CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ 11 BAN NÂNG CAO (Trang 86 - 92)

1905 – 1907 Các cuộc cách mạng tư sản khác

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)

Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

A. Bài tập

I. Bài tập trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Các nước đế quốc trẻ gồm: A. Anh, Pháp và Mỹ. B. Anh, Mỹ và Đức. C. Mỹ, Đức và Pháp. D. Mỹ, Đức và Nhật Bản.

2. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua tranh giành thuộc địa là:

A. đế quốc Mỹ. B. đế quốc Đức. C. đế quốc Anh. D. đế quốc Pháp.

3. Phe Liên minh thành lập lúc nào? Gồm những nước nào? A. Năm 1882. Gồm Đức, Áo-Hung và Italia.

B. Năm 1882. Gồm Đức, Áo-Hung và Bôxnia. C. Năm 1883. Gồm Đức, Áo-Hung và Italia. D. Năm 1883. Gồm Đức, Áo-Hung và Bôxnia. 4. Phe Hiệp ước ra đời trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước:

A. Áo - Nga, Pháp - Nga và Anh – Nga. B. Pháp - Nga, Anh - Nga và Pháp – Anh. C. Pháp - Italia, Anh - Nga, Mỹ - Anh. D. Mỹ - Nga, Pháp - Anh, Anh – Pháp.

5. Hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu được hình thành từ: A. đầu thế kỷ XIX.

B. giữa thế kỷ XIX. C. cuối thế kỷ XIX. D. đầu thế kỷ XX.

6. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. do muốn tranh giành vị trí bá chủ thế giới giữa các nước đế quốc. B. do mâu thuẫn về vấn đề dân tộc giữa các nước đế quốc.

C. do mâu thuẫn về vấn đề sắc tộc giữa các nước đế quốc. D. do mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa giữa các nước đế quốc.

7. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất là: A. Thái tử Áo - Hung bị người Xec-bi ám sát tại Bô-xni-a.

B. Thái tử Áo - Hung bị người Xec-bi ám sát tại Anh.

C. Thái tử Áo - Hung bị người Xec-bi ám sát tại Áo – Hung. D. Thái tử Áo - Hung bị người Xec-bi ám sát tại Italia. 8. Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ bằng những sự kiện nào?

B. Đức tuyên chiến với Nga, Pháp. C. Anh tuyên chiến với Đức. D. Tất cả các ý trên đều đúng.

9. Áo - Hung tuyên chiến với Xec-bi vào thời gian nào? A. Ngày 28/7/1914.

B. Ngày 1/8/1914. C. Ngày 3/8/1914. D. Ngày 4/8/1914.

10. Năm 1916, Đức mở chiến dịch để tấn công tiêu diệt quân chủ lực Pháp ở đâu? A. Vec-xai.

B. Vec-đoong. C. Pa-ri.

D. Cả 3 ý trên đều đúng. 11. Chỉ hơn 2 năm chiến tranh, đã có:

A. gần 3 triệu người chết và 10 triệu người bị thương. B. gần 4 triệu người chết và 10 triệu người bị thương. C. gần 5 triệu người chết và 10 triệu người bị thương. D. gần 6 triệu người chết và 10 triệu người bị thương.

12. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công thời gian nào? A. Tháng 1/1917.

B. Tháng 2/1917. C. Tháng 3/1917. D. Tháng 4/1917.

13. Chính phủ Nga hoàng bị lật đổ bằng: A. cuộc đảo chính quân sự.

B. việc gây sức ép của các nước đế quốc.

C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917. D. Cả 3 ý trên đều sai.

14. Tháng 11/1917, ở nước Nga diễn ra sự kiện trọng đại nào? A. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành công.

B. Cuộc chinh biến lật đổ Nga Hoàng. C. Liên - xô ký hòa ước Bret-Litốp. D. Cách mạng tháng Mười thành công.

15. Sau khi ra đời, nhà nước Xô viết đã thông qua sắc lệnh nào kêu gọi chính phủ các nước tham chiến kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sắc lệnh Hòa bình.

B. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ Nga hoàng. C. Sắc lệnh về ký hoà ước với Đức. D. Sắc lệnh Ruộng đất.

16. Sự kiện nào đưa nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc? A. Ký hòa ước với Brét Litốp với Đức.

B. Ký hiệp ước hòa bình với phe Liên minh. C. Ký hiệp ước hòa bình với phe Hiệp ước.

D. Tất cả ý trên đều đúng.

17. Vua Vin-hem II phải chạy sang Hà Lan là do: A. phe Hiệp ước tấn công Đức.

B. diễn ra cuộc đảo chính quân sự ở Đức. C. cách mạng bùng nổ ở Đức.

D. Mỹ tấn công nước Đức.

18. Đức ký hiệp ước định đầu hàng không điều kiện vào ngày: A. 9/9/1918

B. 10/10/1918C. 11/11/1918 C. 11/11/1918 D. 12/12/1918

19. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)? A. 1,5 tỷ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.

B. 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương. C. Nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:

1. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các …(1)… (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa mênh mông là các …(2)… (Mỹ, Đức, Nhật) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại quá ít thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề …(3)… là không thể tránh khỏi và gay gắt. Vì thế, ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những cuộc chiến tranh đế quốc đã diễn ra để tranh giành thuộc địa.

A. đế quốc “già” B. đế quốc “trẻ” C. xuất khẩu tư bản D. thuộc địa

2. Ngày 28 – 7 – 1914, …(1)… tuyên chiến với Xéc-bi. Ngày 1 - 8, …(2)… tuyên chiến với Nga và ngày 3 – 8, tuyên chiến với Pháp. Ngày 4 – 8, …(3)… tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

A. Nga B. Áo – Hung C. Anh D. Đức

3. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã gây nên những thảm hoạ hết sức nặng nề đối với nhân dân. Các nước châu Âu biến thành con nợ của …(1)... Riêng nước Mỹ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng gấp 4 lần. Nước …(2)… chiếm lại một số đảo của …(3)…, nâng cao địa vị ở vùng Đông Á và Thái Bình Dương.

A. Anh B. Mỹ C. Nga D. Nhật Bản E. Đức

III. Bài tập tự luận

Bài tập 1: Trình bày nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bài tập 2: Hãy trình bày diễn biến chính của Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Bài tập 3: Hoàn thành niên biểu sau:

Thời gian Sự kiện Ngày 28/7/1914 a. Đầu tháng 8/1914 b. Năm 1915 c. Năm 1916 d. Cuối năm 1916 e. Tháng 2/1917 f. Tháng 4/1917 g. Tháng 11/1917 h. Tháng 3/1918 i. Ngày 18/7/1918 k. Ngày 11/11/1918 l.

Bài tập 4: Nét nổi bật trong giai đoạn cuối của Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

là gì?

Bài tập 5: Hãy nêu hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Gợi ý làm bàiI. Bài tập trắc nghiệm I. Bài tập trắc nghiệm 1D 2B 3A 4B 5D 6D 7A 8D 9A 10B 11D 12B 13C 14D 15A 16B 17C 18C 19D

II. Chọn các cụm từ đúng điền vào chỗ trống dưới đây:

1. 1B 2A 3D 2. 1B 2D 3C 3. 1B 2D 3E

III. Bài tập tự luận

Bài tập 1: Trình bày nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Cuộc

chiến tranh thế giới thứ nhất.

Nguyên nhân sâu xa: Chiến tranh thế giới thứ nhất là kết quả tất yếu của những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản vào những năm đầu thế kỷ XX. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng trong các nước đế quốc. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên vô cùng gay gắt và tất yếu dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối địch nhau. Trong đó, mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa được xem là mâu thuẫn lớn nhất giữa các nước đế quốc. Đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết đất đai trên thế giới đã bị các nước tư bản lớn nhỏ đua nhau cướp đoạt. Những đế quốc

“già” như Anh, Pháp chiếm phần lớn nhất. Trong khi đó, các đế quốc “trẻ” như Mỹ, Đức nhờ biết tận dụng thành tự khoa học, kỹ thuật, biết phát huy lợi thế riêng nên kinh tế phát triển vượt bậc. Họ cảm thấy thiệt thòi vì quá ít thuộc địa (nhất là Đức). Do đó, tiến hành chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa trên thế giới là điều không tránh khỏi.

Năm 1882, hình thành phe Liên minh Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a. Vào năm 1907, phe Hiệp ước hình thành gồm Anh, Pháp, Nga. Hai khối ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị cho chiến tranh đế quốc.

Duyên cớ trực tiếp: Tình hình căng thẳng ở Ban-căng đã tạo điều kiện cho chiến tranh bùng nổ. Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Nhân sự kiện này, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi (28/7/1914), Đức tuyên chiến với Nga (1/8), với Pháp (3/8), Anh tuyên chiến với Đức (4/8). Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Bài tập 2: Hãy trình bày diễn biến chính của Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiến tranh thế giới thứ nhất được các nhà nghiên cứu lịch sử chia thành 2 giai đoạn, với những nét chính sau:

a) Giai đoạn thứ nhất (1914-1916): Mở đầu cuộc chiến, Đức đánh chớp

nhoáng, chiếm được Bỉ rồi thọc sang Pháp, ngăn chặn con đường ra biển, không cho quân Anh tiếp viện. Pa-ri bị uy hiếp. Ở phía đông, Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân để chống Nga, Pa-ri được giải vây. Pháp phản công và giành được thắng lợi ở Mác-nơ. Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu, chiến tranh chớp nhoáng của Đức thất bại.

Năm 1915, Đức dồn sang phía Đông cùng Áo – Hung tấn công Nga, nhưng không đạt mục đích. Năm 1916, Đức chuyển về mặt trận phía Tây tấn công pháo đài Vec-đoong của Pháp trong 10 tháng nhưng không thành.

Từ cuối năm 1916, Đức – Áo buộc phải chuyển sang thế phòng ngự ở cả 2 mặt trận Đông – Tây.

b) Giai đoạn thứ hai (1917-1918)

- Tháng 2/1917, Cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ hai thành công. - Tháng 4/1917, lấy cớ tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do đi lại trên biển, Mỹ tuyên chiến với Đức.

- Tháng 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

- Tháng 3/1918, Nhà nước xô Viết ký với Đức bản Hòa ước Bơ-rét-li-tốp, nước Nga rút ra khỏi chiến tranh.

- Ngày 18/7/1918, Anh – Pháp bắt đầu phản công.

- Ngày 11/11/1918, Đức ký hiệp ước đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức – Áo – Hung.

Bài tập 3: Hoàn thành niên biểu: Đáp án:

a. Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi. b. Đức tuyên chiến với Nga, Pháp

d. Đức chuyển về mặt trận phía Tây tấn công pháo đài Vec-Đoong của Pháp trong 10 tháng nhưng không thành

e. Áo – Đức buộc phải chuyển sang thế phòng ngự ở cả 2 mặt trận Đông - Tây f. Cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ hai thành công.

g. Lấy cớ tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do đi lại trên biển, Mỹ tuyên chiến với Đức.

h. Cách mạng tháng 10 Nga thành công.

i. Nhà nước Xô viết ký với Đức Hòa ước Bơ-rét-li-tốp, nước Nga rút ra khỏi chiến tranh.

k. Anh – Pháp bắt đầu phản công.

l. Đức ký hiệp ước đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức –Áo – Hung.

Bài tập 4: Nét nổi bật trong giai đoạn cuối của Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

là gì?

Đó là sự khốn cùng của nhân dân lao động bởi sự đói rét, bệnh tật, tai họa do chiến tranh gây ra. Trong khi đó, giới trùm công nghiệp chiến tranh đã giàu lên nhờ buôn bán vũ khí. Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên gay gắt, phong trào công nhân, phong trào phản đối chiến tranh của quần chúng phát triển nhanh. Bên cạnh đó, sự thiệt hại về người và của vô cùng to lớn (chỉ hơn 2 năm có hơn 6 triệu người chết và hơn 10 triệu người bị thương)

Bài tập 5: Hãy nêu hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại thảm họa vô cùng tàn khốc đối với nhân loại: 38 nước, 37 triệu quân, 1500 triệu dân bị lôi cuốn vào vòng khói lửa; 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, chi phí chiến tranh của các nước tham chiến lên tới 85 tỉ đô la…, các nước châu Âu trở thành con nợ của Mỹ. Cũng trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ 11 BAN NÂNG CAO (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w