PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA TẠI NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC THỜI KÌ 1954 - 1960 (Trang 50 - 56)

6. Bố cục của đề tài

2.3. PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM

Thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, Nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ và chủ trương khởi nghĩa của Liên tỉnh ủy Trung Nam Bộ, đồng chí Võ Văn Phẩm, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre hội ý với các đồng chí trong thường vụ triển khai chỉ thị của Liên tỉnh ủy, phân công các đồng chí trong Tỉnh ủy trực tiếp về các huyện chỉ đạo phong trào.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình địch, ta, những khó khăn, thuận lợi ở Bến Tre, Hội nghị quyết định phát động tuần lễ toàn dân nổi dậy trên toàn tỉnh, lấy ba xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp (Mỏ Cày) làm điểm. Mục tiêu là đánh diệt bộ máy kìm kẹp ở cơ sở, vừa diệt ác phá kìm, vừa phát động quần chúng, trong đó chú trọng vận động các gia đình binh sĩ ngụy kết hợp với các cơ sở trong lòng địch để bức hàng, bức rút, lấy đồn, giải phóng ấp xã.

Đúng 8 giờ ngày 17 tháng 1 năm 1960, tại xã Định Thủy, tổ chức hành động vây diệt tổng đoàn dân vệ gồm 12 tên; hai tổ hành động khác phối hợp cùng thanh niên và quần chúng lùng bắt tề diệp ác ôn, kết hợp với cơ sở nội tuyến vận động an hem binh sĩ đồn Vàm Nước Trong nổi dậy phá đồn, giải

46

tán tề xã, thu nhiều súng, đạn dược. Ngày 18 và ngày 19 tháng 1 năm 1960, nhân dân hai xã Phước Hiệp và Bình Khánh nổi dậy giành quyền làm chủ.

Từ thắng lợi ở ba xã điểm, phong trào nổi dậy nhanh chóng lan ra khắp tỉnh. Chỉ trong một tuần (từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 1 năm 1960) nhân dân 47 xã thuộc các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thanh, Ba Trị, Thạnh Phú đã nhất tề nổi dậy phá đồn bốt, diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai trị của ngụy quyền, giải phóng 22 xã.

Ở miền Đông Nam Bộ, sau những trận đánh liên tiếp vào đồn bốt địch của các đơn vị vũ trang tập trung của các tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường, Long An, Rạch Giá, Trà Vinh… Xứ ủy Nam Bộ đẩy mạnh hoạt động của bộ đội tập trung, tổ chức những trận đánh, thối động toàn miền, thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, đồng thời lấy vũ khí địch trang bị cho lực lượng vũ trang của ta.

Thực hiện chủ trương của Xứ ủy, đầu tháng 1 năm 1960, Hội nghị cán bộ quân sự miền Đông Nam Bộ họp tại Bàu Giá (Tây Ninh) bàn kế hoạch tập trung lực lượng đánh cứ điểm Tua Hai của Sư đoàn 21 ngụy.

Sau chiến thắng Tua Hai, quân và dân Tây Ninh nổi dậy chiếm đồn, giải phóng xã ấp, nhiều đồn bốt trên đường số 22 từ Tây Ninh đến biên giới Campuchia, trên lỉnh lộ 3 và 4, địch bỏ chạy. Tề, dân vệ tan rã.

Trong khi phong trào Đồng khởi đang lên cao trên toàn miền Nam, đặc biệt là Nam Bộ thì ở Bến Tre, Diệm huy động quân lính ở các nơi khác vào đánh ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh. Chúng lục soát, tìm diệt lực lưỡng vũ trang và cơ quan đầu não của ta ở các tỉnh... chúng quyết dập phong trào Đồng khởi của ta ở ba xã thí điểm.

Trước tình hình đó, Tỉnh ủy quyết định phát động quần chúng đấu tranh chính trị trực diện với địch, huy động phụ nữ kéo ra quận, tố cáo tội ác của

47

địch, đòi chúng phải rút quân, đồng thời kết hợp với lực lượng vũ trang bám trụ bên trong, lừa thế đánh địch, bảo vệ cơ quan lãnh đạo và nhân dân.

Ngày 1-4-1960, nhân dân ba xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp tiến hành cuộc “tản cư ngược” ở thị trấn Mỏ Cày. Hàng ngàn phụ nữ với hàng chục ghe thuyền chở theo đồ dùng đi "lánh nạn". Hàng vạn đồng bào từ nơi khác cũng tiến hành cuộc "tản cư ngược", gặp quận trưởng, tỉnh trưởng là tố cáo tội ác của lính thủy đánh bộ. Đến ngày 20-4-1960, địch phải rút khỏi ba xã.

Trước phong trào Đồng khởi đang lên cao, ngày 31-1-1960, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra "Chỉ thị về công tác trước mắt của Đảng bộ Nam Bộ", tiếp đó 12-2-1960, Bộ Chính trị ra "Chỉ thị về phương hướng công tác trước mắt của Đảng bộ miền Nam", trong đó nếu rõ nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là "lấy lực lượng đấu tranh chính trị của quần chúng rộng rãi, chủ yếu là lực lượng của công nông, chống chính sách khủng bố, boc lột và âm mưu gây chiến của địch để giữ vững, củng cố và súc tích lực lượng, tích cực mở rộng mặt trận, chuẩn bị lực lượng để có thể kịp thời lật đổ chế độ Mỹ - Diệm khi có thời cơ" [63].

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 8-3-1960, Thường vụ Xứ ủy Nam bộ đề ra Phương hướng công tác trước mắt cho toàn bộ Đảng bộ. Tiếp đó, ngày 22-4-1960, Thường vụ Xứ Uỷ ra chỉ thị cho các cấp bộ Đảng phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên quần chúng.

Phong trào Đòng khởi (đợt 1) ở các tỉnh Nam Bộ đã làm tê liệt hầu hết các ban tề, ấp. xã tan rã. Chính quyền của địch tại 895 xã trong tổng số 1193 xã tan rã, Hàng loạt khu dinh điền, khu trù mật, khu tập trung của Mỹ - ngụy bị phá tan. Lực lường vũ trang nhân dân phát triển mạnh. Miền Đông Nam Bộ xây dựng được 40 trung đội tập trung và 60 đội tự vệ vũ trang; miền Trung Nam Bộ xây dựng được 36 trung đội và 60 đội tự vệ xã; miền Tây Nam Bộ

48

xây dựng được 37 trung đội và 150 đội tự vệ xã [62, tr.136]. Công tác phục hồi và phát triển đảng viên, cơ sở Đảng đạt nhiều kết quả.

Tháng 7-1960, Xứ ủy họp Hội nghị lần thứ 5 chủ trương tiếp tục mở rộng phong trào Đồng khởi trên khắp các địa bàn Nam Bộ.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Xứ ủy lần thứ năm, quân và dân Nam Bộ đồng loạt nổi dậy. Tại Cà Mau, ngày 14-9, Tiểu đoàn U Minh tiến công tiêu diệt chi khu quận lỵ sông Ông Đốc. Cuộc Đồng khởi giành thắng lợi. Ta làm chủ hầu hết các vùng nông thôn.

Tại các tỉnh Rạch Giá, đến đầu tháng 10-1960, ta đã giải phóng 15 xã, 350 ấp với hàng vạn dân. Ở Sóc Trăng ta giải phóng 13 xã với trên 50 ngàn dân. Tại Trà Vinh ta đã giải phóng 12 xã, 14 ấp. Tại Vĩnh Long ta làm chủ 30 xã với trên 45.000 dân [62, tr139].

Ngày 23-9-1960, Liên tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ quyết định phát động nhân dân Đồng khởi đợt 2. Nhân dân miền Trung Nam Bộ đã tiến hành cuộc đấu tranh chính trị trực diện chống địch khủng bố, càn quét, nhân dân phối hợp với các lực lượng vũ trang và nội tuyến, bức hàng và sang bằng nhiều đồn bốt, truy quét tề diệp, ác ôn.

Ta đã giải phóng nhiều xã trong miền Trung Nam Bộ: tại Bến Tre, nhân dân làm chủ 300/500 ấp, giải phóng 50/151 xã. Tại Kiến Phong ta giải phóng hoàn toàn 7 xã, bức rút 9 đồn, diệt 12 đồn. Nhân dân Kiến Tường giải phóng 9 xã và một số ấp. Tại Long An, nhân dân giải phóng hoàn toàn 12 xã, giải phóng cơ bản 67 xã [62, tr.140]...

Tại miền Đông Nam Bộ và khu Sài Gòn - Chợ Lớn, phong trào Đồng Khởi phát triển mạnh mẽ ở các vũng nông thôn. Tính đến cuối 1960, đã có 895/1193 xã ở miền Đông Nam Bộ vùng lên phá thế kìm kẹp cảu địch, lập chính quyền tự quản [62, tr141].

49

Cũng trong phong trào Đồng khởi, lực lượng vũ trang đã phát triển mạnh. Các đội tự vệ, du kích xã có hàng nghìn người. Cở sở đảng được phục hồi nhanh chóng...

Trên đà thắng lợi, thực hiện nghị quyết 15 của Trung ương Đảng về việc thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ - Diệm, ngày 20-12- 1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam đã họp và tuyên bố thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của phong trào cách mạng miền Nam. Mặt trận ra đời kịp thời đáp ứng yêu cầu của cách mạng và mong đợi của nhân dân.

Phong trào Đông khởi của nhân dân miền Nam nói chúng và nhân dân Nam Bộ nói riêng là một đòn mạnh mẽ đánh vào chính sách cai trị độc tài phát xít của Ngô Đình Diệm. Thắng lợi đó có được là do có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân dân đồng lòng. Ở một phạm vi nhỏ hơn, thắng lợi của phong trào Đồng khởi cũng nhờ ta có những cơ sở chính trị, căn cứ cách mạng để nuôi dấu cán bộ, các căn cứ cũng là nơi để ta có thể đặt những cơ quan lãnh đạo cách mạng của ta, đây chính là nhân tố quan trọng để cách mạng đi tới thắng lợi.

* Tiểu kết chương 2

Bước vào những năm 1958-1960, cách mạng miền Nam mặc dù đặt dưới sự khủng bố trắng của địch và tổn thất nặng nề nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo kịp thời của Xứ ủy, lực lượng ta đã đứng vững, từng bước phát triển tiến lên Đồng khởi. Công tác chỉ đạo xây dựng căn cứ địa thời kì này được đặc biệt chú ý. Chiến khu Đ và U Minh cũng như các căn cứ khác ở Nam Bộ đã được mở rộng và phát triển mạnh, Đây là nơi nuôi dấu cán bộ, nơi đứng chân của lực lượng vũ trang của ta vì vậy vấn đề xây dựng và phát triển các khu căn cứ này có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của cách mạng. Thời kì này, cách mạng miền Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng đang

50

cần một “tiểng nổ lớn” để giải tỏa hết những mong đợi của nhân daanm của lực lượng cách mạng đã và đang bị địch khủng bố. Các căn cứ được mở rộng sẽ tạo một chỗ đứng vững chắc để cho ta phát động phong trào khi có điều kiện. Vào giữa năm 1959, khi yêu cầu cách mạng đã lên cao, Đảng đã phát động nhân dân miền Nam tiến hành phong trào Đồng Khởi trên toàn miền.

51

Chương 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA Ở NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,

CỨU NƯỚC (1954-1960)

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA TẠI NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC THỜI KÌ 1954 - 1960 (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)