- 7BN chưa đánh giá được kết quả điều trị
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Về giới tính: (Biểu đồ 3.1)
Tỉ lệ bệnh HKPQ ở nam gặp 81%, ở nữ 19%. Tỷ lệ Nam / Nữ = 4/1
Có sự khác biệt về tỉ lệ bệnh nhân theo giới là do trong 36 BN thì nguyên nhân HKPQ có: 22 trường hợp nguyên nhân ác tính (U trung thất, U phổi, U khí quản), 1 trường hợp chấn thương KPQ, các bệnh lý này gặp ở nam giới nhiều hơn [7]. Kết quả này cũng tương tự với tác giả Quách Thị Cần [3]: nam: 69%, nữ: 31%; Grillo [11]: nam: 73,17%, nữ: 26,83%
Về tuổi: (Bảng 3.1)
Nhóm tuổi ≥ 60 tuổi gặp 13 BN chiếm tỉ lệ 36 %, nhóm tuổi từ 16 - 59 tuổi gặp 23 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 64%. Độ tuổi trung bình 56,5 ± 14,6. Bệnh nhân trẻ nhất 20 tuổi, cao tuổi nhất là 69 tuổi. Kết quả này khác với tác giả Quách Thị Cần [3].
Sở dĩ chỉ gặp bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên vì nghiên cứu được thực hiện tại các khoa lâm sàng chỉ tiếp nhận bệnh nhân là người lớn (>15 tuổi).
Chúng tôi chia 2 nhóm 16- 59 tuổi và ≥ 60 tuổi. Vì lứa tuổi từ 60 trở lên là thuộc lớp người già (theo tổ chức Y tế thế giới) nên sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính cao hơn - một trong những nguyên nhân gây HKPQ, diễn biến bệnh ở mức độ nặng hơn, yêu cầu xử trí can thiệp hỗ trợ hô hấp như đặt NKQ, MKQ lớn hơn. Còn nhóm tuổi 16-59 có xu hướng gặp các nguyên nhân không ác tính nhiều hơn.
Về nghề nghiệp:(Biểu đồ 3.2)
58% BN nghề nghiệp làm ruộng, lao động tự do, 36% BN nghề nghiệp cán bộ công chức và 6% BN là Sinh viên, học sinh.
Do bệnh có xu hướng gặp ở nhóm tuổi ≥ 50, nên đối tượng có nghề nghiệp học sinh, sinh viên trong nghiên cứu là thấp nhất