Chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô là hai chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh trưởng của giống, liên quan chặt chẽ với khả năng cho năng suất. Lá là bộ phận quang hợp chính của cây, qua quá trình quang hợp các chất vô cơ đơn giản được chuyển hoá thành các chất hữu cơ
theo phản ứng:
DL
6H20 + 12C02 C6H1206 + 602 + 6H20 As
Đó làm cơ sở xây dựng nên các bộ phận của cây. Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy 90 - 95% vật chất khô của cây trồng là sản phẩm của quá trình quang hợp. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì 85% vật chất khô trong hạt là do lá chuyển về. Còn lại 15% là do rễ và thân tạo nên.
Giữa năng suất hạt và sự tích luỹ vật chất khô có tương quan khá chặt với nhau. Đối với cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng, muốn có năng suất kinh tế cao thì phải đạt năng suất sinh vật học nhất định, mà lá lại là cơ quan quang hợp chính để tạo ra năng suất sinh vật học. Do vậy, đặc điểm lá, kích thước, tuổi thọ lá quyết định lớn đến năng suất. Nên phải chọn bộ lá hình trứng, lá nhỏ, dầy, thế lá đứng.
Vật chất khô cũng như chỉ số diện tích lá không những do giống quy
định mà chúng còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, để đánh giá tiềm năng cho năng suất của từng giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chỉ số
diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô ở 2 thời kỳ: Hoa rộ và quả chắc xanh. Kết quả theo dõi thí nghiệm vụ Xuân 2014 và vụĐông 2015 được trình bày ở bảng 3.4 Bảng 3.4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm Đơn vị: m2 lá/m2 đất TT Giống Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ chắc xanh VĐ VX VĐ VX 1 DT84(đ/c) 2,1 3,1 2,4 3,9 2 ĐT14 1,9 2,7 2,5 3,7 3 ĐT26 1,9 3,1 2,5 3,8 4 ĐT30 2,1 3,1 2,6 4,1 5 ĐT31 2,2 2,9 2,3 3,8 6 ĐT51 2,1 3,0 2,5 3,8 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV% 7,7 7,0 5,6 8,2 LSD.05 0,28 0,37 0,24 0,57
Qua bảng 3.4 cho thấy chỉ số diện tích lá (CSDTL) của các giống đậu tương thí nghiệm đều tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng và đạt cao nhất vào thời kỳ
chắc xanh.