Nghiêncứu định lượng điều tra khách hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của chủ nghĩa vật chất và khuynh hướng thích mua sắm đến hành vi mua sắm ngẫu hứng của sinh viên hà nội (Trang 26 - 30)

Trước tiên, các tác giả thực hiện phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis –EFA) để kiểm tra các nhân tố của thang đo và tìm kiếm một tập hợp tối giản hơn của các biến cho phân tích tiếp theo. Độ tin cậy của từng nhân tố được đánh giá bằng cách sử dụng hệ số Cronbach alpha. Các kết quả được trình bày như sau:

Chủ nghĩa vật chất:

Thang đo gốc của chủ nghĩa vật chất bao gồm mười tám biến với ba thang đo phụ để đánh giá về ba thành phần của chủ nghĩa vật chất. ‘Sự thành đạt’ được đo bởi sáu biến, ‘mục tiêu trung tâm’ được đo bởi bảy biến, và ‘yếu tố hạnh phúc’ được đo bởi năm biến (Richins & Dawson, 1992). Phép thử EFA đã được chạy với mười tám biến, có sáu nhân tố xuất hiện. Hệ số alpha là .74. Sau khi kiểm tra mối tương quan giữa các biến, tám biến đã bị loại bỏ do có chỉ số tương quan với biến tổng thấp. Bốn trong tám biến bị loại bỏ là các biến đảo ởhai thang đo phụ ‘ sự thành đạt’ và ‘yếu tố hạnh phúc’. Những biến này là “Tôi không cho rằng số lượng của cải phản ánh nhiều sự thành đạt của người sở hữu nó và “Tôi không quan tâm lắm tới những của cải vật chất người khác có” (các câu này thuộc thang đo về ‘sự thành đạt’). Hai biến còn lại thuộc thang đo về ‘yếu tố hạnh phúc’: “Tôi đã có tất cả mọi thứ mình cần để tận hưởng cuộc sống” và “Nếu có thêm những đồ đạc đẹp hơn, có lẽ tôi cũng không hạnh phúc hơn”.Bốn biến đảo này cũng có hệ sô tải nhân tố thấp so với thiết kế (hệ số tải nhân tố từ .37 đến .49) theo nghiên cứu của Chang & Arkin (2002).

Bốn biến còn lại bị loại trừ khỏi thang đo chủ nghĩa vật chất thuộc về thang đo phụ ‘mục tiêu trung tâm’. Ở thang đo phụ này, kết quả từ phân tích nhân tố cho thấy với các biến “Tôi thường chỉ mua những gì mà mình thực sự

cần”, “Tôi cố gắng có một cuộc sống giản dị” và “Việc mua sắm sản phẩm làm tôi thấy thích thú” cho kết quả tốt nhất với phương sai trích toàn bộ là 53%, hệ số alpha đạt 0.55. Các biến còn lại ở thang đo phụ này bị loại bỏ. Vì vậy, mười biến còn lại và ba thành phần đã hợp nhất như mong đợi. Ba thành phần này giải thích 57% của tổng phương sai trong đó ‘sự thành đạt’ chiếm 31%, ‘mục tiêu trung tâm’ chiếm 14% và ‘yếu tố hạnh phúc’ chiếm 11%. Hệ số alpha là .74. Mười biến này liên quan chặt chẽ đến thang đo gốc của Richins & Dawson (1992). Hệ số tải nhân tố từ .55 to .76. Kết quả của việc phân tích nhân tố của mười biến được trình bày ở Bảng 2.

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả kiểm nghiệm tác động của ba thành phần của chủ nghĩa vật chất đối với khuynh hướng mua ngẫu hứng và tần suất mua ngẫu hứng. Nói cách khác, các giả thuyết được kiểm nghiệm ở cấp độ các thang đo phụ. Do đó, hệ số alpha cũng được tính cho mỗi thang đọ phụ: .70, .55, .74 lần lượt cho ‘sự thành đạt’, ‘mục tiêu trung tâm’ và ‘yếu tố hạnh phúc’. Các biến còn lại trong mỗi thang đo phụ đều liên quan chặt chẽ với thang đo phụ gốc.

Bảng 2 Hệ số tải nhân tố của thang đo chủ nghĩa vật chất(n = 317)

Biến quan sát Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3

Sự thành đạt (alpha =.70)

Tôi ngưỡng mộ những người có nhà cao cửa rộng, có ô tô đắt tiền và ăn mặc sang trọng.

.67 Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc đời là có nhiều của cải.

.71 Những của cải mà tôi có sẽ nói lên rằng tôi có thành đạt hay không.

.70 Tôi muốn có được những thứ mà có thể gây ấn tượng cho mọi người

.72

Mục tiêu trung tâm (alpha =.55)

Tôi cố gắng có cuộc sống giản dị về vật chất. (r)

.77 Tôi thường chỉ mua những thứ mình thực sự

cần.(r)

.76

Việc mua sắm làm tôi thấy thích thú .55

Yếu tố hạnh phúc (alpha =.74)

Cuộc sống của tôi có lẽ sẽ tốt đẹp hơn nếu tôi có thêm được những vật chất mà mình hiện chưa có.

.73

Có lẽ tôi sẽ hạnh phúc hơn nếu tôi có khả năng mua được nhiều thứ hơn.

.76 Đôi khi tôi cũng cảm thấy khó chịu vì mình

không có khả năng để mua được tất cả những gì mình muốn.

.76

Phương pháp trích: Phân tích thành phần chính Phương pháp quay: Varimax

Khuynh hướng thích mua sắm

Phép phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã được sử dụng đối với bốn biến của thang đo khuynh hướng thích mua sắm, kết quả thu được là chỉ có một nhân tố với giá trị eigenvalue là 2.78, với phương sai trích là 69.5%. Hệ

số alpha là .85. Tuy nhiên nhóm tác giả vẫn loại bỏ biến ‘Đi mua sắm thật lãng phí thời gian’ vì chỉ số tương quan với biến tổng thấp .26. Với ba biến còn lại, các phép thử EFA và Alpha chophương sai trích toàn bộ là 81%. Hệ số alpha là .88. Hệ số tải nhân tố của ba biến từ .88 đến .91. Kết quả phân tích nhân tố của ba biến được trình bày trong bảng 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3 Hệ số tải nhân tố của các biến thuộc thang đo khuynh hướng thích mua sắm (n = 317)

Phương pháp trích: Phân tích thành phần chính Phương pháp quay: Varimax

Khuynh hướng mua sắm ngẫu hứng

Thang đo khuynh hướng mua sắm ngẫu hứng gồm năm biến, sau khi chạy phép thử EFA và hệ số alpha thu được 1 nhân tố với phương sai trích 47%, hệ số alpha thu được là .70. Xét chỉ số tương quan giữa các biến, biến ‘tôi tránh mua những thứ không nằm trong danh sách mua hàng của tôi’ và ‘mua ngẫu hứng thật vui’ có chỉ số tương quan lần lượt là .23 và . 40 rất thấp nên đã bị loại bỏ.Với ba biến còn lại, các phép thử EFA và Alpha cho phương sai trích toàn bộ là 66%. Hệ số alpha là .74. Hệ số tải nhân tố của ba biến từ .80 đến .82. Kết quả phân tích nhân tố của ba biến được trình bày trong bảng 4.

Bảng 4 Hệ số tải nhân tố của các biến thuộc thang đo Khuynh hướng mua sắm ngẫu hứng (n = 317)

Phương pháp trích: Phân tích thành phần chính Phương pháp quay: Varimax

Tần suất mua ngẫu hứng

Thang tần suất mua ngẫu hứng gồm 2 biến với phương sai trích là 78%. Hệ số alpha là .71.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của chủ nghĩa vật chất và khuynh hướng thích mua sắm đến hành vi mua sắm ngẫu hứng của sinh viên hà nội (Trang 26 - 30)