CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) Bài 32: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ 11 BAN NÂNG CAO (Trang 142 - 152)

B. Gợi ý làm bài tập tự luận

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) Bài 32: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Bài 32: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

A. Bài tập

I. Bài tập trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Phe Trục là khái niệm chỉ sự liên minh của những nước nào? A. Đức – Inđônêxia – Nhật.

B. Anh – Pháp – Liên xô. C. Đức – Ý – Tây Ban Nha. D. Đức – Ý – Pháp.

2. Sự hình thành khối liên minh phát xít đã:

A. tăng cường các hoạt động ngoại giao mở đường cho chiến tranh thế giới. B. tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược nhiều nơi trên thế giới.

C. tăng cường chay đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh xâm lược nhiều nơi trên thế giới.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

3. Liên xô coi kẻ thù nguy hiểm nhất là chủ nghãi phát xít nên đã liên kết với nước nào để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh:

A. Anh - Mỹ.

B. Anh – Tây Ban Nha. C. Anh – Pháp.

D. Pháp – Tây Ban Nha.

4. Liên Xô kiên quyết đứng về phái những nước nào để chống xâm lược? A. Cộng hòa Tây Ban Nha.

B. Ê – ti – ô – pia. C. Trung Quốc. D. Cả 3 nước trên.

5. Đức thôn tính Tiệp Khắc bằng cách:

A. huy động lực lượng lớn, ồ ạt tấn công. B. cho máy bay ném bom các vùng trọng điểm. C. gây ra vụ Xuy – đét.

D. xúi giục các nước gây chiến rồi nhân đó nhảy vào Tiệp Khắc.

6. Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy – ních được triệu tập gồm những người đứng đầu các chính phủ:

A. Anh, Pháp, Đức, Italia. B. Anh, Pháp, Đức, Tiệp Khắc. C. Anh, Pháp, Đức, Tiệp Khắc. D. Anh, Đức, Tiệp Khắc, Italia.

A. đàm phán với Liên Xô để cùng chống Anh – Pháp. B. đàm phán với Anh – Pháp để cùng chống Liên Xô .

C. gây hấn với và chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan . D. tạm dừng mọi hành động chiến tranh ở châu Âu.

8. Lý do Liên Xô phải ký với Đức Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau: A. để tìm đồng minh chống lại Anh, Pháp, Mỹ.

B. để chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh.

C. để tránh một cuộc chiến tranh và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong thế bị cô lập lúc bấy giờ.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

9. Chính phủ tay sai than Đức ở nước Pháp do ai đứng đầu? A. Đờ Gôn.

B. Pê tanh. C. Bôlae. D. Lơcơléc.

10. Hiệp ước Tam cường ký ở đâu? Gồm những nước nào? A. Béc-lin, gồm: Đức, Italia, Nhật Bản.

B. Béc-lin, gồm: Đức, Italia, Tây Ban Nha. C. Hăm-buốc, gồm: Đức, Italia, Nhật Bản. D. Béc-lin, gồm: Anh, Pháp, Mỹ.

11. Mùa hè năm 1941, phe phát xít đã: A. thôn tính toàn bộ châu Âu. B. thống trị phần lớn châu Âu. C. thất bại ở chiến trường châu Âu. D. Cả 3 ý trên đều sai.

12. Chiến lược cơ bản của phát xít Đức tấn công Liên Xô là:

A. khiêu khích, quấy rối bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” .

B. xúi dục các nước Cộng hòa trong Liên bang Xô viết nổi dậy, nhảy vào can thiệp.

C. tiến hành “Chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh, tận dụng ưu thế kỹ thuật và bất ngờ. D. Cả 3 ý trên đều đúng. 13. Ngày 22/6/1941, Phát xít Đức tấn công: A. Ba Lan. B. Pháp. C. Nam Tư- Hy Lạp. D. Liên Xô.

14. Ai lãnh đạo Hồng quân Liên Xô phản công quyết liệt, đẩy lùi nước Đức ra khỏi cửa ngõ Thủ đô?

A. Bu – ga – nin. B. Xta – lin. C. Giu - cốp. D. Bê – ri – a.

15. Chiến thắng nào được xem là làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hít – le?

A. Mat – xcơ – va. B. Xta – lin – grát. C. Xanh Pê – tec – bua. D. Cuốc – xcơ.

16. Thành phố nào được mệnh danh là “nút sống” của Liên Xô? A. Mat – xcơ – va.

B. Xta – lin – grát. C. Xanh Pê – tec – bua. D. Cuốc – xcơ.

17. Cuộc tấn công Xta – lin – grát của phát xít Đức thu được kết quả như thế nào? A. Chiếm được Xta – lin – grát một cách dễ dàng.

B. Chiếm được Xta – lin – grát sau 2 tháng chiến đấu.

C. Sau 2 tháng chiến đấu, không chiếm được Xta – lin – grát .

D. Không chiếm được Xta – lin – grát và bị Hồng quân đánh bật ra khỏi Liên Xô trong năm 1941.

18. Ngày 7/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công: A. Đảo Gu – am.

B. Ha – oai.

C. Trân Châu Cảng. D. Sô – lô – mông.

19. Ngày 1/1/1942, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Mỹ, Anh) đã ra tuyên bố chung gọi là Tuyên ngôn Liên Hợp quốc ở đâu?

A. Mát – xcơ – va. B. Lôn – đôn. C. Pari.

D. Oa – sinh – tơn.

20. Từ ngày 5/7 đến ngày 23/8/1943, Hồng quân Liên Xô đã bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức và giành thắng lợi ở:

A. Mát – xcơ – va.

B. Vòng cung Cuốc – xcơ. C. Xta – lin – grat.

D. Cả 3 ý trên.

21. Đầu năm 1944, Hồng quân Liên Xô mở bao nhiêu chiến dịch nhằm quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình?

A. 6 chiến dịch. B. 8 chiến dịch. C. 10 chiến dịch. D. 12 chiến dịch.

22. Đồng minh Anh – Pháp - Mỹ mở Mặt trận thứ 2 ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ lên:

B. Tua (Pháp). C. Boóc – đô (Pháp). D. Pari (Pháp).

23. Ngày 30/4/1945, lá cờ đỏ búa liềm của Liên Xô được cắm trên tòa nhà: A. Chính phủ Đức.

B. Thủ tướng Đức. C. Tổng thống Đức. D. Quốc hội Đức.

24. Đức buộc phải ký vào văn bản đầu hàng Liên Xô và Đồng minh vô điều kiện vào thời gian nào?

A. 30/4/1945.B. 2/5/1945. B. 2/5/1945. C. 8/5/1945. D. 9/5/1945.

25. Cuối tháng 7/1945, nguyên thủ 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh họp tại Pốtxđam nhằm:

A. chấp nhận sự đầu hàng của phát xít Đức. B. chấp nhận sự đầu hàng của phát xít Nhật.

C. giải quyết vấn đề sau chiến tranh ở châu Âu và tiêu diệt hoàn toàn phát xít Nhật.

D. Cả 3 ý trên đều sai.

26. Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào thời gian nào? A. Ngày 6/5/1945 và 8/5/1945.

B. Ngày 6/8/1945 và 9/8/1945. C. Ngày 8/6/1945 và 9/8/1945. D. Ngày 5/6/1945 và 5/9/1945.

27. Nhật chấp nhận đầu hàng vô điều kiện vào ngày: A. 13/8/1945.

B. 14/8/1945.C. 15/8/1945. C. 15/8/1945. D. 2/9/1945.

II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:

1. Rạng sáng …(1)…, quân đội …(2)… tấn công …(3)... Hai ngày sau, …(4)… tuyên chiến với Đức. Thế là 3 cường quốc ở châu Âu cùng với Ba Lan chính thức tham chiến. …(5)… bắt đầu.

A. Anh và Pháp B. 1 – 9 – 1939 C. Ba Lan D. 3 – 9 - 1939 E. Chiến tranh thế giới thứ nhất F. Chiến tranh thế giới thứ hai G. Đức 2. Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa: …(1)… bị tiêu diệt; …(2)… suy yếu; chỉ có …(3)… thêm lớn mạnh, trở thành một siêu cường quốc đứng đầu hệ thống này. Chiến tranh đã tạo điều kiện cho …(4)… phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các đế quốc châu Âu, lập nên các quốc gia độc lập mới ở châu Á và châu Phi.

D. Anh, Pháp E. Liên Xô

III. Bài tập tự luận

Bài tập 1: Trước khi gây chiến tranh xâm lược, các nước phát xít có các hoạt động

gì?

Bài tập 2: Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?

Bài tập 3: Vì sao trong 3 tháng đầu tấn công vào Liên Xô, Đức lại chiếm ưu thế? Bài tập 4: Tại sao Anh - Mỹ lại đứng về phía Liên Xô để thành lập phe Đồng minh

chống phát xít?

Bài tập 5: Nêu những sự kiện chính về cuộc phản công của quân Đồng minh trên

các mặt trận (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944).

Bài tập 6: Hãy điền các sự kiện lịch sử dưới đây vào cột B cho phù hợp:

a. Mỹ - Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ vào Noóc- măng-đi, tiến vào giải phóng các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan.

b. Hồng quân Liên Xô bắt đầu tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông. c. Hội nghị I-an-ta giữa nguyên thủ của ba nước Liên Xô, Anh, Mỹ.

d. Nước Đức ký văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

e. Hồng quân Liên Xô bắt đầu tấn công Béc-lin.

g. Liên quân Mỹ - Anh mở các cuộc tấn công đánh Miến Điện, Phi-líp-pin. Quân Mỹ tăng cường uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn ở Nhật Bản.

h. Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện.

STT A B 1 Đầu năm 1944 2 Từ năm 1944 3 Mùa hè năm 1944 4 Tháng 1/1945 5 Tháng 2/1945 6 Giữa tháng 4/1945 7 Ngày 9/5/1945 8 Ngày 15/8/1945

Bài tập 7: Hãy điền mốc thời gian vào cột B cho phù hợp với các sự kiện ở cột A

STT A B

1 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương 2 Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ nhất

xuống đất Nhật Bản

3 Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống đất Nhật Bản

4 Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản 5 Nhật Bản tuyên bố đầu hàng

B. Gợi ý làm bài

I. Bài tập trắc nghiệm

5C 6A 7C 8C 9B 10A 11B 12C 13D 14C 15A 16B 17C 18C 19D 20B 21C 22A 23D 24D 25C 26B 27C

II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:

1.

1B 2G 3C 4A

2.

1B 2D 3A 4C

III. Bài tập tự luận

Bài tập 1: Trước khi gây chiến tranh xâm lược, các nước phát xít có các hoạt động gì?

Để tự do hành động, 3 nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lần lượt rút ra khỏi Hội Quốc liên, liên kết với nhau thành liên minh phát xít, còn gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô hay phe Trục.

Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới như:

Ở Nhật gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc trong những năm 1931 – 1937, khiêu khích biên giới Trung – Xô (1938). Phát xít I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô- pi-a (1935) và cùng với Đức can thiệp vào Tây Ban Nha (1936).

Ở châu Âu, Đức thực hiện chính sách thôn tính Áo và Tiẹp Khắc với thành lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.

Bài tập 2: Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?

Nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận và bại trận, giữa các nước thắng trận với nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nguyên nhân trực tiếp là do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 làm cho mâu thuẫn trên càng thêm sâu sắc, dẫn đến việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Bài tập 3: Vì sao trong 3 tháng đầu tấn công vào Liên Xô, Đức lại chiếm ưu thế? Rạng sáng 22/6/1941, Đức xé bỏ Hiệp ước không xâm lược nhau, bất ngờ tấn công vào toàn bộ biên giới phía Tây của Liên Xô, sử dụng chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng”, dự định đánh bại Liên xô từ 6 đến 8 tuần lễ.

Sở dĩ, trong vòng 3 tháng đầu, quân Đức chiếm ưu thế trên chiến trường chủ yếu là nhờ có lực lượng quân đội dồi dào, ưu thế về trang bị kỹ thuật và yếu tố bất ngờ.

Bài tập 4: Tại sao Anh - Mỹ lại đứng về phía Liên Xô để thành lập phe Đồng minh

chống phát xít?

- Hành động xâm lược của phe phát xít đã thúc đẩy các quốc gia trên thế giới cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.

- Việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến tranh. Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng. Các chính phủ Anh, Mỹ đã dần dần thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, khôi phục chủ quyền của các dân tộc bị phát xít nô dịch. Mặt khác, do sức ép của nhân dân trong nước nên chính quyền Anh - Mỹ phải hợp tác với Liên Xô chống phát xít cho dù vẫn không từ bỏ chính sách chống cộng của mình. - Ngày 1/1/1942, tại Oasinhtơn, 26 quốc gia (đứng đầu là cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh) đã ký Tuyên ngôn Liên Hiệp quốc, cam kết tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình. Bài tập 5: Nêu những sự kiện chính về cuộc phản công của quân Đồng minh trên

các mặt trận (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944).

Ở Mặt trận Xô - Đức:

- Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943: Liên xô phản công quân Đức tại Xta-lin-grát, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới. Bắt đầu từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận.

- Từ ngày 5/7 đến ngày 23/8/1943,Hồng quân đã nhanh chóng bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ.

- Đến tháng 6/1944, Liên Xô đã giải phóng phần lớn lãnh thổ.

Ở Mặt trận Bắc Phi: quân Anh và quân Mỹ phối hợp phản công, quét sạch liên quân Đức – I-ta-li-a khỏi lục địa châu Phi.

Ở I-ta-li-a, quân Đồng minh đổ bộ đánh chiếm đảo Xi-xi-li-a (7/1943). Tại Rô-ma, chính phủ I-ta-lia-a bị sụp đổ.

Ở Thái Bình Dương, quân đội Nhật bị quân Mỹ phản công mạnh mẽ và lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.

Bài tập 6: Hãy điền các sự kiện lịch sử dưới đây vào cột B cho phù hợp:

a. Mỹ - Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ vào Noóc- măng-đi, tiến vào giải phóng các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan.

b. Hồng quân Liên Xô bắt đầu tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông. c. Hội nghị I-an-ta giữa nguyên thủ của ba nước Liên Xô, Anh, Mỹ.

d. Tổng phản công của Hồng quân Liên Xô đối với quân Đức nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ của mình..

đ. Nước Đức ký văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

e. Hồng quân Liên Xô bắt đầu tấn công Béc-lin.

g. Liên quân Mỹ - Anh mở các cuộc tấn công đánh Miến Điện, Phi-líp-pin. Quân Mỹ tăng cường uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn ở Nhật Bản.

h. Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện.

STT A B

1 Đầu năm 1944 d. Tổng phản công của Hồng quân Liên Xô đối với quân Đức nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ của

mình.

2 Từ năm 1944 g. Liên quân Mỹ - Anh mở các cuộc tấn công đánh Miến Điện, Phi-líp-pin. Quân Mỹ tăng cường uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn ở Nhật Bản.

3 Mùa hè năm 1944 a. Mỹ - Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ vào Noóc-măng-đi, tiến vào giải phóng các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan.

4 Tháng 1/1945 b. Hồng quân Liên Xô bắt đầu tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông.

5 Tháng 2/1945 c. Hội nghị I-an-ta giữa nguyên thủ của ba nước Liên Xô, Anh, Mỹ.

6 Giữa tháng 4/1945 e. Hồng quân Liên Xô bắt đầu tấn công Béc-lin.

7 Ngày 9/5/1945 đ. Nước Đức ký văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

8 Ngày 15/8/1945 h. Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ 11 BAN NÂNG CAO (Trang 142 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w