Những năm gần đây có một số nghiên cứu về đồ hộp đã được thực hiện tại Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ như sau:
- Năm 2009, Bùi Minh Diện đã nghiên cứu quy trình cá rô đồng kho đóng hộp. Sau quá trình nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm đã chọn được mẫu tối ưu: nồng độ muối 3%, nồng độ bột ngọt 1,2%, nhiệt độ thanh trùng 1210C, thời gian giữ nhiệt 65 phút.
- Năm 2011, Cao Phước Nhơn đã nghiên cứu Thử nghiệm sản xuất đồ hộp cá bống cát kho tiêu. Sau quá trình nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm đã chọn
được mẫu tối ưu: nồng độ đường 6%, nồng độ muối 3%, thời gian kho cá 3 phút, nhiệt độ thanh trùng 1180C, thời gian giữ nhiệt 30 phút.
- Năm 2011, Huỳnh Quốc Công đã nghiên cứu Thử nghiệm sản xuất chả tôm kho tàu đóng hộp. Sau quá trình nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm đã chọn được mẫu tối ưu: nồng độ đường 1,25%, nồng độ muối 4,5%, cô đặc trong thời gian 4 phút, nhiệt độ hấp trong 1000C trong 7 phút, nhiệt độ thanh trùng 1180C, thời gian giữ nhiệt 10 phút.
- Năm 2011, Đoàn Lý Huyền Linh đã nghiên cứu Thử nghiệm sản xuất đồ hộp từ cá he vàng (Barbonymus altus). Sau quá trình nghiên cứu và tiến hành thí
nghiệm đã chọn được mẫu tối ưu: nồng độ đường 4%, nồng độ muối 2%, hấp cá sơ bộ ở 1000C ở 6 phút, nhiệt độ thanh trùng 1210C, thời gian giữ nhiệt 40 phút.
- Năm 2011, Đoàn Lê Phương Thảo đã nghiên cứu Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm đồ hộp cá Chốt (Mystus vittatus) kho tiêu. Sau quá trình
nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm đã chọn được mẫu tối ưu: nồng độ đường 6%, nồng độ nước mắm 9%, thời gian kho cá 10 phút, thời gian cô đặc nước sốt 8 phút, nhiệt độ thanh trùng 1180C, thời gian giữ nhiệt 40 phút.
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU