được tính từ khi gieo hạt đến khi hạt chín trên cây và được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (từ khi gieo đến khi ra hoa) và giai đoạn sinh trưởng sinh thực (từ ra hoa đến chín).
Hai giai đoạn này không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của giống mà còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như: thời vụ, điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc, phân bón và các biện pháp kỹ thuật khác.
Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm Đơn vị: ngày TT Giống TG từ gieo đến... Mọc Ra hoa Chắc xanh Chín(TGST) VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX 1 DT84(đ/c) 7 8 31 44 67 68 85 88 2 ĐT14 10 10 47 47 70 70 93 93 3 ĐT26 6 9 33 49 67 72 95 94 4 ĐT30 6 10 36 51 65 73 94 95 5 ĐT31 9 9 38 44 64 68 96 95 6 ĐT51 6 10 35 51 63 73 95 91 * Giai đoạn từ gieo đến mọc
Đây là thời kỳ hạt chuyển từ trạng thái ngủ nghỉ sang trạng thái hoạt
động để tạo cơ thể mới và được tính từ khi hạt hút nước trương lên đến khi mầm mọc lên khỏi mặt đất, xòe hai lá tử diệp. Thời kỳ này khi nhô lên khỏi mặt đất lá diệp tửđã bắt đầu quang hợp. Song vật chất quang hợp được không
đáng kể, sinh trưởng của cây chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng được tích lũy trong hạt. Đây là thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đến sự tồn tại và sức sống của cây. Tỷ lệ nảy mầm của hạt quyết định đến mật độ cây/đơn vị diện tích, sức nảy mầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu tương sau này. Hạt nảy mầm nhanh và đều, cây con sinh trưởng khỏe thì khả năng chống chịu tốt, có khả năng cho năng suất cao. Nếu hạt
nảy mầm chậm, cây con yếu, sức sinh trưởng kém ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng, phát triển về sau của cây.
Qua bảng 3.1 ta thấy thời gian từ gieo đến mọc của các giống đậu tương vào vụĐông biến động từ 6 đến 10 ngày. Trong đó giống ĐT14 có thời gian từ gieo đến mọc là 10 ngày muộn hơn so với đối chứng 3 ngày (DT84 là 7 ngày sau gieo), giống ĐT31 có thời gian từ gieo đến mọc là 9 ngày muộn hơn giống đối chứng 2 ngày. Các giống còn lại đều có thời gian mọc nhanh hơn giống đối chứng 1 ngày. Sự biến động thời gian mọc giữa các giống không lớn đảm bảo độ chính xác cho thí nghiệm sau này.
Ở vụ Xuân các giống đậu tương tham gia thí nghiệm có thời gian mọc muộn hơn so với vụĐông, dao động từ 8 đến 10 ngày. Ba giống ĐT14, ĐT30 và ĐT51 có thời gian mọc muộn nhất (10 ngày sau gieo), muộn hơn đối chứng 2 ngày. Các giống còn lại mọc muộn hơn giống đối chứng 1 ngày (DT84 có thời gian mọc sớm nhất 8 ngày sau gieo).
* Giai đoạn ra hoa và tạo quả
Trong giai đoạn này cây đậu tương bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực, là giai đoạn phát triển các cơ quan sinh sản như: hoa, quả, hạt. Đây là thời kỳ quan trọng trong chu kỳ sống của cây đậu tương. Bởi nó quyết định tới sinh khối, tỷ lệ quả chắc, ảnh hưởng đến năng suất sau này của đậu tương.
Điều kiện thích hợp trong giai đoạn này là nhiệt độ từ 20 - 280C, ẩm độ
không khí là 75 - 80%, ẩm độđất tốt nhất là 80 - 90% do đó cần bố trí thời vụ
thích hợp để thời kỳ này diễn ra một cách thuận lợi. Trên thực tế ở giai đoạn này nhiệt độ là 25,90C, ẩm độ là 78%, lượng mưa là 46,6 mm đây là điều kiện thuận lợi cho đậu tương ra hoa. Để đảm bảo cho giai đoạn ra hoa và tạo quả phát triển thuận lợi cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho cây vào trước giai đoạn này.
Qua bảng 3.1 ta thấy các giống đậu tương tham gia thí nghiệm có thời gian từ gieo đến ra hoa kéo dài hơn giống đối chứng ở cả hai vụ. Ở vụĐông, các giống tham gia thí nghiệm có thời gian ra hoa kéo dài từ 31 đến 47 ngày. Giống ĐT14 có thời gian ra hoa là 47 ngày từ khi gieo muộn hơn giống đối chứng 16 ngày. Giống ĐT31 có thời gian sinh trưởng là 38 ngày muộn hơn giống đối chứng 7 ngày. Các giống ĐT26, ĐT51, ĐT30 có thời gian ra hoa dao
động từ 33 đến 36 ngày muộn hơn so với giống đối chứng 2 đến 5 ngày (DT84 có thời gian ra hoa là 31 ngày sau gieo).
Ở vụ Xuân, thời gian ra hoa của các giống tham gia thí nghiệm dao
động từ 44 đến 51 ngày sau gieo. Hai giống ĐT51 và ĐT30 có thời gian ra hoa muộn nhất 51 ngày muộn hơn đối chứng 7 ngày, giống ĐT26 có thời gian ra hoa 49 ngày muộn hơn so với đối chứng 5 ngày, giống ĐT31 có thời gian ra hoa tương đương với giống đối chứng.
* Giai đoạn từ gieo đến chắc xanh
Tính từ khi hoa nở thì sau 6 - 8 ngày quả non bắt đầu hình thành và phát triển. Ban đầu quả và hạt lớn chậm, dần dần tốc độ quả tăng nhanh từ sau khi hoa tắt. Tốc độ tích lũy chất khô về hạt tăng dần đều cho tới khi hạt chắc. Đây là giai đoạn cây nhạy cảm với sự biến đổi của khí hậu, chính vì vậy cần bố trí thời vụ trồng thích hợp để tránh thời tiết bất thuận vào giai đoạn này, thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại nhất là sâu đục quảđể có biện pháp tác
động kịp thời.
Qua theo dõi chúng tôi thấy các giống đậu tương thí nghiệm có thời gian từ gieo đến chắc xanh biến động trong khoảng từ 63 đến 73 ngày sau gieo. Vụ Xuân có thời gian chắc xanh muộn hơn vụ Đông. Ở vụ Đông, giống ĐT14 có thời gian từ gieo đến chắc xanh muộn nhất 70 ngày, muộn hơn so với giống đối chứng 3 ngày. Giống ĐT51 có thời gian từ mọc tới chắc xanh sớm nhất (63 ngày), mặc dù có thời gian ra hoa muộn hơn giống
đối chứng 4 ngày nhưng vào giai đoạn chắc xanh lại nhanh hơn giống đối chứng 4 ngày. Hai giống ĐT31 và ĐT30 có thời gian chắc xanh lần lượt là 64 và 65 ngày sớm hơn giống đối chứng 2 đến 3 ngày.
Ở vụ Xuân, thời gian từ mọc đến chắc xanh kéo dài từ 68 đến 73 ngày. Hai giống ĐT30 và ĐT51 có thời gian từ mọc tới chắc xanh là 73 ngày muộn hơn giống đối chứng 5 ngày. Giống ĐT14 và ĐT26 cũng có thời gian chắc xanh muộn hơn giống đối chứng từ 2 đến 4 ngày. Giống
ĐT31 có thời gian chắc xanh tương đương giống đối chứng.
* Giai đoạn chín
Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo hạt đến khi có khoảng 95% số quả trên cây chín. Ở giai đoạn này quá trình sinh trưởng sinh dưỡng gần như ngừng hẳn, các chất đồng hoá được vận chuyển tích cực vào hạt. Khi hạt
đã phát triển đạt kích thước tối đa, các khoang hạt đã kín, quả đã đủ mẩy, lượng nước trong hạt giảm dần từ 90% xuống 60 - 70% thì tích lũy vật chất khô gần như hoàn toàn. Độẩm trong hạt giảm nhanh đột ngột, hạt rắn dần và
đạt dần tới độ chín sinh lý. Trong khoảng 1 - 2 tuần trước khi chín, vỏ hạt có màu đặc trưng của giống, vỏ quả chuyển dần sang màu vàng, vàng tro, đen, xám…bộ lá chuyển sang màu vàng và rụng dần.
Qua theo dõi ta thấy thời gian từ gieo đến chín của các giống đậu tương thí nghiệm kéo dài từ 85 đến 96 ngày. Ở vụ Đông, các giống tham gia thí nghiệm có thời gian từ gieo đến chín muộn hơn giống đối chứng. Giống
ĐT31 có thời gian từ gieo đến chín muộn nhất là 96 ngày muộn hơn so với giống đối chứng 11 ngày. Hai giống ĐT26 và ĐT51 có cùng thời gian từ
gieo đến chín là 95 ngày muộn hơn giống đối chứng 10 ngày. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến chín muộn hơn đối chứng từ 8 đến 9 ngày.
Ở vụ Xuân, các giống tham gia thí nghiệm có thời gian chín kéo dài từ
tham gia thí nghiệm có thời gian từ gieo đến chín muộn hơn so với giống đối chứng từ 3 đến 7 ngày. Hai giống chín muộn nhất là ĐT30 và ĐT31 muộn hơn đối chứng 7 ngày.