Các biến số trong và ngay sau can thiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và điều trị bằng can thiệp nội mạch phình động mạch não tuần hoàn sau đề cương (Trang 49 - 53)

+ Thời điểm can thiệp

+ Thành công kỹ thuật: khi đặt được vi ống thông và thả được VXKL + Thất bại nếu không can thiệp được hoặc bệnh nhân tử vong trong can thiệp.

+ Kỹ thuật được tiến hành * Nút trực tiếp bằng VXKL * Có hỗ trợ bóng chẹn cổ * Có đặt GĐNM

* Nút tắc mạch mang + Loại vật liệu được sử dụng

+ Mức độ tắc PĐMN: Đánh giá tình trạng PĐMN sau can thiệp trên chụp mạch dựa trên phân loại của Raymond và Roys[81]. (Hình 2.2).

A- Tắc hoàn toàn: không thấy dòng chảy bên trong B- Tắc gần hoàn toàn (>90%): Còn dòng chảy ở cổ túi C- Tắc bán phần: Còn dòng chảy trong túi

Hình 2.2: Phân độ mức độ tắc theo Raymond và Roy [81] A- Túi phình tắc hoàn toàn B- Túi phình tắc gần hoàn toàn, còn đọng thuốc cổ túi C- Túi phình tắc bán phần khi còn đọng thuốc trong túi + Các tai biến

* Trong can thiệp: rách, huyết khối, co thắt, thò VXKL và xử trí * Sau can thiệp: Chảy máu, tụ máu bẹn.

+ So sánh tình trạng lâm sàng ngay trước và sau can thiệp - Các biến số theo dõi lâu dài sau can thiệp (ít nhất 6 tháng)

+ Đánh giá hồi phục lâm sàng theo phân độ Rankin cải biên (mRS) * Dựa các triệu chứng qua hỏi bệnh để xếp độ mRS theo Bảng 1.3 Bệnh nhân tử vong được xếp bổ xung vào độ 6.

* Phân tích kết quả hồi phục xếp loại thành nhóm: Hồi phục tốt nếu mRS độ 0,1 và 2

* Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hồi phục lâm sàng sau nút PĐMN vỡ - Các yếu tố lâm sàng: co giật, có dấu hiệu thần kinh khu trú, tình trạng lâm sàng theo Hunt-Hess, WFNS, thời điểm can thiệp…

- Các yếu tố hình ảnh: mức độ chảy máu, tình trạng giãn não thất, co thắt mạch, có máu tụ nhu mô, vị trí PĐMN, mức độ tắc…

- Các tai biến trong can thiệp: huyết khối, rách, thò VXKL…

+ Đánh giá tình trạng giải phẫu PĐMN trên ảnh CHT xung TOF 3D máy 1.5 Tesla hoặc DSA.

So sánh kết quả theo dõi hiện tại với kết quả ngay sau can thiệp để đánh tình trạng giải phẫu PĐMN. Một PĐMN được gọi là tái thông nếu có dòng chảy mới xuất hiện bên trong cổ hoặc trong túi.

Phân loại tình trạng giải phẫu PĐMN theo các nhóm..

* Nhóm ổn định: mức độ tắc PĐMN không thay đổi so với kết quả tắc ngay sau can thiệp.

* Nhóm có tái thông: là chuyển từ mức độ tắc A ban đầu sang mức độ B hoặc C, hoặc từ mức độ tắc B ban đầu sang mức độ C (A -> B, B -> C và A -> C)

* Nhóm tái thông nhẹ: là chuyển từ mức độ tắc A ban đầu sang mức độ B (A -> B)

* Nhóm tái thông cần can thiệp: là chuyển từ mức độ tắc A ban đầu hoặc B ban đầu sang mức độ C (B -> C và A -> C)

Thu thập số liệu: Theo mẫu bệnh án nghiên cứu kết hợp cơ sở dữ liệu ghi chép trong hồ sơ phòng chụp mạch khoa Chẩn đoán hình ảnh và

trong bệnh án.

Xử lý và phân tích số liệu

Làm sạch và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

Tính các tỷ lệ %, trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh trung bình, so sánh tỷ lệ %.

Kiểm định sự khác biệt thống kê với các biến định tính giữa các nhóm bằng thuật toán χ2, χ2 > 3,84 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Với biến định lượng, kiểm định bằng test t một mẫu để so sánh sự khác nhau trên MDCTA và DSA đánh giá kích thước PĐMN. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Sử dụng thuật toán hồi qui logistic và loại trừ dần để xác định tương quan tìm yếu tố tiên lượng hồi phục lâm sàng sau nút PĐMN can thiệp.

Lập bảng, vẽ biểu đồ thể hiện các kết quản nghiên cứu.  Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu

Bệnh nhân và người nhà được giải thích về lợi ích và rủi ro khi tiến hành can thiệp, ký vào bản đồng ý tham gia can thiệp. Bệnh nhân và người nhà có quyền từ chối không điều trị. Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu và không bị chi phối ảnh hưởng bởi các hãng dụng cụ.

MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨUI. Hành chính I. Hành chính

2. Khoa phòng: Mã bệnh án: 3. Địa chỉ:

4. Nghề nghiệp: Số điện thoại:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và điều trị bằng can thiệp nội mạch phình động mạch não tuần hoàn sau đề cương (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w