Các kiến nghị xoay quanh mua ngẫu hứng trong giới sinh viên Hà Nội:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của chủ nghĩa vật chất và khuynh hướng thích mua sắm đến hành vi mua sắm ngẫu hứng của sinh viên hà nội (Trang 37 - 42)

giới sinh viên Hà Nội:

Có thể khẳng định rằng, Việt Nam ngày càng trở nên năng động và hội nhập sâu rộng với thế giới. Đất nước mở cửa đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp và nhà sản xuất nước ngoài đến đầu tư ngày càng nhiều hơn. Quy mô thị trườngmở rộng và các loại mặt hàng được đa dạng hóa, kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng nói chung và giới trẻ nói riêng. Không những thế, Hà Nội lại là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước, điều này khiến cho thị trường hàng hóa của thủ đô rất phong phú và sôi động, tạo cơ hội cho các bạn sinh viên tiếp cận với sự đa dạng màu sắc và chủng loại mặt hàng. Hơn nữa, mô hình nghiên cứu tác động của chủ nghĩa vật chất và khuynh hướng thích mua sắm đã khẳng định giới trẻ ngày nay bị ảnh hưởng nhiều bởi hai yếu tố này. Như vậy, trong bối cảnh kinh tế hội nhập cùng với ý thức về vật chất của người trẻ ngày càng cao, hành vi mua ngẫu hứng sẽ phát triển theo một khía cạnh nhất định.

Câu hỏi đặt ra: Hành vi mua ngẫu hứng nên được xem xét như thế nào? Đâu là những giải pháp kiểm soát hành vi? Nên nhìn nhận hành vi mua ngẫu hứng theo khía cạnh xã hội nào khác?

5.2.2.1 Nhìn nhận về khía cạnh tích cực của mua sắm ngẫu hứng:

Nếu phân tích hành vi mua sắm ngẫu hứng và tác động của nó đến người tiêu dùng, cụ thể là sinh viên tại Hà Nội trong khoảng thời gian ngắn ban đầu, khi mới mua hàng, các tác giả thấy rằng:

Mua sắm ngẫu hứng đem lại cảm giác thích thú.

Về mặt tích cực, mua ngẫu hứng có thể đem lại cảm giác thích thú, niềm vui cho người tiêu dùng, dù là trong ngắn hạn. Từ đó, theo một khía cạnh tâm lý, mua ngẫu hứng giúp con người thoát ra khỏi không khí nhàm chán của cuộc sống. Nhất là đối với sinh viên – những người trẻ thích điều mới lạ, hàng hóa hợp thời thì đây là hành vi có lợi cho họ về mặt tâm lý trong

một khoảng thời gian nhất định.

Mua sắm ngẫu hứng – tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất cải tiến mẫu mã sản phẩm.

Quan niệm về chủ nghĩa vật chất khiến mọi người cố gắng làm việc, tạo thu nhập để trang bị đầy đủ cho cuộc sống của mìnhcũng như tạo ấn tượng mạnh mẽ với người khác. Trong lớp người trẻ, quan điểm này lại càng rõ ràng hơn. Khi doanh nghiệp có hiểu biết nhất định về mua ngẫu hứng, họ có thể tận dụng hành vi mua sắm này để kích cầu cho sản phẩm của mình, ví dụ: mở các chiến dịch giảm giá, xả hàng; các chiến dịch ưu đãi trong một dịp đặc biệt; cải tiến mạnh mẽhình thức bên ngoài của sản phẩm để khơi dậy hứng thú mua sắm của người tiêu dùng.

Cụ thể hơn, sau đây là một vài kiến nghị về phương thức bán hàng dựa trên hiểu biết về ảnh hưởng của chủ nghĩa vật chất và sự thích mua sắm tới mua sắm ngẫu hứng dành cho doanh nghiệp.

- Giá cả và sự giảm giá: Sinh viên là đối tượng có thu nhập không cao, vì vậy họ thường săn tìm các đợt giảm giá cho những mặt hàng như quần áo. Việc thiết lập một hệ thống giá cả phù hợp, kết hợp với các chương trình khuyến mại sẽ là một chiến lược bán hàng hiệu quả.

- Cách trưng bày sản phẩm: sự bắt mắt, hấp dẫn, sáng tạo là những yếu tố quan trọng với quyết định mua hàng của người tiêu dùng, nhất là khi có tác động của khuynh hướng thích mua sắm tới hành vi mua.

- Nên quan tâm hơn tới cảm xúc của người mua để cải tiến mô hình sản phẩm, đánh mạnh vào khuynh hướng thích mua sắm của giới trẻ.

Tuy nhiên, khi nhìn nhận mua sắm ngẫu hứng là một yếu tố màu mỡ cho phát triển sản phẩm, nâng cao độmới lạ, bắt mắt của sản phầm, doanh nghiệp hay các nhà sản xuất cần minh bạch về yếu tố đạo đức trong kinh doanh.

5.2.2.2 Hạn chế tác động tiêu cực của mua sắm ngẫu hứng:

nghĩa vật chất và khuynh hướngthích mua sắm đến hành vi mua ngẫu hứng trong sinh viên. Tuy nhiên, trước khi đưa ra các kiến nghị cho sự điều chỉnh hành vi mua hàng cũng như giáo dục tài chính cho người trẻ, nhóm tác giả xin có một số đúc rút về hậu quả và khía cạnh tích cực của mua ngẫu hứng từ nhận định của các nghiên cứu đã được thực hiện.

Nghiên cứu đối tượng sống tại các nước phát triển, hành vi mua hàng ngẫu hứng được các học giả nhắc đến như hành vi thiếu chín chắn, dại dột, non nớt và kém thông minh, thậm chí có thể gây ra hậu quả sai lầm và tội lỗi (Crawford và Melawar, 2003). Quan điểm này trùng khớp với lý luận trong nhiều nghiên cứu về lĩnh vực hành vi người tiêu dùng. “Mua ngẫu hứng là hành vi mang tính tự phát cao, không có kế hoạch và thường dẫn tới sự lựa chọn không khôn ngoan, không thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Hành vi này thường gây ra cảm giác ân hận sau khi mua hàng” (Kaufman- Scarborough và Cohen, 2004).

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi này (Baumeister, 2002) là việc người tiêu dùng không thể kiểm soát được bản thân. Đối tượng mà tác giả này hướng đến là người tiêu dùng thành thị nói chung, nghĩa là mẫu nghiên cứu bao hàm đối tượng mà nhóm tác giả hướng đến – sinh viên Hà Nội.

Quay trở lại bài nghiên cứu, kết quả đã cho thấy chủ nghĩa vật chất (sự thành đạt, yếu tố hạnh phúc và mục tiêu trung tâm) và khuynh hướng thích mua sắm có tác động thuận chiều đến khuynh hướng mua sắm ngẫu hứng của sinh viên. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi sinh viên thuộc lớp người trẻ, kinh nghiệm sống còn non nhưng hoài bão và mong muốn thể hiện bản thân lớn. Họ cần tự xây dựng ý thức về hành vi mua sắm của mình, thêm vào đó là tác động tích cực từ chương trình, hội thảo về giáo dục lối sống, tài chính cá nhân của các đoàn thể như Hội sinh viên, Đoàn thanh niên cũng như nhà trường. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao nhóm tác giả lại lựa chọn nhóm đối tượng là sinh viên (đã trình bày ở phần giới thiệu nghiên cứu). Từ

nguyên nhân mà tác giả Baumeister cũng như các tác giả khác đã đưa ra, nhóm tác giả xin khuyến nghị một số giải pháp trong điều chỉnh hành vi mua hàng, tránh mua ngẫu hứng gây hậu quả.

1. Nhóm giải pháp giúp cá nhân tự hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mua ngẫu hứng:

Lên danh sách mua hàng phù hợp với khả năng tài chính cá nhân.

Sinh viên là đối tượng chưa có địa vị xã hội, thu nhập không cao, vì vậy việc lên kế hoạch mua sắm rõ ràng và cụ thể sẽ giúp kiểm soát bản thân trước sức hấp dẫn của hàng hóa, đồng thời giúp người tiêu dùng nắm được khả năng tài chính cá nhân. Tuy nhiên, đối với những bạn trẻ có lối sống phóng khoáng, việc lên kế hoạch quá chi tiết sẽ gây ra sự không thoải mái và gó bó cho bản thân. Vậy nên, giải pháp này của nhóm sẽ hướng đến những hàng hóa có giá trị cao hay những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu làm đẹp như mỹ phẩm, quần áo.

Tìm hiểu thông tin về hàng hóa đó, các nhận xét, bình luận về phẩm chất của hàng hóa trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Giải pháp này sẽ có những mâu thuẫn với định nghĩa về mua ngẫu hứng: hành vi có tính thời điểm, được quyết định nhanh chóng. Tuy nhiên trong thời kỳ công nghệ thông tin bùng nổ, thì điện thoại thông minh, máy tính bảng mini sẽ là phương tiện hiệu quả cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về mặt hàng họ chuẩn bị có xu hướng mua ngẫu hứng.Khi đi mua sắm, nhất là đi chung với một nhóm bạn, sinh viên được tiếp nhận góp ý về món hàng dự định mua. Tác động từ người ngoài đến nhận thức về giá trị của hàng hóa đó sẽ góp phần hạn chế hành vi mua ngẫu hứng.

Nhìn chung, với nhóm giải pháp gợi ý cho cá nhân tự hạn chế hậu quả của mua ngẫu hứng đều xoay quanh yếu tố cốt lõi là kiểm soát nhận thức bản thân về mua ngẫu hứng, về giá trị của vật chất với cuộc sống cá nhân.

2. Khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách giáo dục:|

Khái niệm về giáo dục tài chính:

Nhận thức về tài chính là đào tạo, huấn luyện khả năng hiểu làm thế nào tiền làm việc trong thế giới, làm thế nào để quản lý, kiếm được hoặc sinh ra tiền, làm thế nào để đầu tư tiền (tạo ra nhiều tiền hơn từ một số vốn đầu tư nhất định) và để quyên góp tiền giúp đỡ người khác hay các nhóm yếu thế trong xã hội. Cụ thể hơn, nhận thức tài chính dùng để chỉ tập hợp các kỹ năng và kiến thức mà cho phép một cá nhân để đưa ra quyết định và có hiệu quả với tất cả các nguồn lực tài chính của họ. Nâng lãi suất trong tài chính cá nhân đang là trọng tâm của các chương trình của nhà nước ở các nước như Úc, Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Giáo dục tài chính là giáo dục nhận thức về tài chính.

Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) bắt đầu một dự án liên chính phủ vào năm 2003 với mục tiêu cung cấp những giải pháp để cải thiện các tiêu chuẩn giáo dục và tỷ lệ nhận thức tài chính thông qua việc phát triển các nguyên tắc về tài chính thông thường. Vào tháng Ba năm 2008, OECD đưa ra Cổng thông tin quốc tế về giáo dục tài chính, nhằm mục đích phục vụ như một trung tâm tài chính cho các chương trình giáo dục, thông tin và nghiên cứu trên toàn thế giới. Ở Anh, thuật ngữ thay thế "năng lực tài chính" được sử dụng bởi các nhà nước và các cơ quan: tổ chức dịch vụ tài chính (FSA) tại Anh bắt đầu một chiến lược quốc gia về năng lực tài chính vào năm 2003. Chính phủ Mỹ cũng thành lập Ủy ban Giáo dục tài chính trong năm 2003. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức các hội thảo, chương trình về giáo dục tài chính.

Một điều dễ nhận thấy là các tổ chức, đoàn thể sinh viên có tác động rất mạnh mẽ đến lý tưởng sống, quan điểm, hành vi của các bạn trẻ. Do đó, một trong những biện pháp giúp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mua ngẫu hứng đến sinh viên là tổ chức các hoạt động giáo dục như các hội thảo, chương trình tuyên truyền thông qua uy tín của Hội hay Đoàn.

Xây dựng đề án giáo dục tài chính trong trường đại học.

Biện pháp này là bước phát triển từ thành công của các hội thảo, chương trình ngắn hạn về giáo dục tài chính, và nó đòi hỏi sự tham gia của nhà trường, sự tài trợ của các tổ chức giáo dục, phát triển cộng đồng và Bộ liên quan.Chương trình giáo dục này có thể được đan xen linh hoạt trong kế hoạch giảng dạy và hoạt động ngoại khóa của nhà trường dành cho sinh viên.

Ngoài ra, khi phân tích các nghiên cứu khác, đặc biệt là nghiên cứu về hành vi mua ngẫu hứng tại Việt Nam (Nguyễn và cộng sự, 2003), hậu quả của hành vi mua ngẫu hứng đối với người Việt Nam nói riêng còn liên quan đến quan niệm sống “Cần, kiệm, liêm, chính”, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến “tiết kiệm”. Do đó, khi chính phủ phát động các chiến dịch, phong trào thi đua tiết kiệm, các tổ chức hội đoàn – sứ mệnh phát triển và chăm lo cho thanh thiếu niên – nên có sự tham gia sôi nổi để đồng thời tuyên truyền, giáo dục thanh niên, sinh viên sống tiết kiệm, hạn chế tiêu hoang. Phương án này ngầm ý hạn chế mua ngẫu hứng trong sinh viên. Đặc biệt, Hà Nội, nơi có nhiều trường đại học hàng đầu Việt Nam với chất lượng sinh viên đầu vào tốt và năng động trong công tác xã hội như Kinh tế Quốc dân, Ngoại thương, Bách Khoa…, sẽ là địa phương có khả năng triển khai tốt những chiến dịch có tính chất này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của chủ nghĩa vật chất và khuynh hướng thích mua sắm đến hành vi mua sắm ngẫu hứng của sinh viên hà nội (Trang 37 - 42)