CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 1941)

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ 11 BAN NÂNG CAO (Trang 97 - 108)

B. Gợi ý làm bài tập tự luận

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 1941)

Bài 24: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921)

A. Bài tập

I. Bài tập trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Trước cách mạng 1905 - 1907, Nga là nước: A. Quân chủ chuyên chế.

B. Quân chủ lập hiến.

C. thuộc địa nửa phong kiến. D. Cộng hòa.

2. Nền kinh tế Nga đầu thế kỷ XX là:

A. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. B. nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.

C. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chậm phát triển.. D. nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

3. Nét nổi bật của tình hình nước Nga trước cách mạng 1905 - 1907 là: A. nước quân chủ chuyên chế, do Ni-cô-lai II đứng đầu.

B. bị đẩy vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất nên nền kinh tế bị suy sụp.

C. phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ Nga hoàng lan rộng. D. Tất cả ý trên đều đúng.

4. Sự kiện được xem là mở đầu cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là:

A. cuộc tấn công Cung điện mùa Đông.

B. cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Mát-xcơ-va. C. cuộc nổi dậy của nông dân các vùng ngoại ô Mát-xcơ-va. D. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grát.

5. Thắng lợi của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga đã làm sụp đổ:

A. chế độ Quân chủ lập hiến. B. chế độ Quân chủ chuyên chế. C. chế độ Cộng hòa.

D. Cả 3 ý trên đều sai.

6. Sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 trở thành nước: A. Quân chủ lập hiến.

B. thuộc địa. C. nửa thuộc địa. D. Cộng hòa.

7. Chính quyền được thành lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là:

A. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính song song tồn tại.

B. nền quân chủ của quý tộc phong kiến. C. chính quyền của giai cấp tư sản. D. nền chuyên chính của giai cấp vô sản.

8. Báo cáo của Lê-nin trước Trung ương Đảng Bônsêvích vào tháng 4 năm 1917 còn được gọi là:

A. Cương lĩnh tháng tư. B. Luận cương tháng tư. C. Báo cáo tháng tư. D. Nghị quyết tháng tư.

9. Luận cương tháng tư đã chỉ ra mục đích và đường lối cho cách mạng Nga là: A. chuyển từ cách mạng giải phóng dân tộc sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. chuyển từ binh biến sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Cả 3 ý trên đều sai.

10. Lê-nin bí mật về Pê-tơ-rô-grát để trực tiếp lãnh đạo cách mạng tháng Mười năm 1917 từ nước nào?

A. Hà Lan. B. Phần Lan. C. Ba Lan. D. Pháp.

11. Sự kiện được xem là mở đầu cho Cách mạng tháng Mười năm 1917:

A. đêm 24 - 10, các đội cận vệ Đỏ đánh chiếm các đơn vị then chốt ở Thủ đô.

B. đêm 25 - 10, các đội cận vệ Đỏ đánh chiếm các đơn vị then chốt ở Thủ đô.

C. đêm 27 - 10, các đội cận vệ Đỏ đánh chiếm các đơn vị then chốt ở Thủ đô.

D. đêm 28 - 10, các đội cận vệ Đỏ đánh chiếm các đơn vị then chốt ở Thủ đô.

12. Quân khởi nghĩa chiếm cung điện mùa Đông vào: A. đêm 24 – 10.

B. đêm 25 – 10. C. đêm 26 – 10. D. đêm 27 – 10.

13. Sự kiện được xem là đánh dấu sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười năm 1917 là?

A. Quân khởi nghĩa đánh chiếm cung điện mùa Đông. B. Chính quyền thành lập ở Mát-xcơ-va.

C. Chính quyền Xô viết thành lập ở Pê-tơ-rô-grát.

D. Quân khởi nghĩa đánh chiếm cung điện mùa Đông, bắt toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời (từ Kê-ren-xki).

14. Cách mạng thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn vào: A. cuối năm 1917.

B. đầu năm 1918. C. giữa năm 1918. D. cuối năm 1918.

15. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai được tiến hành ở đâu? Lúc nào? A. Đêm 24 - 10 - 1917, tại Mát-xcơ-va.

B. Đêm 24 - 10 - 1917, tại Điện Xmô-nưi. C. Đêm 25 - 10 - 1917, tại Mát-xcơ-va. D. Đêm 25 - 10 - 1917, tại Điện Xmô-nưi.

16. Chính quyền được thành lập trong Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai là: A. chính quyền Nhân dân.

B. chính quyền Xô viết. C. chính quyền Dân chủ.

D. chính quyền Dân chủ Nhân dân.

17. Các sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô viết được thông qua là? A. Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Quân đội.

B. Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh xóa bỏ đẳng cấp. C. Sắc lệnh Quân đội và Sắc lệnh xóa bỏ đẳng cấp. D. Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất.

18. Quân đội 14 nước đế quốc đã làm gì để tiêu diệt nước Nga Xô viết non trẻ? A. Cấu kết với bọn phản cách mạng trong nước, mở cuộc tấn công vũ trang nhằm lật đổ chính quyền Xô viết.

B. Thực hiện “diễn biến hòa bình” để lật đổ chính quyền Xô viết. C. Khôi phục quyền lực cho Nga hoàng Ni-cô-lai II.

D. Thực hiện chính sách cấm vận về kinh tế đối với Nga.

19. Cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài và bảo vệ Chính quyền Xô viết của nhân dân Nga kéo dài trong bao lâu?

B. Trong 3 năm (1918 - 1920). C. Trong 3 năm (1917 - 1919). D. Trong 4 năm (1917 - 1920).

20. Để chống thù trong, giặc ngoài, từ năm 1919 Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã thực hiện chính sách gì?

A. Chính sách ngoại giao hòa bình.

B. Chính sách kiên quyết tấn công các nước đế quốc. C. Chính sách Kinh tế mới.

D. Chính sách Cộng sản thời chiến.

21. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười năm 1917:

A. đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người Nga.

B. mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, làm chủ đất nước.

C. làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:

1. Đầu thế kỷ XX, nước Nga vẫn là một nước …(1)…, đứng đầu là …(2)…. Chế độ quân chủ Nga hoàng cùng với sự tồn tại với những tàn tích phong kiến lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của …(3)… ở Nga. Việc Nga hoàng tham gia …(4)… đã gây nên những chiến hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, phơi bày sự lạc hậu về kinh tế, chính trị và làm cho những mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

A. quân chủ lập hiến B. quân chủ chuyên chế C. Nga hoàng Ni- cô-lai II

D. chủ nghĩa đế quốc E. chủ nghĩa tư bản F. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1919)

2. Sau …(1)…, một tình hình chính trị chưa từng có diễn ra ở nước Nga, đó là tình trạng chính quyền song song tồn tại: …(2)… và …(3)... Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại. Trước tình hình đó, …(4)… đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản.

A. Chính phủ tư sản lâm thời B. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai C. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích D. Đảng Men-sê-vích

E. Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính

III. Bài tập tự luận

Bài tập 1: Vì sao sau khi Cách mạng tháng Hai kết thúc và giành thắng lợi, Lê-nin

và Đảng Bônsêvích phải tiếp tục làm cách mạng?

Bài tập 2: Thế nào là phái Bônsêvích và phái Mensêvích? Bài tập 3: Hoàn thành bảng niên biểu dưới đây?

1 Nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Ni-cô-lai II

2 Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh thế giới

3 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát biểu tình

4 Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát để trực tiếp lãnh đạo cách mạng

5 Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ

6 Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi trên

phạm vi cả nước

7 Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Xmô-nưi

8 Quân đội 14 nước can thiệp vào nước Nga

9 Chính sách Cộng sản thời chiến được ban

hành

10 Nước Nga Xô viết đập tan sự can thiệp của Liên quân 14 nước đế quốc. Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững

Bài tập 4: Hoàn thành niên biểu so sánh sau đây:

Nội dung so sánh Cách mạng Pháp 1789 Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga

Lãnh đạo cách mạng Lực lượng tham gia Nhiệm vụ cách mạng Xu hướng phát triển

Bài tập 5: Tại sao nói ở nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng?

B. Gợi ý làm bàiI. Bài tập trắc nghiệm I. Bài tập trắc nghiệm 1A 2C 3D 4D 5B 6D 7A 8B 9C 10B 11A 12B 13D 14B 15D 16B 17D 18A 19B 20D 21D

II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:

1.

1B 2C 3E 4F

2.

1B 2A 3E 4C

Bài tập 1: Vì sao sau khi Cách mạng tháng Hai kết thúc và giành thắng lợi, Lê-nin

và Đảng Bônsêvích phải tiếp tục làm cách mạng?

Sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai, một cục diện chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga. Đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.

Bài tập 2: Thế nào là phái Bônsêvích và phái Mensêvích?

Phái Bônsêvích là cụm từ dùng để chỉ những người chiếm đa số trong cuộc bầu cử các cơ quan lãnh đạo Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga năm 1903, gồm những người cách mạng Mác-xít do Lê-nin đứng đầu.

Phái Mensêvích là cụm từ dùng để chỉ những người theo trào lưu cơ hội cách mạng, được hình thành năm 1903. “Mensêvích” trong tiếng Nga có nghĩa là “thiểu số”. Phái “thiểu số” chống lại những nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới do Lê-nin đề ra tại Đại hội II của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga năm 1903. Họ chống độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản, chống liên minh công nông và thoả hiệp với giai cấp tư sản để chống chính quyền Xô viết.

Bài tập 3: Hoàn thành bảng niên biểu dưới đây? 1. Sau Cách mạng 1905 – 1907 2. Năm 1914 3. Tháng 2/1917 4. Ngày 7/10/1917 5. Đêm 24/10/1917 6. Đầu năm 1918 7. Đêm 25/10/1917 8. Cuối năm 1918 9. Năm 1919 10. Cuối năm 1920

Bài tập 4: Hoàn thành niên biểu so sánh sau đây:

Nội dung so sánh Cách mạng Pháp 1789 Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga

Lãnh đạo cách mạng Tư sản Vô sản

Lực lượng tham gia Nông dân, công nhân, bình dân thành thị.

Công nhân, nông dân, binh lính.

Nhiệm vụ cách mạng Lật đổ chế độ phong kiến. Lật đổ chế độ phong kiến. Xu hướng phát triển Xây dựng chủ nghĩa tư

bản. Tiếp tục làm cách mạngxã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài tập 5: Tại sao nói ở nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng?

- Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ vào tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng, song đã dẫn đến cục diện chính trị đặc biệt đó là 2 chính quyền song song tồn tại. Đây chỉ là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

- Cuộc cách mạng thứ hai do Lê-nin và Đảng Bônsêvích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thắng lợi, lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

Bài 25: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)

A. Bài tập

I. Bài tập trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước bắt đầu từ lúc nào?

A. Năm 1919. B. Năm 1920. C. Năm 1921. D. Năm 1922.

2. Nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh nào?

A. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng . B. Tình hình chính trị không ổn định.

C. Các lực lượng cách mạng điên cuồng chống phá. D. Cả 3 ý trên đều đúng.

3. Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện: A. chính sách Cộng sản thời chiến.

B. chính sách Kinh tế mới.

C. chính sách ngoại giao hòa bình. D. chính sách cải cách ruộng đất.

4. Chính sách Kinh tế mới do Lê nin đề xướng vào thời gian nào? A. Tháng 2/1921.

B. Tháng 3/1921. C. Tháng 4/1921. D. Tháng 5/1921.

5. Trong Chính sách Kinh tế mới, về nông nghiệp, nhà nước đã:

A. thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. B. thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng nộp sản lượng lương thực. C. thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu tô.

D. thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng kiểm soát lương thực. 6. Trong Chính sách Kinh tế mới, về công nghiệp, nhà nước đã:

A. tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ (dưới 20 công nhân).

C. nắm các ngành kinh tế công nghiệp chủ chốt, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm tăng năng suất lao động.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

7. Thực chất của Chính sách Kinh tế mới:

A. là việc nhà nước nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế. B. cấm các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động.

C. là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

D. Cả 3 ý trên đều đúng. 8. “NEP” là cụm từ viết tắt của:

A. chính sách Cộng sản thời chiến. B. chính sách Kinh tế mới.

C. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. D. kế hoạch 5 năm của Liên Xô từ năm 1921 đến 1924.

9. Nội dung cơ bản của Chính sách Kinh tế mới mà nước Nga thực hiện nhằm: A. để Nhà nước Xô viết nắm độc quyền kinh tế.

B. để Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền nông nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.

C. thi hành chế độ lao động cưỡng bức với mọi công dân.

D. xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

10. Ý nghĩa của Chính sách Kinh tế mới?

A. Đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

B. Càng lúc càng lâm vào khủng hoảng. C. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế Pháp. D. Cả 3 ý trên đều đúng

11. Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập vào? A. Tháng 3/1921.

B. Tháng 12/1922. C. Tháng 1/1923. D. Tháng 1/1924.

12. 4 nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên là:

A. Nga, U-crai- na, Bê-la-rút-xi-a, Ngoại Cap-ca-dơ. B. Nga, U-crai- na, Bê-la-rút-xi-a, Môn-đô-va. C. Nga, U-crai- na, Bê-la-rút-xi-a, Lat-vi-a .

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ 11 BAN NÂNG CAO (Trang 97 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w