MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA TẠI NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC THỜI KÌ 1954 - 1960 (Trang 68 - 81)

6. Bố cục của đề tài

3.4.MỘT SỐ KINH NGHIỆM

* Quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, kết hợp xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của các khu căn cứ.

Trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò căn cứ địa, các lực lượng một mặt vừa đề cao tinh thần tự lực, tự cường dựa vào sức mình là chính; mặt khác, luôn tìm mội cách vượt khỏi sự bao vây phong tỏa của địch để tiếp nhận sự chi viện lực lượng và những vật chất thiết yếu mà bản thân chiến trường tại chỗ không đáp ứng được; đồng thời để thực hiện vai trò của mình đối với các địa phương và chiến trường bạn. Trong điều kiện chiến trường bị chi cắt, thường xuyên bị phong tỏa, ta đã biết dựa vào mạng lưới hậu cần nhầ dân là chủ yếu trên cơ sơ lấy hậu cần chuyên nghiệp làm nòng cốt. Nội dung của hậu cần nhân dân cũng rất đa dạng và phong phú mang đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước như: quân y nhân dân, quân nhu nhân dân, quân khí nhân dân, vận tải nhân dân ... Tổ chức mạng lưới hậu cần tại chỗ cũng là một trong những kinh nghiệm mang tính chất đặc trưng của căn cứ địa.

Bất cứ một căn cứ địa nào cũng vậy, xây dựng và bảo vệ là hai nhiệm vụ luôn luôn gắn bó, quan hệ biện chứng với nhau. Nội dung xây dựng và bảo vệ đều bao trùm trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội; cả bên trong lẫn bên ngoài.

Mặc dù, hoạt động quân sự giữ vai trò chủ yếu, song với một địa bàn tập trung lực lượng tương đối đông; vấn đề dân tộc, tôn giáo luôn bị kẻ thù lợi

64

dụng như ở căn cứ địa U Minh, Chiến khu Đ thì trong quá trình xây dựng, cần phải đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng, nhất là trong cộng đồng người Khơ Me và người Hoa ở vùng căn cứ U Minh, các dân tộc Stiêng và Chơro, Mơnông, Mạ, Tàmưng, ở vùng Chiến khu Đ.

Bài học kinh nghiệm của căn cứ địa U Minh cũng như Chiến khu Đ cũng chỉ ra rằng muốn bảo vệ tốt còn cần phải xây dựng và thực hiện tốt các phương án đánh địch từ xa, tạo được một vành đai bao bọc an toàn cho căn cứ. Phải biết phối hợp tác chiến nhịp nhàng và linh hoạt với cuộc đấu tranh của quân và dân các địa phương khác trên chiến trường, trước hết là những địa phương bao quanh vùng căn cứ.

* Bám đất, bám dân, xây dựng thế trận chiến tranh dân phù hợp với đặc điểm chiến trường vùng đồng bằng sông nước, nhiều kênh rạch.

Để phá các khu căn cứ địa, bên cạnh các biện pháp quân sự, địch còn tiến hành các biện pháp chính trị, kinh tế hòng mua chuộc, lôi kéo người dân. Cải cách điền địa, lập các “Khu dinh điền”, “Khu trù mật”, “Ấp chiến lược”, “Ấp tân sinh”… xét cho cùng đều nhằm phá căn cứ lòng dân, xúc tát dân ra khỏi căn cứ. Trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của căn cứ địa, ta đều phải dựa vào thực lực cách mạng tại chỗ; tập hợp và thu hút sức mạnh toàn dân, lấy căn cứ lòng dân làm chỗ dựa. Tiềm lực của căn cứ địa, của hậu phương tại chỗ bắt nguồn trước hết và chủ yếu là từ lòng dân; từ sự tham gia và ủng hộ hết mình của mọi tầng lớp nhân dân đối với cuộc kháng chiến. Thông qua việc chăm lo cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân; giải quyết thỏa đáng vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Tại Nam Bộ, sở dĩ chính sách điền địa của thực dân pháp hay các “Khu đinh điền”, “Khu trù mật” của đế quốc Mỹ ít mang lại hiệu quả và nhanh chóng bị phá sản là do ở đây ta đã đi trước kẻ địch một bước trong vấn đề xây

65

trang vẫn kiên trì bám dân bằng nhiều cách: cùng ăn, ở, cùng làm với dân, sống bí mật trong nhà dân, bám các căn cứ, tổ chức chiến đấu để bảo vệ dân. Bám được dân và các tổ chức, động viên nhân dân tham gia kháng chiến. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, giải quyết thành công các vấn đề phức tạp khác như dân tộc, tôn giáo và còn tác động đến công tác binh, địch vận.

Giáo dục văn hóa, nâng cao dân trí, thực hành dân chủ ở cơ sở... cũng là những nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng thế trận lòng dân ở căn cứ địa U Minh.

* Xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể kháng chiến.

Chiến tranh càng ác liệt, yêu cầu về xây dựng và bảo vệ căn cứ địa càng cao thì tổ chức Đảng càng phải được củng cố vững chắc; cán bộ, đảng viên phải bán đất, bám dân để lãnh đạo phong trào ở cơ sở. Việc hình thành hai loại chi bộ bí mật và công khai là một sáng tạo; nhưng để phát huy có hiệu quả cần phải giữ được mối liên hệ giữa hai loại hình chi bộ đó.

Trong điều kiện chiến trường thường bị chia cắt và bị đánh phá ác liệt, vai trò của chính quyền các cấp, của đoàn thể càng được thể hiện rõ, từ việc duy trì các hoạt động sản xuất, xây dựng căn cứ, động viên sức người, sức của phục vụ kháng chiến cho đến cả việc tổ chức bám trụ, đánh địch tại chỗ.

Để nâng cao sức chiến đấu tổ chức cơ Đảng, phát huy vai trò hệ thống chính quyền các cấp và đoàn thể quần chúng, cần phải xây dựng và thường xuyên duy trì sự đoàn kết nội bộ vững chắc.

Kinh nghiệm thực tế cũng chỉ ra rằng, muốn xây dựng và phát huy có hiệu quả vai trò của các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, trước hết cần phải chú trọng đến khâu lựa chọn, bồi dưỡng và bố trí cán bộ. Phải nắm vững cơ chế cấp ủy lãnh đạo. Người chỉ huy và cơ quan quân sự trực tiếp tổ chức và chỉ huy các lực lượng vũ trang thực hiện; tôn trọng nguyên tắc tập trung dân

66

chủ, mỗi thành viên đều phải chấp hành nghị quyết của Đảng nghiêm túc, theo chức năng của mình mà không được tự ý thay đổi hoặc làm khác khi chưa có ý kiến của tập thể.

* Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân có tổ chức, biên chế phù hợp với đặc điểm chiến trường, lấy các đơn vị chủ lực làm nòng cốt trong phòng thủ, bảo vệ căn cứ địa, cũng như trong tiến công tiêu diệt địch.

Trong kháng chiến chống Mỹ, những thủ đoạn đánh phá toàn diện của kẻ địch đã gây cho ta không ít khó khăn trong việc động viên và xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ để tổ chức ba thứ quân. Để giải quyết vấn đề này, tại một số nơi đã có lúc, ta phải đưa một bộ phận chủ lực và bộ đội địa phương xuống cơ sở đảm đương chức năng và nhiệm vụ của du kích và tự vệ xã, ấp. Thực tế cho thấy đây là một cách làm hay bởi nó góp phần quan trọng để ba thứ quân đáp ứng được yêu cầu phá kế hoạch gom dân, lập ấp chiến lược.

Kinh nghiệm phát triển ba thứ quân ở đây cũng đặt ra vấn đề xây dựng và sử dụng các thành phần lực lượng (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) sao cho đúng với chức năng, nhiệm vụ để phát huy được đầy đủ sở trường của từng lực lượng, từng đơn vị.

Bài học về xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân ở căn cứ địa U Minh, Chiến khu Đ còn cho thấy sự cần thiết phải phát triển các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ như đặc công nước, biệt động, các đơn vị pháo chốt đường sông, các đơn vị công binh.

Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, trong đó lấy các đon vị chủ lực làm nòng cốt chính là một trong những nhân tố chủ yếu đưa sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở Nam Bộ đến thắng lợi hoàn toàn.

Tuân thủ một số vấn đề mang tính nguyên tắc như: dựa vào dân, phát huy sức mạnh của toàn dân; đi từ xây dựng cơ sở chính trị đến vũ trang; từ

67

không có đến có, từ nhỏ đến lớn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ độc lập riêng lẻ đến liên hoàn…

* Tiểu kết chương 3

Qua nhận xét những đặc điểm, đánh giá vai trò và đưa ra những bài học kinh nghiệm về công tác Đảng lãnh đạo xây dựng các khu căn cứ địa ở Nam Bộ trong thời kì đầu của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ta mới có thể thấy được sức sống mãnh liệt của Đảng trong lòng nhân dân. Đảng không những đã xây dựng những khu căn cứ làm nơi đứng chân cho lực lượng cách mạng làm bàn đạp tiến lên đồng khởi, mà Đảng còn xây dựng được thế trận lòng dân trong các khu căn cứ ở Nam Bộ. Được dân che trở, các cán bộ của ta đã thoát ra khỏi những năm tháng vô cùng khốc liệt do chính sách khủng bố của Mỹ-Diệm những năm 1954-1959.

Những đặc điểm của căn cứ địa ở Nam Bộ vừa mang những nét chung, tuân theo quy luật hình thành và phát triển của các khu căn cứ địa, lại vừa mang những nét riêng mang những đặc điểm của từng vùng. Những đặc điểm phong phú đó đã làm nổi bật vai trò của các khu căn cứ địa trong những năm 1954-1960. Không chỉ đơn giản là nơi đứng chân của lực lượng vũ trang, nơi đặt các cơ quan lãnh đạo của ta mà các khu căn cứ còn là nhà, là “làng” mà ở đó quân với dân đùm bọc nhau và sống qua những năm tháng chiến tranh đầy ác liệt, hình ảnh các khu căn cứ như những biểu tượng của lòng kiên trung, bất khuất giữa mưa bom bão đạn của nhân dân Nam Bộ thời kì này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

68

KẾT LUẬN

Giai đoạn cách mạng 1954 - 1960 là giai đoạn lịch sử đặc biệt, Đảng thực hiện sự chuyển hướng công tác Đảng tại miền Nam trong bối cảnh hết sức khó khăn và phức tạp. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, các đảng bộ tại miền Nam đã vượt qua những năm tháng khó khăn nhất, trưởng thành về chính trị, tư tưởng và tổ chức, là hạt nhân lãnh đạo phong trào Đồng khởi ở miền Nam và chuyển từ khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạng, chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Đặc biệt, trong những năm 1954-1959, là những năm cách mạng miền Nam ở vào thế thoái trào, là một trong những giai đoạn khốc liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975). Nghiên cứu công tác Đảng lãnh đạo công tác xây dựng căn cứ địa thời kì này mới thấy được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã đưa con thuyền cách mạng dân tộc, mà đặc biệt là con thuyền cách mạng mang tên “Dân chủ nhân dân” ở miền Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng đi đúng hướng.

Trong những năm 1954-1956, khi mà nhân dân ta đang hi vọng vào một cuộc Tổng tuyển cử thống nhất nước nhà thì cũng là khi mà cách mạng miền Nam, trong đó có Nam Bộ chịu nhiều đau thương mất mát nhất. Trong hoàn cảnh “không dám” nổ súng vì không muốn “vi phạm Hiệp định” mặc dù Mỹ-Diệm đã công khai khủng bố, cách mạng miền Nam đã rơi vào những năm tháng gian nan. Trong hoàn cảnh đó, yêu cầu xây dựng các khu căn cứ địa trở thành một yêu cầu cần được giải quyết vì nó quyết định sự sống còn của các lực lượng cách mạng. Ngay từ những ngày sau khi kí Hiệp định Giơnevơ, Trung ương Đảng đã chú ý đến công tác củng cố các vùng tự do, các khu kháng chiến cũ. Và khi cách mạng miền Nam cũng như Nam Bộ cần phải chuyển hướng thì công tác chỉ đạo củng cố và xây dựng các khu căn cứ địa được chú ý đặc biệt. Kể từ khi bản “Đề cương cách mạng miền Nam” của

69

đồng chí Lê Duẩn ra đời, nhiệm vụ xây dựng các khu căn cứ được đặc biệt quan tâm.

Từ cuối 1956 đến cuối 1959, lần lượt các khu căn cứ tại Nam Bộ được phục hồi và phát triển trở lại. Có một bàn đạp vững chắc, nơi đứng chân an toàn của các lực lượng vũ trang và cơ quan lãnh đạo, Nam Bộ cũng như toàn miền Nam đã tiến hành phong trào Đồng khởi đánh thẳng vào chế độ Mỹ- Diệm. thắng lợi to lớn của cuộc Đồng khởi đã xoay chuyển tình thế cách mạng. Ngày 29-12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đáp ứng những mong mỏi của nhân dân miền Nam, giải tỏa được những điều mà trong suốt 4 năm (từ 1954-1960), nhân dân miền Nam đã chịu đựng và kìm nén. Mặt trận ra đời là kết quả tất yếu của cách mạng miền Nam, đồng thời là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Bước sang một giai đoạn mới, các khu căn cứ địa lại tiếp tục sứ mệnh lịch sử của mình. Nhìn lại những năm tháng khó khăn của cách mạng miền Nam trước Đồng khởi mới thấy được ý nghĩa vô cùng quan trọng của các khu căn cứ địa.

70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1 - 1961), Nghị quyết về tổ chức và nhiệm vụ của Trung ương Cục miền Nam. Tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

2. Ban Chỉ đạo công trình lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Khu 8- Trung Nam Bộ (1997), Đồng bằng khu Trung Nam Bộ chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập 1.

3. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập truyền thống Tây Nam Bộ (2000), Tây Nam Bộ - 30 năm kháng chiến (1945-1975).

6. Ban Chủ nhiệm Hội thảo khoa học (1993), Làng rừng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Minh Hải xuất bản.

7. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Minh Hải (1985), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Minh Hải thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Nxb Mũi Cà Mau. 8. Ban Thống nhất Trung ương (1956), Báo cáo đặc biệt về tình hình Đảng ở miền Nam từ sau hòa bình tới nay. Tư liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

9. Ban Thống nhất Trung ương (1956), Báo cáo tình hình Đảng ở miền Nam. Tư liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

10.Ban Thống nhất Trung ương (1956), Tình hình Đảng tháng 10-11/1956. Tư liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

11. Ban Thống nhất Trung ương (1956), Tình hình Đảng ở miền Nam. Tư liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

71

12. Ban Thống nhất Trung ương (1956), Báo cáo tình hình miền Nam năm 1956. Tư liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

13. Ban Thống nhất Trung ương (1957), Tình hình cơ sở 6 tháng đầu năm 1957. Tư liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

14. Ban Thống nhất Trung ương (1957), Tình hình miền Nam trong năm 1957. Tư liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

15. Ban Thống nhất Trung ương (1958), Tình hình miền Nam 6 tháng cuối năm 1958. Tư liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

16.Ban Thống nhất Trung ương (1959), Báo cáo tình hình miền Nam năm 1959.

Tư liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

17.Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Minh Hải (1995), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Minh Hải

(1930 - 1975), sơ thảo, Nxb Mũi Cà Mau.

18.Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1991), Cuộc chiến tranh xâm lựơc thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA TẠI NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC THỜI KÌ 1954 - 1960 (Trang 68 - 81)