Kết quả thử liều độc cấp, xác định LD50

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính hóa sinh dược của dịch chiết từ loại diệp hạ châu (phyllanthus urinaria (l)) (Trang 38 - 42)

3. Nội dung nghiên cứu

3.3. Kết quả thử liều độc cấp, xác định LD50

Xác định LD50 của dịch chiết tổng số từ cây Diệp Hạ Châu trên chuột nhắt trắng bằng đường uống theo phương pháp của Lorke [8], [9]. Chuột cho nhịn đói trước 12 giờ thí nghiệm, được phân lô ngẫu nhiên, mỗi lô 10 con và được cho uống theo liều tăng dần từ thấp đến cao. Bước nhảy liều được dùng trong thí nghiệm là 500 mg/kg chuột (tăng đần theo mỗi lô), liều cao nhất cho uống là 8000 mg/kg thể trọng. Theo dõi biểu hiện và số chuột chết trong 72 giờ để đánh giá mức độ độc của dịch chiết cây Diệp hạ châu.

Bảng 3.5. Kết quả thử độc tính cấp theo đƣờng uống

Liều uống mg/kg Tổng số chuột Số chuột chết % chuột chết

6500mg/kg 10 0 0%

7000mg/kg 10 0 0%

7500mg/kg 10 0 0%

8000mg/kg 10 0 0%

Sau 72 giờ theo dõi với các liều 6500, 7000, 7500 mg/kg thể trọng không thấy có con chuột trong bất cứ lô nào có biểu hiện ngộ độc. Sử dụng với liều cao nhất 8000mg/kg thể trọng cũng không có con nào chết, vì vậy chưa tính được LD50 theo đường uống. Điều này cho thấy dịch chiết dưới dạng cao ethanol của Diệp Hạ Châu được sử dụng theo đường uống hoàn toàn không gây độc kể cả khi sử dụng ở liều cao.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN

Từ kết quả thu được ở quá trình thực nghiệm chúng tôi đưa ra những kết luận sau:

1. Thành phần các hợp chất trong cây Diệp Hạ Châu khá phong phú, có đầy đủ các nhóm hợp chất tự nhiên phổ biến như flavonoid, tannin, alkaloid và một số polyphenol khác, không chứa glycoside. Cao phân đoạn EtOH và cao phân đoạn CHCl3 chứa hàm lượng rất lớn các nhóm chất flavonoid, tannin, alkaloid. Phân đoạn cao cồn tổng số chứa hàm lượng polyphenol cao hơn cả.

2. Dịch chiết từ cây Diệp Hạ Châu hoàn toàn không độc. Những kết quả thu được giúp chúng tôi có những cơ sở để tiến hành các bước nghiên cứu cao hơn, hướng tới điều chế, thử nghiệm thực phẩm chức năng từ cây Diệp Hạ Châu.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

KIẾN NGHỊ

Tiếp tục đi sâu tìm hiểu thành phần, cấu trúc hóa học của dịch chiết từ cây Diệp Hạ Châu (Phillanthus urinaria (L.)).

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập và Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1, NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội, tr 1061 - 1063.

2. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường, tăng glucose máu, NXB Y học, Hà Nội

3. Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), "Đái tháo đường thai nghén", Bệnh học Nội khoa sau đại học, tr. 347-359.

4. Võ Văn Chi (1999),Từ điển các cây thuốc Việt Nam, NXB Y học Hà Nội 5. Nguyễn Huy Cường, (2010), “Bệnh đái tháo đường - những quan điểm hiện đại”, Nxb Y học, Hà Nội.

6. Phùng Thanh Hương, Hồ Mai Anh, Nguyễn Xuân Thắng (2002), “Tác dụng hạn chế tăng glucose huyết của thân cây Mướp đắng (Momordica charantia L. Cucubiaceae) trên một số mô hình tăng glucose huyết thực nghiệm”, Tạp chí dược học, Bộ Y tế, 1, tr. 22-25.

7. Vũ Ngọc Lộ (2005), “Những dược liệu có tác dụng hạ đường huyết và trị tiểu đường”, Tạp chí Dược học, 353, tr. 7-8.

8. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, tr. 143-144.

9. Hà Thị Bích Ngọc (2012), Điều tra nghiên cứu một số thực vật Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu cho bệnh nhân đái tháo đường typ 2, Luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, tr. 5-6.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

10. Trần Đức Thọ (2002), “Bệnh đái tháo đường”, Bài giảng bệnh học nội khoa, 1, Nxb Y học, Hà Nội.

11. Nguyễn Ngọc Xuân (2004), “Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của Thổ Phục Linh (Smilax glabra roxb smilacaceae) trên súc vật thực nghiệm”, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

12. Anggorowati R. (2004), Telaah absorpsi ekstrak daun salam [(Syzygium polyanthum (Wight) Walp.], Skripsi Departemen Farmasi ITB.

13. Finkle B. J., Runeckles V. C. (1967), “Phenolic compounds and metabolic regulation”, Appleton-Century-Crofts, Division of Meredith Publishing Company, USA.

14. Ju Chi Liua et al. (2003), “Antihypertensive effects of tannins isolated from traditional Chinese herbs as non-specific inhibitors of angiontensin converting enzyme”, Life Sciences, 73, (12), pp. 1543-1555.

15. Lorke D. A. (1983), “A new approach to practical acute toxicity testing”, Arch Toxicol, Vol 54. pp 275-287.

16. Parul Lakhanpal, Deepak Kumar Rai, (2007), “Quercetin: A Versatile Flavonoid”, Internet Journal of Medical Update, Vol. 2, No. 2.

17. Singleton V. L., Lamuela-Raventos R.M., Orthofer R. (1999), “Analysis of total phenols and other oxydation substrates and antioxidants by means of Forlin-Ciocalteu Reagent”, Methods in Enzymemology, pp. 152-178.

18. Srinivasan K., Viswanad B., Asrat L., Kaul C. L., Ramarao P. (2005), “Combination of hight-fat-diet-fet and low-does STZ treated rat: A model for type 2 diabetes and pharmacological screening”, Department Pharmacological Reseach, 52. pp. 313-320.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính hóa sinh dược của dịch chiết từ loại diệp hạ châu (phyllanthus urinaria (l)) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)